Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Chương trình phát thanh sóng trẻ, phát sóng ngày 07052018 trên sóng fm của đài phát thanh và truyền hình hà nội chủ đề “hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính và những triển vọng pháp lí tại việt nam” (Trang 69 - 79)

2.1. Sự cần thiết của việc lên kế hoạch khi thực hiện chương trình phát thanh

Nhờ việc lập kế hoạch chi tiết, tôi đã an tâm hơn và phần nào đi đúng hướng trong quá trình làm tác phẩm. Việc lập kế hoạch không chỉ giúp tôi chủ động hơn trong công việc mà còn làm cho tôi luôn bám sát được những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

BẢNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP

STT Thời gian Nội dung công việc Ghi chú

1 Tháng 01/2018

Nghiên cứu tài liệu, đọc báo, nghe đài để tìm kiếm đề tài cho tác

phẩm

2 Từ 1/2/2018- 10/2/2018

Đăng ký chủ đề tác phẩm, lên ý tưởng phác thảo về chương trình

3 12/2/2018 Gặp cô Thu Hằng, giảng viên hướng dẫn để trình bày về ý tưởng

4 13-20/2/2018 Lên đề cương chi tiết về tác phẩm tốt nghiệp

hội, Kinh tế và Môi trường để xin tài liệu nghiên cứu về đề tài

6 6/3/2018

Gặp và trao đổi với anh Phong Vương về những kiến thức liên quan đến cộng đồng người chuyển

giới.

7 9-15/3/2018

Gặp Sun Vũ và anh Minh Đức, Văn phòng Luật sư Trí Minh để trao đổi về các vấn đề liên quan

đến phóng sự.

8 16-20/3/2018 Thực hiện phóng sự

9 20-25/3/2018 Thực hiện chùm phỏng vấn

10 27/3/2018 Gặp La Lam, trao đổi về ý tưởng thực hiện tọa đàm

11 1-10/4/2018 Làm kịch bản chi tiết tọa đàm

12 11/04-20/4/ 2018

Tham gia dự án “Về nhà ăn cơm” và trao đổi cùng chị Oanh, trưởng

dự án.

13 20-28/4/2018

Hoàn thành Bản tin Sóng trẻ, kịch bản chương trình từ kịch bản sơ lược .Sau khi hoàn thành kịch bản

gửi Giảng viên hướng dẫn biên tập.

14 29/04/2018

Thu dẫn và các phần còn lại. Sau đó cắt ghép các phần và hoàn

thành chương trình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Liên hệ phòng thu, kỹ thuật, MC

15 04/05/2018 In đĩa và kịch bản nộp ra đài Chú ý gửi kèm bìa chương trình

16 07/05/2018 Phát sóng

Nghe chương trình Trước khi nghe nhắc khách mời,

bạn bè, người thân nghe cùng

để góp ý.

17 Từ 07/05/2018

Tiếp nhận phản hồi về chương trình để rút kinh nghiệm và hoàn thành báo cáo tác phẩm tốt nghiệp

18 18/05/2018 Nộp báo cáo tác phẩm tốt nghiệp tại văn phòng khoa

2.2. Cách cử xử trong mối quan hệ với mọi người

Đối với mỗi sinh viên cho dù mạnh dạn hay rụt rè thì khi làm việc theo ekip sẽ luôn gặp phải sự bỡ ngỡ. May mắn của bản thân tôi là đã có những người bạn, những người anh chị tuyệt vời, luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ tôi khi thực hiện tác phẩm tốt nghiệp. Mỗi một người chính là một cuốn sách sống để bản thân tôi học hỏi những kinh nghiệm khi đi tác nghiệp. Đó là những kinh nghiệm và bài học về việc xử lý tình huống ngoài hiện trường; cách nhìn nhận khai thác, đề tài; cách ứng xử với nhân vật, khách mời hay kỹ thuật phòng thu… Chính vì vậy, việc tạo được một mối quan hệ tốt với mọi người cũng chính là một bài học hay kinh nghiệm đối với bản thân tôi trong quá trình thưc hiện tác phẩm tốt nghiệp này

2.3. Luôn lắng nghe và tôn trọng sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo từ giảng viên hướng dẫn

Ngay từ khi đăng ký đề tài và biết giảng viên sẽ hướng dẫn, định hướng cụ thể cho chương trình của mình, tôi đã luôn chủ động hỏi han, gặp gỡ giảng viên

để xin ý kiến đóng góp. Dù công việc bận rộn nhưng PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng vẫn luôn hỗ trợ, giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình thực hiện tác phẩm. Tôi cảm thấy mình vô cùng may mắn khi được cô Hằng hướng dẫn bởi cô là một người tận tâm, tận tụy với nghề, là giảng viên có kinh nghiệm nhiều năm trong việc giảng dạy các môn học ở lĩnh vực phát thanh và hơn hết, cô có một vốn kiến thức rất sâu rộng, am hiểu tường tận các lĩnh vực, vấn đề của đời sống xã hội.

Là Phó Trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình, cô Hằng vẫn luôn ân cần, sẵn sàng giúp đỡ bất kỳ sinh viên nào mỗi khi gặp khó khăn và tôi cũng không phải ngoại lệ. Cô sửa cho tôi từng dấu chấm, dấu phẩy, từng cái chú thích dù là nhỏ nhất. Thêm vào đó, cô cũng luôn sát sao và theo dõi tôi trong quá trình thực hiện tác phẩm. Việc tiếp thu ý kiến đóng góp của cô Hằng chính là bí quyết giúp tôi có thể thực hiện trọn vẹn tác phẩm tốt nghiệp mà không gặp quá nhiều khó khăn.

2.4. Kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến đề tài

Việc tìm kiếm được nguồn đề tài cực kì quan trọng đối với mỗi phóng viên nói riêng và cả sự tồn tại của các tác phẩm nói chung. Nhiều người khi mới bắt đầu làm thường dễ nản và bỏ cuộc ngay từ khâu chọn đề tài. Chọn được một đề tài đã khó, chọn được đề tài hay và lạ lại càng khó hơn. Làm thế nào để tìm được đề tài? Đó là câu hỏi luôn thường trực không chỉ đối với người làm phóng sự mà còn đối với người làm báo nói chung. Đề tài luôn xuất hiện và không bao giờ cạn kiệt đối với người chịu quan sát và theo dõi, nắm bắt dòng chảy của cuộc sống. Đề tài có thể ở ngay quanh ta chứ không nhất thiết phải lặn lội đi tìm ở đâu xa. Có những thứ tưởng như đơn giản nhưng lại không hề giản đơn. Bản thân cái đơn giản lại chất chứa cả những câu hỏi không có hồi kết.

Chúng ta có thể tìm đề tài qua nhiều nguồn khác nhau. Đó có thể là do chính những va vấp, trải nghiệm của bản thân người làm phóng sự. Đó cũng có thể là qua bạn bè, người thân, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Thậm

chí đề tài mới và độc không hẳn là thông tin mới. Nó có thể là những thông tin đã qua nhưng được tái hiện và phân tích sâu hơn ở các khía cạnh khác nhau. Không có thông tin cũ mà chỉ có những cách nhìn cũ. Người làm báo phải hết sức nhạy bén và tinh tế khi nhìn nhận mọi vấn đề.

Để tìm ra được đề tài như ý, tôi đã:

Tìm kiếm và thường xuyên cập nhật thông tin trên các trang báo in, báo mạng hàng ngày

Sự hỗ trợ cộng sinh giữa báo in, báo mạng với truyền hình chính là nguồn thông tin. Việc thường xuyên cập nhật thông tin trên báo chí sẽ là nơi tìm ra nguồn đề tài phong phú đối với mỗi phóng viên. Tuy nhiên để tránh trùng lặp, mỗi phóng viên cần đọc để tiếp cận thông tin, tìm ra hướng khai thác mới cho đề tài chứ không phải hoàn toàn bê nguyên nội dung và cách triển khai của bài báo vào tác phẩm của mình.

Luyện thói quen quan sát và cảm nhận từ thực tiễn cuộc sống

Nếu chỉ nói riêng vấn đề tìm kiếm đề tài thông qua báo chí có lẽ sẽ là không đủ và thậm chí còn dễ dẫn tới sao chép nội dung của nhau thì việc quan sát đời sống chính là cách phóng viên tiếp cận đề tài một cách chân thực, gần gũi nhất. Cuộc sống là một dòng chảy, vậy nên theo dòng chảy ấy sẽ có nhiều sự việc, vấn đề được sinh ra. Công việc của mỗi một phóng viên chính là rèn luyện sự nhạy cảm đối với cuộc sống. chỉ cần một chút quan sát và tinh tế ta sẽ tìm được ra cả một chuỗi những vấn đề thực tế cần được phản ánh trên báo chí.

Như vậy, việc quan sát thực tế chính là cách đem lại cho ta nhiều đề tài nhất. thực tế cuộc sống cũng là yếu tố định hướng việc khai thác vấn đề cho mỗi phóng viên. Chính vì vậy, để luôn có một nguồn đề tài phong phú phải đi nhiều, quan sát nhiều và cảm nhận thật nhiều từ cuộc sống.

Định hướng khai thác đề tài

Khi đã phát hiện ra đề tài, mỗi phóng viên cần lên một ý tưởng nhất định cho tác phẩm của mình. Một tác phẩm có sức nặng thông tin hay không, đi đúng hướng hay không phụ thuộc vào cách đặt vấn đề và giải quyết nó như thế nào

của người phóng viên. Đã có đề tài trong tay, việc làm quan trọng nhất chính là xem xét mình sẽ đi từ góc độ nào của vấn đề để phù hợp với tiêu chí của chương trình.

Khảo sát thực tế vấn đề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một đề tài có được trước khi triển khai để đảm bảo được tính đúng đắn và xác thực của thông tin đòi hỏi người phóng viên cần khảo sát một cách kĩ lưỡng. Mỗi người có thể dùng cách khảo sát gián tiếp như gọi điện hỏi thăm hay tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên cách tốt nhất chính là phóng viên trực tiếp khảo sát tại hiện trường. “Đi một ngày đang học một sàng khôn” khảo sát đề tài một cách kỹ lưỡng trước khi sản xuất là một vấn đề cần làm và nên khuyến khích đối với mỗi phóng viên. Sau mỗi lần khảo sát thực tế, mỗi phóng viên sẽ nắm rõ được tình hình, thực trạng vấn đề đối với những đề tài về vấn đề. Đối với những phóng sự bắt nguồn từ nhân vật khảo sát thực tế sẽ đưa ra một nguồn thông tin chính xác và cũng là cách để phóng viên tiếp cận, làm quen và trao đổi thông tin đối với nhân vật trong phóng sự của mình. Việc khảo sát này sẽ đảm bảo cho phóng viên khi tác nghiệp có thể bám sát được kịch bản đã chuẩn bị sẵn, ít khi chịu sự tác động của bối cảnh khi ra hiện trường tác nghiệp.

Học cách trình bày mạch lạc, logic đề tài

Tìm được đề tài để đăng kí làm tác phẩm cần phải trình bày rõ được nội dung đối với các thầy cô trong khoa, các thầy cô hướng dẫn. Trình bày một cách mạch lạc, tự tin và thấu đáo vấn đề chính là yếu tố quan trọng đảm bảo đề tài của phóng viên có được thực hiện thành tác phẩm hay không. Đồng thời quá trình khi thuyết phục người hướng dẫn để được thực hiện đề tài cũng là một lần được đóng góp những ý tưởng cách triển khai vấn đề cho sáng tạo. Những người đi trước đều là một kho kinh nghiệm trong khai thác và xử lý vấn đề, mỗi phóng viên khi trình bày đề tài sẽ là một lần được tiếp thu những kinh nghiệm đi sản xuất tác phẩm trong thực tế. Bài học rút ra đó chính là sự mạnh dạn, tự tin trong trình bày. Bên cạnh đó còn đòi hỏi những hiểu biết và thông tin thực tế về vấn đề đang theo đuổi để có thể thuyết phục người nghe một cách hiệu quả.

Đề cương, kịch bản

Sau khi được duyệt đề tài, việc đầu tiên là viết đề cương và kịch bản chương trình. Với một phóng viên việc viết đề cương là công việc nhất thiết và không thể thiếu trước khi thực hiện một đề tài.

Đề cương, kịch bản là cái khái quát nhất, ghi lại khái quát nhất ý tưởng và cách thực hiện đề tài. Trong kịch bản có ghi lại những phân đoạn cần thu âm dự kiến và những ý định, cách thức có được câu trả lời mình cần khi phỏng vấn

Bên cạnh đó, kịch bản giúp chúng ta có thể chủ động trong quá trình ra hiện trường, tránh trường hợp bỏ sót những thông tin, sự vật, sự việc cần khai thác, đặc biệt là khi cầm kịch bản trên tay, người phóng viên có thể hoàn toàn tự tin rằng mình đang luôn trong tư thế chủ động.

Lên lịch sản xuất, thiết bị đi kèm

Ngay sau khi được duyệt đề tài, lên kịch bản thì việc cần thiết và nhanh chóng phải làm là lên lịch sản xuất. Bên cạnh đó là các thiết bị kèm theo gồm những gì? Ví dụ như máy ghi âm hoặc điện thoại smart phone phải sạc đủ pin khi đi phỏng vấn hoặc dẫn hiện trường. Điều này đặc biệt quan trọng trong những chuyến đi tác nghiệp ở xa.

Kinh nghiệm rút ra đó là khi còn bỡ ngỡ, không nên giấu dốt, cần phải biết quan sát, học hỏi cách ghi chép, đăng kí thông tin cho chính xác và chi tiết để có thể đảm bảo cho buổi thu âm được diễn ra hiệu quả. Cùng với đó là sự thống nhất giờ giấc địa điểm cùng với kỹ thuật phòng thu hay ekip có liên quan.

2.5. Kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp tại hiện trường

Quá trình thực hiện tác phẩm tốt nghiệp đã giúp bản thân tôi rút được một số kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp tại hiện trường.

Chủ động, linh hoạt, nhanh nhạy nắm bắt tình hình

Trong quá trình sản xuất thực tế tại hiện trường, mặc dù đã trải qua quá trình khảo sát tuy nhiên vẫn có tình huống xảy ra. Những lúc như vậy phóng

viên cần phải chủ động, linh hoạt để giải quyết vấn đề, đảm bảo được mục đích và nội dung truyền tải của chương trình.

Cùng với đó trong quá trình làm cũng cần chú ý quan sát và nhanh nhạy nắm bắt vấn đề. Khi ra hiện trường sản xuất, đôi khi có những tình huống không nằm trong kịch bản, nếu như biết quan sát mỗi phóng viên sẽ có được những câu chuyện, đoạn ghi âm phát sinh ngoài kịch bản nhưng có nội dung thông tin cao.

Giữ bình tĩnh trước tình huống

Trong quá trình phỏng vấn nhân vật, có những tình huống bên lề đôi khi khiến ta lúng túng. Ví dụ như nhân vật cảm thấy bị tổn thương khi chia sẻ câu chuyện của mình. Bản thân là một phóng viên, tác giả phải giữ được tinh thần bình tĩnh, tìm cách gỡ bỏ mọi khúc mắc, giúp nhân vật tự tin hơn trong việc chia sẻ câu chuyện cá nhân. Việc giữ được sự bình tĩnh, tinh thần vững chính là yếu tố không thể thiếu của mỗi phóng viên trong quá trình tác nghiệp.

Thể hiện được sự hiểu biết, kiên quyết bảo vệ chính kiến khi làm việc với nhân vật

Đối với mỗi phóng viên khi đi sản xuất tác phẩm, cần phải luôn nắm rõ tình hình và có hiểu biết về vấn đề đang đề cập. Quá trình giao tiếp và thể hiện được sự hiểu biết của phóng viên sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tin tưởng, cởi mở trong giao tiếp đối với nhân vật. Tối kị nhất những câu hỏi bị hớ, khiến người khác phát hiện mình không hề có kiến thức về lĩnh vực này. Đặc biệt là khi trao đổi với chuyên gia hoặc nhân vật về những vấn đề đang đề cập tới trong quá trình phỏng vấn.

Đối với chuyên gia, tuy là một phóng viên phỏng vấn để lấy thông tin tư vấn của chuyên gia, Luật sư, song không phải vì thế mà phóng viên được phép đặt những câu hỏi ngô nghê, thiếu hiểu biết vấn đề. Tránh tình huống những vị khách mời, chuyên gia đánh giá tay nghề phóng viên còn non yếu, chưa có nhiều kinh nghiệm.

Đối với nhân vật, đôi khi trong quá trình ghi hình không tránh khỏi việc gặp phải những nhân vật khái tính và thích chỉ đạo phóng viên làm theo ý mình. Trong những tình huống như vậy cần phải kiên quyết bảo vệ chính kiến, và kịch bản đã định sẵn để đảm bảo nội dung và sự chủ động của biên tập. Cần thuyết phục và đưa rõ quan điểm triển khai vấn đề giúp cho nhân vật hiểu và hợp tác với phóng viên.

2.6. Kinh nghiệm khi thực hiện Diễn đàn Sóng trẻ

Kinh nghiệm về việc lựa chọn khách mời

Khách mời phải đại diện cho các góc nhìn khác nhau về vấn đề, họ phải thật sự am hiểu về chủ đề hoặc từng trải nghiệm vấn đề đó. Bản thân biên tập viên khi trao đổi cần làm rõ những vấn đề sẽ đề cập đến trong tọa đàm cùng với khách mời. Ngoài ra, tác giả cũng cần lưu ý đến việc khách mời của mình có bị nói lắp hay không, thái độ giao tiếp có chân thành, cởi mở…

Thực hiện tốt những kỹ năng trong thực hiện tọa đàm phát thanh, phóng

Một phần của tài liệu Chương trình phát thanh sóng trẻ, phát sóng ngày 07052018 trên sóng fm của đài phát thanh và truyền hình hà nội chủ đề “hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính và những triển vọng pháp lí tại việt nam” (Trang 69 - 79)