Về cơ cấu lao động xuất khẩu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động của việt nam sang hàn quốc (Trang 53 - 57)

2 CHƯƠNG : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ HIỆU

3.2 Phương hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động

3.2.3 Về cơ cấu lao động xuất khẩu

Mục tiêu phấn đấu năm 2018 đạt khoảng 75% lao động xuất khẩu qua đào tạo trong đó 30% có trình độ chun mơn kĩ thuật cao, đến năm 2020 chấm dứt hồn tồn việc XKLĐ phổ thơng, phấn đấu 100% lao động xuất khẩu qua đào tạo trong đó 50% có trình độ chun mơn kĩ thuật cao. Qua việc phân tích về khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam của thị trường lao động nước ngoài, ta có thể tổng hợp cầu XKLĐ Việt Nam đến năm 2020 với các ngành nghề như: xây dựng, cơ khí (hàn, tiện, cơ điện), may mặc, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin, dịch vụ nhà hàng khách sạn, bán hàng, sĩ quan, thuyền viên, dịch vụ xã hội, nông lâm nghiệp được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.2. Dự đoán cơ cấu lao động xuất khẩu giai đoạn 2018 – 2020

Nghề Xây dựng Cơ khí May mặc Điện tử Công nghệ thông tin Khách sạn Sĩ quan, thuyền viên Nông lâm nghiệp Nhật Bản x x x x x x x Hàn Quốc x x x x x x x Đài Loan x x x x x x Singapore x x x x x Ma Cao x x x x

Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Trong cơ cấu nghề, cần gắn liền việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài với việc phát triển nguồn nhân lực cho công cuộc CNH, HĐH đất nước, nhắm tới những ngành nghề kĩ thuật hiện đại, công nghệ cao, những lĩnh vực mà thị trường lao động có nhu cầu trong tương lai theo hướng sau:

Đẩy mạnh cung ứng lao động xây dựng, hình thành các đơn vị xây dựng đủ điều kiện đấu thầu, nhận thầu quốc tế các cơng trình xây dựng ở nước ngoài và đưa người lao động đến làm việc tại cơng trình này. Đưa lao động cơ khí hiện đại, điện – điện tử, công nghệ thông tin đến các nước công nghiệp phát triển làm việc nhằm tăng thu nhập cho người lao động và tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động. Mở rộng XKLĐ dịch vụ trong các lĩnh vực kiểm tốn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, nhà hàng khách sạn, dịch vụ xã hội và gia đình đến quốc gia có thu nhập cao và có nền văn hóa tương đồng với Việt Nam. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh việc đưa sĩ quan, thuyền viên, thủy thủ làm việc trên tàu vận tải biển.

Đảm bảo tỉ lệ nam, nữ lao động hợp lí, tăng độ tuổi trung bình của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài để đảm bảo về thể lực, tinh thần, tay nghề và nhận thức của người lao động. Tăng tỉ trọng lao động xuất thân từ nông thôn, vùng sâu, vùng xa vừa đáp ứng nhu cầu công ăn việc làm vừa thực hiện tốt chính sách xã hội, chính sách đối với các đồng bào dân tộc thiểu số.

- Về cơ chế và bộ máy quản lí XKLĐ

Thống nhất quản lí nhà nước về XKLĐ, kiện toàn và xây dựng bộ máy nhà nước đủ mạnh trong tình hình mới, củng cố và tổ chức lại Cục quản lí lao động ngồi nước thuộc Bộ lao động Thương binh và Xã hội, hệ thống các ban quản lí lao động ở nước ngồi, hỗ trợ và tạo hành lang pháp lý cho các văn phòng đại diện của doanh nghiệp XKLĐ ở nước ngoài hoạt động.

Tiến hành cải cách hành chính trong hoạt động XKLĐ theo hướng thơng thoáng, hiệu quả nhưng đảm bảo việc quản lí nhà nước về XKLĐ theo pháp luật, giảm thủ tục gây phiền hà cho người lao động và doanh nghiệp XKLĐ, giảm đến mức thấp nhất chi phí đóng góp của người lao động.

Thực hiện XKLĐ gắn với các chiến lược, chương trình, dự án phát triển nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội trong từng bước đi, phù hợp với từng trình độ phát triển, đẩy mạnh XKLĐ gắn với tăng trưởng kinh tế bền vững, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự và an tồn xã hội.

Xác định XKLĐ là trách nhiệm của toàn xã hội, khuyến khích và huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các bên trong hoạt động XKLĐ. Nhà nước là trung tâm, trụ cột của hệ thống chính trị-xã hội có nhiệm vụ định hướng, tạo lập cơ chế chính sách, hệ thống văn bản pháp luật, giám sát, kiểm tra, uốn nắn, đầu tư, hỗ trợ phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp XKLĐ cần đầu tư vốn, kinh nghiệm, khoa học công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ ngoại ngữ, phẩm chất tốt, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động trong và ngoài nước, tăng cường quyền tự chủ, chủ động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật để hội nhập tích cực vào thị trường quốc tế. Người lao động cần xác định rõ mục đích đi lao động ở nước ngồi, phấn đấu học nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng và tu dưỡng đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật để nâng cao chất lượng sức lao động (thể lực, tâm lực, trí lực) nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Tăng cường quyền tự chủ cho doanh nghiệp, mở rộng đối tượng tham gia XKLĐ, nhà nước tạo mọi điều kiện cho mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện theo luật định tham gia vào hoạt động XKLĐ, Nhà nước quản lí XKLĐ thơng qua pháp luật và các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô.

Củng cố lại hệ thống các doanh nghiệp xuất khẩu lao động hiện có, thu hồi giấy phép các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, vi phạm pháp luật, tăng số lượng các doanh nghiệp chuyên trách, xây dựng những tổng công ty, tập

đoàn mạnh về con người, vốn và thị trường, phấn đấu đến năm 2015 có trên 30 doanh nghiệp và năm 2020 có trên 40 doanh nghiệp với quy mô lao động xuất khẩu trên 1500 người/năm, hình thành một đội ngũ doanh nghiệp làm cơng tác XKLĐ có tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Hoàn thiện và nhân rộng mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp XKLĐ và chính quyền, đồn thể địa phương, hỗ trợ, tạo điều kiện cho mọi người có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nhất là lao động vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với thông tin, cơ chế, thị trường và doanh nghiệp XKLĐ.

- Hiệu quả kinh tế - xã hội của XKLĐ

Cùng với việc nâng dần chất lượng lao động xuất khẩu nhằm duy trì số lượng lao động làm việc ở nước ngồi từ 600 nghìn đến 650 nghìn người vào năm 2018 và 150 nghìn người vào năm 2020 chiếm từ 1% đến 1,5% lực lượng lao động cả nước, giải quyết 5% đến 6% nhu cầu việc làm của người lao động hàng năm, góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo, đồng thời đảm bảo và tăng thu nhập cho người lao động làm tăng hiệu quả XKLĐ, phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Nhà nước chủ trương và tạo nhiều kênh cho lao động xuất khẩu có điều kiện chuyển tiền về cho gia đình, thân nhân trong cả nước, có chính sách hậu XKLĐ hợp lí, phấn đấu duy trì kim ngạch XKLĐ bình quân hàng năm trong giai đoạn 2018-2020 là 2,8 đến 3,0 tỷ USD.

Thông qua XKLĐ để đẩy mạnh quan hệ ngoại giao và giao lưu quốc tế, làm cho các nước hiểu rõ hơn về con người và đất nước Việt Nam đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa dịch vụ.

Thơng qua XKLĐ nhằm đạo tạo một đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ ngoại ngữ, có tác phong cơng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu lao động trong nước, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động của việt nam sang hàn quốc (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)