Chủ đề: “Góc nhìn giới trẻ về hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính tại Việt Nam”
(Số 19, phát sóng ngày 07/05/2018)
1. Nhạc hiệu chương trình + Lời giới thiệu: Mở đầu (2’)
MC Nam:
Xin chào quý vị và các bạn! Tôi là Tiến Dũng MC Nữ:
Còn tôi là Thu Hương MC Nam:
Người sẽ đồng hành cùng quý vị và các bạn trong 30 phút sắp tới của chương trình phát thanh Sóng trẻ, được phát sóng vào lúc 17h30 phút, thứ hai hằng tuần trên làn sóng FM 90MHz của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
MC Nữ:
Các bạn thân mến! Những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng LGBT (bao gồm người đồng tính nam/nữ, người song tính và người chuyển giới) đang được quan tâm tại Việt Nam thời gian gần đây. Tuy là một nhóm người không nhỏ nhưng quyền lợi chính đáng của họ vẫn chưa thực sự được quan tâm một cách đúng mực, dẫn đến việc nhiều người phải sống tủi nhục trong sự kỳ thị của xã hội và chính gia đình họ.
MC Nam:
Thưa quý vị và các bạn, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật Dân sự năm 2015 trong đó có Điều 37 thuộc nhóm quyền nhân thân cho phép chuyển đổi giới tính.
MC Nữ:
Đây được xem là một bước tiến rất lớn trong việc công nhận, bảo vệ quyền lợi cho những người trong cộng đồng LGBT. Tuy nhiên, từ chính sách đến thực tiễn là một khoảng cách khá xa. Điều ấy đã và đang tạo ra những khó khăn, bất cập khiến người chuyển giới chưa thể hòa nhập với cuộc sống.
MC Nam:
Nhân kỷ niệm sự kiện Ngày quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới 17/5 đang đến gần, chúng tôi hy vọng những nhà làm Luật sẽ có những "đường đi nước bước" phù hợp để người chuyển giới được hưởng những quyền nhân thân cơ bản một cách trọn vẹn, đúng nghĩa và có thể tự tin, hòa nhập với cuộc sống. Chương trình hôm nay sẽ dành phần lớn thời lượng để bàn luận về chủ đề “Hợp pháp hóa quyền chuyển giới và triển vọng pháp lý tại Việt Nam".
MC Nữ:
Cùng tham gia bàn luận về chủ đề ngày hôm nay, chương trình có sự tham gia của anh Phong Vương, Cán bộ Chương trình về quyền LGBT của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường Isee và bạn La Lam, Hoa khôi Chuyển giới 2016, một người đang có những ảnh hưởng tích cực với cộng đồng người chuyển giới tại Việt Nam. Bên cạnh những chia sẻ của hai vị khách mời còn có nhiều nội dung khác sẽ xuất hiện trong chương trình:
MC Nam:
Tiếp nối chuyên mục Quà tặng âm nhạc, chúng tôi sẽ đưa quý và các bạn đến một cuộc hành trình thú vị của các bạn chuyển giới mang tên "Về nhà ăn cơm". Chặng hành trình này đã được diễn ra tại nhiều tỉnh thành phía Bắc như Thái Nguyên, Thái Bình hay Thanh Hóa... và thu hút được rất nhiều nhiều bạn trẻ tham gia.
Cuộc hành trình ấy thú vị như thế nào? Sau chặng hành trình ấy, các bạn chuyển giới liệu có nhận được những ánh nhìn lạc quan hơn từ phía gia đình hay xã hội?
Tất cả sẽ được hé lộ trong Chuyên mục Lăng kính sinh viên ở phần cuối chương trình với những chia sẻ hấp dẫn từ chị Kiều Oanh - Trưởng Ban Điều hành Trung tâm 6+, đồng thời cũng là người sáng lập ra dự án "Về nhà ăn cơm".
MC Nam:
Còn ngay bây giờ, chúng ta cùng bắt đầu chương trình với những thông tin mới nhất vừa diễn ra trong “Bản tin sóng trẻ”!
2. Bản tin Sóng trẻ (5’)
MC Nữ:
Hưởng ứng Lễ kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, ngày 28 tháng 4 vừa qua, tại Khu vực tượng đài Lý Thái Tổ và Hồ Hoàn Kiếm, Ban chỉ đạo Vận động Hiến máu tình nguyện TP Hà Nội phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội đã tổ chức thành công ngày hội hiến máu “Giọt hồng Thăng Long”.
MC Nam:
Sự kiện có sự góp mặt của các cán bộ là Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể Trung ương trên địa bàn TP. Hà Nội, đại diện các tổ chức Chữ thập đỏ Quốc tế tại Việt Nam, các CLB, Đội, nhóm tình nguyện và đặc biệt đã thu hút được khoảng hơn 1000 bạn trẻ tham gia.
Bạn Nguyễn Văn Nam, một người tham gia hiến máu hào hứng cho biết:, Băng:
" Tôi không nhớ nổi mình đã hiến máu bao nhiêu lần. Điều mà tôi hy vọng nhất mỗi khi hiến máu là mong những giọt máu của mình sẽ đến được với những bệnh nhân đang cần”.
MC Nữ:
Chương trình hiến máu “Giọt Hồng Thăng Long” sau khi kết thúc đã tiếp nhận được hơn 500 đơn vị máu. Đây là những đơn vị máu kịp thời, an toàn, đã
góp phần quan trọng trong việc cứu sống người bệnh trong cơn hiểm nghèo, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho nhiều gia đình bệnh nhân đang điều trị trong các bệnh viện trên toàn thành phố Hà Nội.
MC Nam:
Chuyển sang thông tin hấp dẫn khác, một sự kiện mang tên "Bảo tàng thấu cảm" đã được tổ chức tại số 40 Trần Cung (Hà Nội) trong 1 tuần (từ ngày 20- 27/4) và thu hút được sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ.
MC Nữ:
Theo quan sát của PV, hiện vật tại Bảo tàng thấu cảm không phải là những đồ vật, mà chính là những câu chuyện, những định mệnh của tất cả mọi người đến tham dự sự kiện.
MC Nam:
Trong không gian của Bảo tàng thấu cảm, các buổi workshop với chủ đề "thấu cảm" đã được tổ chức. Tại đây, tất cả những người tham dự sự kiện có cơ hội được bộc bạch câu chuyện của bản thân, những suy nghĩ, khát khao, dằn vặt, những điều đặt họ vào vị trí dễ tổn thương nhất nhưng đồng thời cũng bộc lộ rõ nhất "con người" của họ.
MC Nữ:
Những câu chuyện ấy góp phần đem đến những góc nhìn khác về cuộc sống, về sự thấu cảm, về cách đối xử giữa con người với nhau.
Nói về những trải nghiệm thu lượm được từ chương trình, bạn Nguyễn Thùy Linh, sinh viên năm 3, Học viện Quân y cho biết:
Băng 27s:
"Tham dự bảo tàng Thấu cảm, mình thật sự xúc động trước những câu chuyện đã được thu âm lại từ những mảnh đời phải chịu nhiều định kiến từ xã hội như người bán dâm, người trải qua trầm cảm, người có xu hướng đa ái... Những câu chuyện ấy không chỉ phá bỏ được những định kiến, khuôn mẫu trong xã hội mà còn giúp con người đồng cảm và thấu hiểu nhau hơn."
MC Nam:
Quý vị và các bạn quan tâm về sự kiện có thể truy cập vào fanpage: https://www.betado.com/bao-tang-thau-cam/ để biết thêm thông tin chi tiết.
MC Nữ:
Sau bao ngày ấp ủ, cuộc thi Thanh niên Việt Nam vì Sáng tạo Xã hội được tổ chức bởi Hội đồng Anh Việt Nam, Trung tâm Sáng tạo Xã hội và Khởi nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Northampton chính thức được diễn ra từ ngày 09 tháng 4 đến ngày 22 tháng 6 tại Hà Nội.
MC Nam:
Dù mới ra mắt lần đầu nhưng sân chơi này đã thu hút được rất nhiều bạn sinh viên tài năng và yêu thích công việc nghiên cứu đăng ký tham dự.
Trải qua các vòng hồ sơ đăng ký, bán kết và chung kết diễn ra trong suốt 3 tháng, các thí sinh tham gia cuộc thi sẽ được đào tạo về kỹ năng kinh doanh, phát triển mô hình kinh doanh dưới sự cố vấn của các chuyên gia đầu ngành trên cả nước.
MC Nữ:
Đây hứa hẹn sẽ là một cuộc thi thú vị, góp phần tạo cơ hội cho sinh viên, thanh niên và các cá nhân gắn kết với các doanh nhân trong việc đưa ra các ý tưởng, đáp ứng được những thách thức của xã hội và cộng đồng.
MC Nam:
Với những bạn trẻ quan tâm đến văn hóa, con người Tây Nguyên thì đừng bỏ qua thông tin hữu ích này nhé! Bởi vì, vào ngày 9 tháng 5, buổi giới thiệu các sản phẩm của học giả Pháp viết về Tây Nguyên sẽ được diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp, số 24 Tràng Tiền, Hà Nội.
MC Nữ:
Buổi giới thiệu sẽ có sự góp mặt của hai diễn giả nổi tiếng là nhà văn Nguyên Ngọc và Giáo sư Chu Hảo - Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức. Được biết, một số công trình nghiên cứu nổi tiếng được dịch ra tiếng Việt của các tác
giả Henri Maitre (Hen - ri Mây - trê), Jacques Dournes (Ja - quết Đu - nét)...sẽ có dịp ra mắt độc giả Việt trong buổi giới thiệu lần này.
Thông tin chi tiết về sự kiện, các bạn có thể tìm hiểu qua trang facebook Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội L'Escape.
MC Nam:
Thưa quý vị và các bạn, vào ngày 13/5 tới đây, tại Công yên Yên Sở (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình "Mother's Day Run Kids 2018" - giải chạy bộ cho trẻ em gây quỹ từ thiện do FCVN và Gamuda Land Viet Nam tổ chức.
MC Nữ:
Đây là sự kiện cộng đồng thú vị, lành mạnh và đầy cảm hứng, nhằm gắn kết những khoảnh khắc tuyệt vời của các gia đình nhân kỷ niệm 104 năm ngày Ngày của mẹ thế giới. Được biết,toàn bộ số tiền thu được từ sự kiện sẽ được trao tặng cho những trẻ em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thông qua Quỹ bảo trợ trẻ em thành phố Hà Nội.
3. Diễn đàn Sóng trẻ (15’)
MC Nam: Bây giờ là thời gian dành cho chuyên mục Diễn đàn Sóng trẻ. Quý vị và các bạn thân mến! Được sống thật là chính mình, với giới tính của mình, với bản dạng giới mong muốn là mơ ước, là khát khao cháy bỏng của người chuyển giới trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Chính vì vậy, ngày 24/11/2015, Quốc hội khóa 13 đã chính thức thông qua Bộ luật Dân sự, trong đó, quyền chuyển đổi giới tính chính thức được hợp pháp hóa.
Cụ thể, Điều 37 của Bộ Luật quy định: "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”.
Có thể hiểu, từ thời điểm này, Việt Nam đã cho phép thực hiện chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, cá nhân nào được chuyển giới; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào đủ điều kiện thực hiện; quy trình chuyển đổi; thủ tục công nhận
chuyển giới như thế nào để thay đổi giấy tờ hộ tịch… thì chưa được quy định cụ thể. Vì chưa có quy định cụ thể, nên việc công nhận đối với người chuyển đổi giới tính hiện nay mới chỉ là trên giấy, mà chưa được triển khai, thực hiện trong thực tiễn.
Chính vì vậy, trong diễn đàn ngày hôm nay, chúng tôi đã mời hai vị khách đặc biệt, đến tham gia chương trình để cùng bàn luận về chủ đề “Hợp pháp hóa quyền chuyển giới và những triển vọng pháp lí tại Việt Nam” với mong muốn thay đổi nhận thức của mọi người, góp tiếng nói vào việc thúc đẩy những nhà làm Luật sớm tạo ra khuôn khổ pháp lý mới phù hợp, để người chuyển đổi giới tính có được cuộc sống như những người bình thường, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho họ.
BTV:
Xin được trân trọng giới thiệu 2 vị khách mời của chương trình tuần này: đó là anh Phong Vương - Cán bộ Chương trình về quyền LGBT của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường Isee.
KM 1:
Xin chào các thính giả nghe đài! BTV:
Và sự có mặt của vị khách đặc biệt, đó là bạn La Lam, Hoa khôi Chuyển giới 2016, đồng thời cũng là một trong những người chuyển giới nữ đang tạo được những ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng người chuyển giới tại Việt Nam.
KM 2:
Xin chào các bạn thính giả! BTV:
Lời đầu tiên, Tiến Dũng xin được cảm ơn anh Phong Vương và bạn La Lam đã dành thời gian tham gia chương trình Sóng trẻ. Để bắt đầu Diễn đàn hôm nay, xin mời hai vị khách mời và quý vị thính giả cùng lắng nghe bài
phóng sự “Hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính tại Việt Nam: Đã đến lúc
cần xóa bỏ mọi rào cản, giới hạn!"
Hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính tại Việt Nam: Đã đến lúc cần xóa bỏ mọi rào cản, giới hạn!
Băng:
"Sau khi em cắt tóc, em đã bị đánh một trận thừa sống thiếu chết. Mẹ em khóc lóc van nài, bố em thì bắt nuôi tóc dài trở lại.
Mẹ em có nói là: "Tao không chấp nhận một đứa con không phải là con gái, cũng chẳng phải là con trai. Tao cảm thấy ghê tởm".
Em là một đứa không dễ khóc nhưng khi nghe phải những lời nói như vậy, đợt đấy em đã khóc rất nhiều."
Đó là câu chuyện của Sun Vũ, tên thật là Vũ Thùy Linh, sinh năm 1997 tại Thường Tín, Hà Nội. Sinh ra trong hình hài con gái nhưng Sun Vũ lại có tính cách, ước mong trở thành con trai. Dù bị gia đình phản đối, bạn bè xa lánh khi công khai thật giới tính của mình, thế nhưng cô gái 21 tuổi đã không chấp nhận số phận đặt ra cho mình mà vẫn tuyên bố mình là người chuyển giới với ước mong trở thành một chàng trai thực sự. Sun Vũ tâm sự:
Băng:
"Năm lớp 11, sau khi em công khai ngầm với bố mẹ em thì em thậm chí đã bị đuổi khỏi nhà. Đêm hôm ấy, em đã sẵn sàng cho việc mình sẽ bỏ đi và tự bươn chải cuộc đời. Em đã chuẩn bị quần áo, sách vở, thậm chí trong ví em chỉ còn đúng 300.000 đồng. Bởi vì em nghĩ rằng nếu cứ nhún nhường thì bản thân mình mãi mãi sẽ chẳng có bao giờ được sống thật sự."
Đối với Sun Vũ, ngày 24/11/2015 là một ngày không thể quên với cô khi biết tin Quốc hội khóa XIII chính thức thông qua Luật Dân sự dành cho cho người chuyển giới và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.
Điều 37 thuộc nhóm quyền nhân thân cho phép chuyển đổi giới tính, được Quốc hội thông qua, là một bước tiến rất lớn trong việc công nhận, bảo vệ quyền lợi cho những người trong cộng đồng LGBT. Tuy nhiên, từ chính sách
đến thực tiễn là một khoảng cách khá xa...khiến những người chuyển giới, trong đó có Sun Vũ cảm thấy hụt hẫng. Sun Vũ chia sẻ:
Băng:
Những người chuyển giới, họ rất bất cập trong việc sử dụng giấy tờ. Khi em đi ra ngân hàng, đã là một người chuyển giới nam thì tất cả những gì bên ngoài sẽ khác so với thông tin trên chứng minh nhân dân. Khi cầm trên tay giấy tờ mang tên mình nhưng không phải là mình thì điều này khiến người chuyển giới cảm thấy vô cùng bất tiện.
Người chuyển giới muốn được công nhận, họ thường phải tìm đến những bệnh viện bên Thái, bên Mỹ bởi những bệnh viện đó đã được thế giới hay WTO
chứng nhận có đủ thẩm quyền quyết định. "
Không chỉ có Sun Vũ, theo chia sẻ của một bộ phận người chuyển giới, với quy định hiện hành, họ đã không được sống đúng với giới tính mà mình mong muốn, không trải qua những bài kiểm tra và tư vấn tâm lý về tình hình sức khỏe tâm thần, gây ra những tổn thương về tâm lý. Bên cạnh đó, họ thường phải sử dụng những loại thuốc trôi nổi, không theo phác đồ thăm khám và nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe là rất lớn.
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) cho thấy cứ 5 người chuyển giới thì sẽ có khoảng 4 người có nhu cầu muốn phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Số còn lại không muốn thì vì các lý do: pháp luật chưa cho phép là 51,9%; điều kiện kinh tế chưa đủ chiếm 79,6%; sợ bị kỳ thị 17,0% hay gia đình không cho phép 42,7%.
Thế nhưng, nội dung Điều 37 cho thấy quyền lợi chỉ thuộc về những người