Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo việt nam (Trang 36)

Lan, Ấn Độ. Bên cạnh đó, thay vì chỉ xuất khẩu gạo trắng, nước ta cũng đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo có chất lượng cao hơn như gạo nàng thơm…

2.3. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam Nam

2.3.1. Phân tích năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam

2.3.1.1. Về sản lượng và doanh thu

Trong những năm qua, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh. Trước năm 1989, Việt Nam đã từng là một nước thiếu lương thực triền miên, mỗi năm phải nhập khẩu bình quân trên 1 triệu tấn lương thực. Đến giai đoạn hiện nay ( 2010-2016)Việt Nam luôn là nước đứng trong top 5 quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Trong khu vực, ngoài Thái Lan, còn có 3 nước khác có khả năng cạnh tranh với Việt Nam là Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc.

Bảng 2.3: Sản lượng gạo xuất khẩu và tồn trữ năm 2014

Nguồn

Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

Trong thời gian qua, sản lượng gạo xuất khẩu của cả 3 nước Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc đều không ổn định. Năm 2012, Ấn Độ xuất khẩu 10 triệu tấn gạo, năm 2013 xuất 7.5 triệu tấn, vươn lên vị trí thứ 2 trên thế giới, sau Trung Quốc. Đối với Indonesia, sản lượng gạo xuất khẩu đạt trên dưới 40 triệu tấn/năm. Năm 2013 là năm xuất khẩu gạo đạt ở mức cao nhất,

mới đạt ở mức 43.2 triệu tấn. Tương tự như vậy, năm 2013 Trung Quốc đạt mức xuất khẩu cao nhất là 141.0 triệu tấn, nhưng trong các năm gần đây sản lượng xuất khẩu gạo giảm xuống. Ngoài ra, Mỹ là nước xuất khẩu gạo đạt chất lượng cao, nhưng trong những năm gần đây lượng gạo xuất khẩu cũng không ổn định. Hoa Kỳ đã thay đổi vị trí xuất khẩu gạo trên thế giới, đứng thứ 5 và thứ 6, nhưng thường đứng sau Thái Lan và Việt Nam. Cũng như các nước khác, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam không ổn định, nhưng có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, những năm trước đây, các nước trong khu vực ASEAN như Philippines, Malaysia, Indonesia… xuất khẩu gạo Việt Nam lên đến 2-3 triệu tấn gạo theo các hợp đồng tập trung, nhưng đến năm 2016, lượng gạo xuất khẩu sang cả ba thị trường này chỉ còn khoảng 10%. Tuy còn gặp nhiều thách thức và cạnh tranh nhưng doanh thu và sản lượng gạo của Việt Nam vẫn có dấu hiệu tăng lên mặc dù chưa đều và cao về cả số lượng lẫn chất lượng nhờ vào công nghệ kĩ thuật cũng như trình độ của người nông dân. Vì vậy, xét về khía cạnh doanh thu và sản lượng, gạo Việt Nam có năng lực cạnh tranh trên thị trường mặc dù chưa cao.

2.3.1.2. Về thị phần

Sự tăng lên về sản lượng gạo xuất khẩu làm cho thị phần gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới ngày càng tăng lên. Thị trường gạo của Việt Nam tăng lên từ 20 nước năm 1991 mở rộng ra 63 nước năm 2010 và hiện có mặt ở tất cả 5 châu lục. Thị trường châu Ánăm 2010 vẫn là thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam, chiếm tới 52% về khối lượng xuất khẩu và 51% về giá trị xuất khẩu, tiếp đến là thị trường châu Âu (20,4% và 19,6%) và thị trường Trung Đông (12,7% và 16,0%).Gạo của Việt Nam bước đầu đã thâm nhập được vào các thị trường khó tính, có những quy định khắt khe như Anh, Thụy Sỹ, Pháp, Hồng Kông, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan,... Tuy nhiên, dù số lượng thị trường xuất khẩu nhiều nhưng các thị trường nhập khẩu quy mô lớn và ổn định thì lại ít, chỉ tập trung vào 9 đến 10 nước ở châu Á như

Indonesia (chiếm tỷ trọng 14,8%), Phillipin (12,6%), Singapore (9,9%), Irắc (9,8%) và Malaysia (5,1%)

Tuy Việt Nam đã tiếp cận được hầu hết các thị trường nhập khẩu chủ yếu của thế giới, nhưng tại thị trường Châu Phi, một thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới và là thị trường đầy tiềm năng đối với gạo xuất khẩu của Việt Nam thì lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này còn rất hạn chế mặc dù đã được Chính phủ chú trọng trong những năm gần đây.

Theo thống kê của ISPARD, Việt Nam chiếm thị phần trên 65% nhập khẩu gạo của Trung Quốc năm 2012-2013; giảm xuống 53% năm 2014 và xuống 47% trong 4 tháng năm 2015. Đối thủ thay thế Việt Nam trên thị trường này là Thái Lan, Campuchia và Pakistan. Trước đây, Thái Lan chủ yếu tập trung xuất khẩu các sản phẩm gạo cao cấp, thị phần gạo cấp thấp gần như không quan tâm nhưng trong 2 năm trở lại đây, Thái Lan bắt đầu gia tăng, chiếm lĩnh thị trường gạo cấp thấp - thị phần chủ yếu của gạo Việt Nam.

Mặt khác, thời gian gần đây gạo Myanmar và Campuchia nổi lên là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với gạo Việt Nam và đã từng bước chiếm lĩnh thị trường. Hiện giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dao động ở mức 345- 355 USD/tấn (gạo 5% tấm); giảm hơn 115 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: ITC

Như vậy, một mặt hàng có thị phần càng lớn trên thị trường thì mặt hàng đó càng có sức cạnh tranh cao, tiềm năng cạnh tranh lớn. Ngược lại, một mặt hàng có thị phần nhỏ( <50%) hay giảm sút trên thị trường là mặt hàng đó có sức cạnh tranh yếu, khả năng ảnh hưởng của mặt hàng đối với thị trường là rất kém. Năm 2013 thị phần gạo Việt Nam chiếm 66% trên thị trường Trung Quốc, sang năm 2014 tỉ lệ này giảm xuống còn 53% và tiếp tục giảm vào năm 2015 với 47%. Điều này chứng tỏ rằng khả năng cạnh tranh về mặt hàng gạo của Việt Nam đang ngày càng kém đi trên thị trường

2.3.1.3. Về lợi thế cạnh tranh hiển thị (RCA)

Theo diễn đàn thương mại quốc tế ITC, lợi thế so sánh hiển thị được tính bằng công thức sau :

RCA = ( Xij/Xj) / (Wi/W)

Bảng 2.5: Chỉ số lợi thế cạnh tranh hiển thị của Việt Nam

Nguồn : Tổng cục thống kê

Với RCA>2,5 thì sản phẩm được coi là có khả năng cạnh tranh cao. Đánh giá theo tiêu chí này thì mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam có khả năng cạnh tranh rất cao.

Bảng 2.6: Chỉ số lợi thế cạnh tranh hiển thị của một số nước

Nguồn : Tổng cục thống kê, niên giám thống kê

Đến năm 2012, chỉ số lợi thế cạnh tranh hiển thị ( đơn vị tỷ USD) của Thái Lan tăng lên 47,31, Trung Quốc tăng lên 1,09, điều này cũng tương tự đối với Ấn Độ và Hoa Kỳ ( theo niên giám thống kê) và Việt Nam tuy có sự giảm sút vào các năm trước nhưng đến 2010 chỉ số RCA cũng tăng lên 60,45. So với các quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới thì hệ số RCA của Việt Nam luôn giữ vị trí cao.

Về mặt giá cả, trong những năm gần đây khoảng cách về giá gạo xuất khẩu giữa Việt Nam và thế giới tuy được thu hẹp dần, do chất lượng gạo tăng lên, nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo xuất khẩu của thế giới. Có những thời điểm, giá gạo xuất khẩu cùng phẩm cấp, cùng thị trường nhưng giá gạo của Việt Nam vẫn thấp hơn giá gạo xuất khẩu của Thái Lan.

Bảng 2.7: Chỉ số cạnh tranh theo hệ số cạnh tranh của Việt Nam so với một số nước

Nguồn : Diễn đàn Kinh tế thế giới

Nhìn chung, khả năng cạnh tranh của sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay được đánh giá là cần phải cải thiện hơn nhiều cả về chất lượng và giá cả. Để tăng hiệu quả xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tiến tới một mức có lợi hơn, tức là mức giá cao hơn trên thị trường xuất khẩu. Như vậy, vấn đề đặt ra làm thế nào để tiếp tục giữ vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu gạo ngày càng gay gắt. Giải pháp cần được đặt lên hàng đầu đó chính là nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

2.3.2. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam

2.3.2.1. Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua, ngành lúa gạo Việt Nam đã đạt được một số thành tựu to lớn, tạo tiền đề cho ngành lúa gạo của Việt Nam phát triển và đạt được những bước tiến lớn hơn. Tại thị trường khu vực và thế giới xét về các chỉ tiêu năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo của Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định.

Thứ nhất, trong những năm qua, chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể nhờ vào định hướng sản xuất các giống lúa chất lượng cao thay cho những giống lúa truyền thống có chất lượng kém. Cùng với đó, đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp dồi dào của Việt Nam là lợi thế rất lớn trong việc sản xuất lúa gạo. Trình độ tay nghề của lao động trồng lúa ngày càng được nâng cao. Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp ngày càng nhiều đã giúp tăng năng suất và chất lượng lúa gạo đáng kể.

Thứ hai, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho việc sản xuất và xuất khẩu gạo. Hoạt động xuất khẩu được tự do hóa cho phép mọi thành phần tham gia, xóa bỏ thuế xuất khẩu gạo,chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo làm cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia. Các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn đã giúp người trồng lúa an tâm sản xuất, tạo điều kiện cho sản lượng lúa gạo của Việt Nam ngày càng tăng.

Thứ ba, chỉ số RCA của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường thế giới rất cao. Điều này thể hiện lợi thế của Việt Nam trong việc cung ứng gạo cho thị trường thế giới. Việt Nam hiện là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Chúng ta cần phát huy điểm mạnh này đối với thị trường khu vực và thế giới.

2.3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành lúa gạo Việt Nam còn chưa tương xứng với tiềm năng của nước ta. Nhìn chung, năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam tại thị trường khu vực và thế giới theo các chỉ tiêu còn thấp.

Thứ nhất, thị phần của gạo Việt Nam tại trong khu vực còn rất thấp kém xa so với thị phần của Thái Lan và các nước xuất khẩu lớn khác trên thế giới. Nguyên nhân là do chưa gắn chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất khẩu, chế biến và nông dân và vùng nguyên liệu nên các doanh nghiệp chưa chủ động trong ký kết các hợp đồng xuất khẩu.Thị trường xuất khẩu chủ lực chưa thực sự vững chắc, chưa có khối lượng và chất lượng ổn định. Tình trạng tranh mua trong nước, tranh bán sản phẩm xuất khẩu ở các thị trường nước ngoài đang còn phổ biến, chưa tạo được mối liên kết phát triển vì lợi ích quốc gia để cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Việc phối hợp để phát triển thị trường trong nước và ngoài nước chưa hài hòa theo hướng bổ sung cho nhau khi thị trường biến động. Công tác xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế do kinh nghiệm cũng như kinh phí dành cho hoạt động này có hạn. Công tác thông tin, dự báo thị trường còn thiếu cụ thể, không kịp thời, nên chưa thật sự góp phần hướng dẫn sản xuất phát triển theo nhu cầu thị trường, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất. Việc tổ chức, điều hành xuất khẩu gạo cũng bộc lộ nhiều nhược điểm.

Thứ hai, trong những năm qua, dù chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện, tuy nhiên, lượng gạo chất lượng trung bình và thấp vẫn còn khá cao. Trong bối cảnh Việt Nam thực hiện lộ trình CEPT/AFTA và gia nhập WTO, sự cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu nông sản nói chung, xuất khẩu gạo nói riêng diễn ra quyết liệt, nhất là về chất lượng. Trong khi đó lúa gạo Việt Nam chưa có chuyển biến đồng bộ từ sản xuất đến chế biến nên chất lượng chưa theo kịp yêu cầu của thị trường. Cho dù đã có những tiến bộ

trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, nhưng trong sản lượng gạo xuất khẩu trong những năm gần đây vẫn có tới khoảng 60% là gạo cấp thấp (gạo 25% tấm) và trong số gần 40% còn lại hầu hết là gạo 5% tấm và 10% tấm, còn gạo thơm và gạo nếp chỉ chiếm mấy phần trăm. So sánh với Thái Lan thì cơ cấu xuất khẩu của họ gần như ngược lại với Việt Nam. Trong cơ cấu gạo xuất khẩu của Thái Lan diện gạo thơm và gạo cao cấp đã chiếm tới 45%, còn trong 55% gạo còn lại phần lớn là gạo 5% tấm.

Nguyên nhân do tình trạng chất lượng gạo Việt Nam còn thấp là do 3 nhân tố chính:

Thứ nhất là yếu tố giống. Người nông dân vẫn có thói quen trồng các giống lúa chất lượng thấp dù đã được khuyến cáo nên giảm diện tích gieo trồng. Yếu tố thứ hai là do khâu thu mua. Hệ thống thu mua lúa gạo xuất khẩu ở Việt Nam vẫn còn nhiều điểm bất cập cần phải cải thiện.

Thứ ba là về giá xuất khẩu. Giá gạo Việt Nam thường được đánh giá là rẻ hơn so với các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ tiêu yếu kém nhất trong đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam đó là công tác tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp của Việt Nam có rất ít thông tin về thị trường khu vực và thế giới, công tác xúc tiến thương mại chưa quan tâm đúng mực, công tác nghiên cứu thị trường chưa được doanh nghiệp tiến hành. Số lượng các đối tác của doanh nghiệp tại thị trường này còn ít, hoạt động xuất khẩu chủ yếu thông qua trung gian. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo, cần đánh giá đúng đắn hơn về vị trí của thị trường khu vực và thế giới trong chiến lược kinh doanh mặt hàng gạo, từ đó đề ra những kế hoạch hành động cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế trên.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO MẶT HÀNG GẠO VIỆT NAM

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1. Dự báo thị trường gạo thế giới trong thời gian tới

Gạo là hàng hóa đặc biệt do đó việc dự báo thị trường gạo tương lai không chỉ đơn thuần dựa vào tổng cung, tổng cầu mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Thứ nhất, nông sản nói chung và gạo nói riêng chỉ chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu,... Điều đó tác động rất lớn đến sản xuất ở các nước xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Thứ đến, gạo là yếu phẩm tối cần thiết cho đời sống hàng ngày của mọi người. Nó ảnh hưởng đến khả năng an toàn lương thực quốc gia. Do đó, mậu dịch gạo liên quan chặt chẽ đến các chính sách đối với sản xuất, nhập khẩu cũng như xuất khẩu của từng nước. Tuy nhiên, đó lại là những điều rất khó dự đoán được, làm cho khả năng dự báo rất khó chính xác.

Dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ về thị trường gạo năm 2017 đã liên tục thay đổi, phản ánh sự biến động của thị trường. Nhìn chung thương mại gạo trên toàn cầu giảm so với những dự đoán ban đầu do nhu cầu của các nước nhập khẩu giảm. Trái với dự đoán ban đầu, tiêu thụ của Ấn Độ giảm, tồn trữ lại tăng lên, và nước này vẫn là nhà xuất khẩu gạo số 1 thế giới. Trái lại, xuất khẩu của Thái Lan thấp hơn kỳ vọng ban đầu, và bán gạo tồn trữ của nước này rất chậm mặc dù chính phủ cam kết sẽ giải phóng các kho tồn trữ này thông qua các phiên đấu giá. Xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng khó khăn bởi phải cạnh tranh với các nước khác, nhất là Thái Lan – nơi có lượng tồn trữ khổng lồ.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo việt nam (Trang 36)