Xuất khẩu gạo của Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo việt nam (Trang 31 - 36)

2.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

Ở Việt Nam, sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất cổ truyền, có từ lâu đời và gắn liền với lịch sử phát triển nông nghiệp. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu độc canh cây lúa (năm 1931 lúa chiếm trên 90% giá trị sản lượng nông nghiệp), Việt Nam đã và đang từng bước chuyển sang một nền nông nghiệp đa canh. Tuy nhiên, sản xuất lúa vẫn luôn giữ vị trí hàng đầu với tỷ trọng cao về diện tích cũng như sản lượng. Trên 60% dân số Việt Nam hiện nay vẫn sống bằng nghề trồng lúa nước.

Diện tích trồng lúa của Việt Nam năm 2015 đạt khoảng 7,351 nghìn ha, tăng 0,23% so với năm 2014. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, những nhờ đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao, người nông dân có kiến thức kinh nghiệm phong phú nên năng suất lúa bình quân của Việt Nam năm 2015 đạt 53,1 tạ/ha tăng 0,19% so với 53,0 tạ/ha năm 2014. Sản lượng lúa gạo của Việt Nam vẫn duy trì ở mức ổn định, không biến động nhiều so với năm 2014. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo quý 1/2016 của Việt Nam đạt 1,850 triệu tấn, trị giá 774 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu có xu hướng giảm mạnh trong tháng 3 so với cùng kỳ năm 2015. Nguyên nhân khiến cho xuất khẩu gạo Việt Nam sụt giảm trong thời gian này chủ yếu xuất phát từ sự sụt giảm của thị trường Philippines.

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa giai đoạn 1995- 2015

Trong giai đoạn 2010 - 2015 diện tích trồng lúa tăng đều qua các năm. Nhìn chung, sản xuất lúa của Việt Nam không ngừng tăng lên về diện tích gieo trồng, sản lượng và năng suất nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, tổng hòa các yếu tố giống mới, phân bón thủy lợi và kỹ thuật canh tác lúa.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam dự báo, sản lượng gạo của năm 2018 ước tính đạt mức 7,1-7,4 triệu tấn, tăng lên so với mức dự báo cuối năm 2016 (dự kiến 5,5-6,1 triệu tấn). Còn Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc thì dự báo lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm 6% xuống còn 6,5 triệu tấn. Xét về sản lượng gạo, năm 2009 Việt Nam đứng thứ 5 sau Trung Quốc (197 triệu tấn), Ấn Độ (131 triệu tấn), Indonesia (64 triệu tấn) và Banglades (45 triệu tấn).Xét về thứ hạng trong nước, theo sản lượng, gạo là sản phẩm nông nhiệp hàng đầu của Việt Nam với tổng sản lượng (năm 2009) là 38,9 triệu tấn, tính ra tiền là 10,4 tỷ USD.

2.2.2. Tình hình tiêu thụ gạo của Việt Nam

Trong những năm gần ( 2010- 2016) đây thì tình hình tiêu thụ lúa gạo không có nhiều biến động lớn, mặc dù quy mô dân số vẫn ngày càng tăng cao và gạo vẫn được coi là nguồn lương thực thiết yếu. Nguyên nhân là do đời sống người dân ngày được nâng lên nên lượng gạo trong khẩu phần của mỗi gia đình đã giảm xuống. Cụ thể là:

Về tình hình tiêu thụ trong nước:Bộ NN&PTNT tính toán lượng gạo tiêu thụ bình quân trên đầu người của Việt Nam hiện nay là 136,8 kg/ năm. Bộ cũng dựa vào con số này để tính toán sản xuất và tiêu thụ gạo trong tương lai để bảo đảm an ninh lương thực. Ở thành thị tiêu thụ gạo thấp hơn ở nông thôn. Do dân số tăng, mỗi năm tiêu thụ gạo nội địa tăng thêm 150.000 tấn gạo.

Dòng gạo cao cấp Việt Nam đang ngày càng chiếm ưu thế với mức giá liên tục tăng. Lợi nhuận mà dòng sản phẩm cao cấp mang lại hấp dẫn hơn nhiều so với hàng phổ thông và cấp thấp. Dòng sản phẩm gạo dược liệu (gạo

có hàm lượng dinh dưỡng cao) cũng hút hàng. Thực tế cho thấy một bộ phận người Việt Nam có điều kiện kinh tế cũng có nhu cầu ăn gạo cao cấp, gạo dược liệu giàu dinh dưỡng. Ví dụ như loại gạo Ngọc đỏ hương dứa, cho 8,75% protein, 1,85% glucose và 9,84mg chất sắt... trong 100 gr gạo, rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi và người bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường... Lúa dược liệu có năng suất khá cao (5-8 tấn/ha, tùy vụ), giá bán cao nhưng vì loại này mới có gần đây, chưa được sản xuất đại trà, có bao nhiêu doanh nghiệp mua hết bấy nhiêu nên người tiêu dùng chưa có cơ hội mua sử dụng thử. Vì vậy, Bộ NN&PTNT đã định hướng cho các địa phương quy hoạch, phát triển các vùng nguyên liệu lúa gạo theo từng phân khúc thị trường. Bên cạnh việc yêu cầu giảm tối đa diện tích lúa IR50404, đồng thời tăng diện tích lúa thơm và lúa gạo dinh dưỡng để ngoài việc sản xuất để xuất khẩu thì doanh nghiệp có thể mở rộng diện tích, đưa sản phẩm ra thị trường trong nước nhiều hơn để người tiêu dùng được tiếp cận, đánh giá và lựa chọn.Nguồn hàng của các loại thực phẩm khác luôn có sẵn trên thị trường cũng khiến cho lượng tiêu thụ gạo bình quân đầu người sụt giảm. Lượng gạo tiêu thụ đầu người hàng tháng tại các khu vực đô thị thường thấp hơn so với khu vực nông thôn. Cũng phải nói thêm, sản lượng gạo tiêu thụ tại các khu vực đô thị cũng đang trên đà giảm nhanh. Mặc dù lượng gạo tiêu thụ bình quân đầu người hiện nay đang giảm nhưng với tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm khoảng một triệu người nên tổng sản lượng gạo tiêu thụ vẫn tiếp tục tăng.

Về tình hình xuất khẩu gạo: Năm 1989, Việt Nam chính thức tham gia vào thị trường lúa gạo thế giới với số lượng gạo xuất khẩu khá lớn là 1,4 triệu tấn, thu về 290 triệu USD với giá bình quân là 204 USD/tấn. Với thế mạnh là nước nông nghiệp và có hai đồng bằng trồng lúa lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, gạo luôn là một trong những loại nông sản chủ lực của nước ta. Các hiệp định thương mại tự do cũng giúp Việt Nam

mở cửa nhiều thị trường khác nhau, giúp tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo.

Bảng 2.2: Sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo qua các năm

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, tính đến hết ngày 15/3/2017, cả nước xuất khẩu được hơn 1 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt hơn 439 triệu USD, đạt bình quân 10 triệu đồng/tấn. Cả lượng và kim ngạch đều giảm so với cùng kỳ năm 2016, với lượng xuất khẩu ước đạt kỳ 1 tháng 3/2016 là 1,2 triệu tấn, kim ngạch đạt hơn 550 triệu USD, giá xuất khẩu bình quân hơn 10,5 triệu đồng/tấn.

Về lượng và giá, trong năm 2016 so với các năm trước đều giảm về lượng, còn giá biến đổi thất thường. Về lượng gạo xuất khẩu, năm 2016 theo Tổng cục Hải quan, cả nước xuất khẩu hơn 4,8 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,1 tỷ USD, giá bình quân là khoảng 9,8 triệu đồng/tấn, tăng hơn 500.000 đồng/tấn so với giá năm 2015 nhưng giảm khoảng 600.000 đồng/tấn so với năm 2014.

Quan trọng hơn là gạo xuất khẩu giảm mạnh về lượng, năm 2016 ghi nhận giảm mạnh khoảng 2 triệu tấn so với lượng gạo xuất khẩu năm 2015 và hơn 1,5 triệu tấn so với năm 2014. Lượng gạo xuất khẩu của năm 2016 ở nhiều thị trường trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia và Philippines giảm mạnh, trong đó Trung Quốc giảm hơn 50%, Philippines giảm hơn 25%.

Mặc dù được xuất khẩu sang nhiều quốc gia, nhưng một số thị trường nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam phải kể đến là:

Trung Quốc: Với dân số đông và nhu cầu lương thực cao, Trung Quốc

luôn là một trong những nước nhập khẩu gạo nước ta nhiều nhất theo cả hai đường chính ngạch và tiểu ngạch. Theo thống kê con só trung bình mỗi năm có khhoảng 3,5-4 triệu tấn gạo nước ta được xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong 6 tháng đầu năm 2016, đã có hơn 1,2 triệu tấn gạo được xuất sang thị trường Trung Quốc, trong đó có khoảng 150.000 tấn được xuất khẩu qua biên giới và Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam.

Philippines: Philippines cũng là một trong những quốc gia đứng đầu

trong các thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2016 lượng gạo xuất khẩu sang Philippines đạt 427.607 tấn, tuy nhiên vẫn giảm mạnh 37,77% về lượng và giảm 41,88% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Ngoài các thị trường lớn kể trên, gạo nước ta cũng được xuất khẩu với số lượng lớn sang nhiều thị trường khác như châu Phi, Trung Đông. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi trong 7 tháng đầu năm đã đạt 525.896 tấn gạo, chiếm 15,93% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới, tăng 52,03% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nước châu Phi nhập khẩu gạo nhiều nhất phải kể đến là: Ghana, Bờ Biển Ngà , Nam Phi, An-giê-ri… Sở dĩ lượng gạo xuất khẩu sang châu Phi tăng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo việt nam (Trang 31 - 36)