2 CHƯƠNG : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ HIỆU
2.3.2 Hiệu quả xã hội của xuất khẩu lao động
Từ năm 1991 đến nay, chúng ta đã từng bước củng cố, phát triển XKLĐ và tham gia tích cực vào thị trường lao động quốc tế. Xuất khẩu lao động đã giải quyết việc làm cho 746332 người, giảm bớt một phần sức ép việc làm trong nước. Nhờ có XKLĐ mà đời sống một bộ phận người lao động và gia đình họ được cải thiện và nâng cao rõ rệt, một số làng quê được đổi mới, trình độ dân trí được tăng lên, an ninh trật tự xã hội được duy trì và củng cố, các tệ nạn xã hội phần nào được đẩy lùi. Một số lao động sau khi về nước đã dùng nguồn vốn tích lũy để mở mang, phát triển kinh doanh, sản xuất tạo việc làm cho bản thân, gia đình cũng như xã hội. Thơng qua XKLĐ chúng ta đã tạo được một đội ngũ lao động có trình độ chun môn, ngoại ngữ, tay nghề, khả năng tiếp cận với cơng nghệ mới, có tác phong cơng nghiệp, có trình độ và kinh nghiệm quản lí. Đại bộ phận người lao động về nước đã phát huy tốt năng lực của mình trong cơng việc mới và góp phần vào việc cải tạo cơ cấu lao động trong nước từng bước đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nhờ có xuất khẩu lao động mà quan hệ kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội giữa Việt Nam với các nước được củng cố và phát triển, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các dân tộc, thị trường xuất khẩu hàng hóa được mở rộng, thúc đẩy đầu tư nước ngồi. Chính sách cho người lao động, nhất là đối tượng chính sách vay tín dụng để lo chi phí trước khi đi XKLĐ từ năm 2003 đã phát huy tốt tác dụng, làm cho số LĐ được tham gia XKLĐ nhiều hơn, hoạt động XKLĐ gắn
kết chặt chẽ hơn với chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước: xóa đói, giảm nghèo, thực hiện cơng bằng xã hội.
3 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG HÀN QUỐC 3.1 Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc
3.1.1 Cơ hội
XKLĐ là chiến lược quan trọng và lâu dài, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Trong xu thế tồn cầu hóa, hoạt động xuất khẩu lao động là một mảng hợp tác quan trọng của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới đem lại lợi ích cho các bên. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam là một vấn đề bức thiết cần được đặt ra.
Tình trạng thiếu hụt lao động của Hàn Quốc, quan hệ ngoại giao Việt - Hàn cũng như sự kiện tái kí kết bản ghi nhớ đặc biệt về XKLĐ với Hàn Quốc đều mở ra cơ hội cho XKLĐ Việt Nam.
- Tình trạng thiếu hụt lao động của Hàn Quốc
Cơ hội cho XKLĐ Việt Nam vẫn nằm ở các thị trường truyền thống tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam như Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia... có nền kinh tế tăng trưởng và vẫn có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động nước ngồi, trong đó có lao động Việt Nam. Hàn Quốc là một quốc gia đầu tư mạnh vào giáo dục với rất nhiều trường đại học uy tín. Tuy nhiên, với tỷ lệ thất nghiệp sau khi ra trường ngày càng tăng, chính phủ đã phải tổ chức một chiến dịch khuyến khích giới trẻ bỏ qua con đường học lên đại học hoặc cao đẳng, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn nhân lực vừa tốt nghiệp trung học. Tình trạng thiếu nhân lực của Hàn Quốc vẫn diễn ra và lao động Việt Nam là một trong những lựa chọn hàng đầu của các chủ sử dụng lao động Hàn Quốc.
Hàn Quốc vẫn tiếp tục coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á, là điểm đến bổ sung cho thị trường Trung Quốc đã bị bão hòa (Trung Quốc+1) do Việt Nam có sự ổn định về chính trị - xã hội, chi phí sản xuất cịn tương đối thấp, lực lượng lao động và tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đã thiết lập được mạng lưới cung ứng ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp, tận dụng được thị trường tự do ASEAN (AFTA) và cơ chế Hiệp định FTA Hàn Quốc -ASEAN. Hàn Quốc cũng đang xúc tiến đàm phán FTA với Việt Nam, trong đó bao hàm cả lĩnh vực đầu tư, thương mại hàng hóa và dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ (IPR).
- Tái kí kết bản ghi nhớ về XKLĐ với Hàn Quốc
Ngày 15/4/2015, trong khuôn khổ hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã ký lại Biên bản ghi nhớ (MOU) đặc biệt về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm (EPS) của Hàn Quốc cho phép 2.900 lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc trong các ngành nghề sản xuất chế tạo, xây dựng và nông nghiệp. Đây là bản MOU đặc biệt lần thứ 2 được ký sau khi MOU đặc biệt lần thứ nhất hết hạn vào 31/12/2014. Việc ký lại lần này phản ánh sự nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các biện pháp giảm lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã có những hiệu quả bước đầu được Hàn Quốc ghi nhận. Bản MOU đặc biệt này hướng tới 2 nhóm đối tượng, gồm: những lao động đã thi đỗ trong các kỳ thi tiếng Hàn tháng 12/2011, tháng 5/2012, tháng 8/2012 và tháng 3/2014 vừa qua nhưng chưa được người sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn và những lao động về nước đúng thời hạn và đã đạt một trong các kỳ thi tiếng Hàn đặc biệt tổ chức sau tháng 12/2011 mà chưa được người sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn. Bản ghi nhớ này được coi là một bước đệm mở ra một cơ hội mới cho lao động Việt Nam sang thị trường đầy tiềm năng này.Bộ lao động Hàn Quốc
cũng quyết định dỡ bỏ lệnh cấm nếu Việt Nam phác thảo một lộ trình từ năm 2016 – 2018 nhằm khống chế được tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp.
3.1.2 Thách thức
Phát triển XKLĐ Việt Nam bên cạnh những cơ hội cũng gặp phải những thách thức, đặc biệt là phát triển XKLĐ sang thị trường Hàn Quốc.
- Cơ hội việc làm kỹ năng thấp tại các nước tiếp nhận có xu hướng giảm
Theo đánh giá của chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Hội nghị bàn tròn do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) về di cư lao động khu vực châu Á, diễn ra tại Tokyo năm 2012 thì xu hướng di cư lao động của các nước châu Á trong 5 năm trở lại đây đã dịch chuyển dần đến các nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Úc, Thụy Điển... do thu nhập tại các nước này khá cao đồng nghĩa với các tiêu chuẩn tiếp nhận lao động nước ngồi cao hơn về trình độ ngoại ngữ và tay nghề. Theo phân tích của chuyên gia Tổ chức lao động quốc tế ILO khu vực châu Á, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam di cư gần như thấp nhất, chỉ cao hơn Lào, trong khi đó tuổi trung bình của lao động di cư nước ta được xếp hàng khá trẻ. Theo dự báo, đến năm 2030 thì tốc độ già hóa tuổi lao động của Việt Nam sẽ chậm hơn nhiều so với Trung Quốc và Thái Lan, tuy nhiên tỷ lệ lao động di cư có kỹ năng thấp của lao động Việt Nam vẫn còn khá cao. Trong khi đó, xu hướng việc làm kỹ năng thấp tại các nước tiếp nhận giảm dần từ 40% (trong tổng số việc làm) năm 2006 xuống còn 31% năm 2010. Điều này cho thấy, việc tăng cường đào tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam cần được đặc biệt chú trọng trong giai đoạn tới, để nắm bắt các cơ hội việc làm chất lượng cao.
- Cạnh tranh lao động gay gắt trên thế giới và trong khu vực
Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh của rất nhiều quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Singapore, Trung Quốc, Thái Lan khi mà năng suất lao động
của người lao động Việt Nam còn thua xa so với các nước này và giá thuê nhân cơng rẻ khơng cịn là một lợi thế của Việt Nam.
- Nỗ lực giảm thiểu lao động nhập khẩu của Hàn Quốc
Thứ ba, trong thời gian tới, Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động trong nước, đặc biệt là những lao động trẻ, có trình độ cao, hướng tới đào tạo nghề sát với thực tế để hạn chế nhập khẩu lao động từ bên ngoài. Điều này sẽ làm thu hẹp thị trường lao động Hàn Quốc đối với Việt Nam
3.2 Phương hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động Việt Namtrong thời gian tới. Việt Namtrong thời gian tới.
Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X đã tiếp tục khẳng định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020 là tiếp tục đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hồn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X có nêu rõ: “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt xuất khẩu lao động đã qua đào tạo nghề, lao động nông nghiệp”.
Trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội đất nước và quan điểm phát triển XKLĐ trong thời gian tới, XKLĐ Việt Nam xác định những phương hướng và phấn đấu đạt mục tiêu quan trọng về thị trường, số lượng và cơ cấu lao động, hiệu quả kinh tế - xã hội, cơ chế và bộ máy quản lí XKLĐ đến năm 2020 như sau:
3.2.1 Về thị trường xuất khẩu lao động
Trong những năm tới, xây dựng và phát triển một hệ thống thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam theo hướng: Ưu tiên đưa lao động đến những thị
trường thu nhập cao, có điều kiện văn hóa xã hội tương đương Việt Nam, có mơi trường sống và lao động an tồn, có luật pháp bảo vệ quyền lợi người lao động nước ngoài. Ổn định và tăng dần thị phần tại thị trường trọng điểm Đông Bắc Á. Củng cố, duy trì và giữ vững thị trường Đông Nam Á. Tăng cường thị phần thị trường hiện có, tăng cường chương trình hợp tác chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp. Tăng cường XKLĐ thuyền viên, ưu tiên đưa các thủy thủ đoàn lên làm việc tại các tàu vận tải biển quốc tế.
3.2.2 Về số lượng lao động xuất khẩu
Phấn đầu giai đoạn 2018-2020đưa được 330 ngàn người tức là bình quân khoảng 110 ngàn người/năm. Điều đáng lưu ý ở đây là chúng ta sẽ không XKLĐ bằng mọi giá mà sẽ lấy chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội làm kim chỉ nam cho XKLĐ trong thời gian tới. Căn cứ vào nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam của thị trường nước ngoài, khả năng đáp ứng của nguồn lao động nước ta, tốc độ phát triển XKLĐ thời gian qua, số lượng lao động xuất khẩu đến năm 2020 được dự báo như sau:
Bảng 3.1. Dự báo số lượng lao động xuất khẩu Việt Nam thời gian tới. Đơn vị tính: người STT Thị trường 2018 2020 1 Nhật Bản 11000 15000 2 Hàn Quốc 15000 18000 3 Đài Loan 32000 32000 4 Ma Cao 5000 5000 5 Đông Nam Á 6000 6000 6 Trung Đông 8000 8000 7 Nga 4000 6000
3.2.3 Về cơ cấu lao động xuất khẩu
Mục tiêu phấn đấu năm 2018 đạt khoảng 75% lao động xuất khẩu qua đào tạo trong đó 30% có trình độ chun mơn kĩ thuật cao, đến năm 2020 chấm dứt hồn tồn việc XKLĐ phổ thơng, phấn đấu 100% lao động xuất khẩu qua đào tạo trong đó 50% có trình độ chun mơn kĩ thuật cao. Qua việc phân tích về khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam của thị trường lao động nước ngồi, ta có thể tổng hợp cầu XKLĐ Việt Nam đến năm 2020 với các ngành nghề như: xây dựng, cơ khí (hàn, tiện, cơ điện), may mặc, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin, dịch vụ nhà hàng khách sạn, bán hàng, sĩ quan, thuyền viên, dịch vụ xã hội, nông lâm nghiệp được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 3.2. Dự đoán cơ cấu lao động xuất khẩu giai đoạn 2018 – 2020
Nghề Xây dựng Cơ khí May mặc Điện tử Cơng nghệ thông tin Khách sạn Sĩ quan, thuyền viên Nông lâm nghiệp Nhật Bản x x x x x x x Hàn Quốc x x x x x x x Đài Loan x x x x x x Singapore x x x x x Ma Cao x x x x
Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Trong cơ cấu nghề, cần gắn liền việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài với việc phát triển nguồn nhân lực cho công cuộc CNH, HĐH đất nước, nhắm tới những ngành nghề kĩ thuật hiện đại, công nghệ cao, những lĩnh vực mà thị trường lao động có nhu cầu trong tương lai theo hướng sau:
Đẩy mạnh cung ứng lao động xây dựng, hình thành các đơn vị xây dựng đủ điều kiện đấu thầu, nhận thầu quốc tế các cơng trình xây dựng ở nước ngồi và đưa người lao động đến làm việc tại cơng trình này. Đưa lao động cơ khí hiện đại, điện – điện tử, công nghệ thông tin đến các nước công nghiệp phát triển làm việc nhằm tăng thu nhập cho người lao động và tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động. Mở rộng XKLĐ dịch vụ trong các lĩnh vực kiểm tốn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, nhà hàng khách sạn, dịch vụ xã hội và gia đình đến quốc gia có thu nhập cao và có nền văn hóa tương đồng với Việt Nam. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh việc đưa sĩ quan, thuyền viên, thủy thủ làm việc trên tàu vận tải biển.
Đảm bảo tỉ lệ nam, nữ lao động hợp lí, tăng độ tuổi trung bình của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài để đảm bảo về thể lực, tinh thần, tay nghề và nhận thức của người lao động. Tăng tỉ trọng lao động xuất thân từ nông thôn, vùng sâu, vùng xa vừa đáp ứng nhu cầu công ăn việc làm vừa thực hiện tốt chính sách xã hội, chính sách đối với các đồng bào dân tộc thiểu số.
- Về cơ chế và bộ máy quản lí XKLĐ
Thống nhất quản lí nhà nước về XKLĐ, kiện toàn và xây dựng bộ máy nhà nước đủ mạnh trong tình hình mới, củng cố và tổ chức lại Cục quản lí lao động ngoài nước thuộc Bộ lao động Thương binh và Xã hội, hệ thống các ban quản lí lao động ở nước ngoài, hỗ trợ và tạo hành lang pháp lý cho các văn phòng đại diện của doanh nghiệp XKLĐ ở nước ngoài hoạt động.
Tiến hành cải cách hành chính trong hoạt động XKLĐ theo hướng thơng thống, hiệu quả nhưng đảm bảo việc quản lí nhà nước về XKLĐ theo pháp luật, giảm thủ tục gây phiền hà cho người lao động và doanh nghiệp XKLĐ, giảm đến mức thấp nhất chi phí đóng góp của người lao động.
Thực hiện XKLĐ gắn với các chiến lược, chương trình, dự án phát triển nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội trong từng bước đi, phù hợp với từng trình độ phát triển, đẩy mạnh XKLĐ gắn với tăng trưởng kinh tế bền vững, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội.
Xác định XKLĐ là trách nhiệm của tồn xã hội, khuyến khích và huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các bên trong hoạt động XKLĐ.