3.1. Nhà trường nên liên kết với các Đài, sản xuất thêm nhiều chương trình như Sóng trẻ hơn nữa, tạo môi trường rèn nghề cho sinh viên
Dù không tham gia vào CLB Phát thanh Sóng trẻ nhưng chỉ với 1 số tự làm tất tần tật mọi khâu từ hậu cần cho đến phóng viên, biên tập viên, tôi thấy bản thân đã tích lũy được rất nhiều kỹ năng làm nghề. Tuy nhiên, Sóng trẻ mỗi tuần chỉ được phát sóng 1 số nhưng trong khi đó, có rất nhiều bạn sinh viên mong muốn được rèn nghề, tạo cơ hội thực hành trong môi trường này. Vì vậy, nếu cứ chờ thời gian xoay vòng để tới lượt mình được thực hành thì sẽ rất lâu. Điều đó đã và đang dẫn đến tình trạng sinh viên không có nhiều cơ hội để được thực hành, sản xuất chương trình liên tục.
Vì lí do đó, tôi mong rằng, nhà trường, ban lãnh đạo khoa sẽ có những bản hợp tác chiến lược với các cơ quan báo đài, để mang về cho sinh viên nhiều chương trình tầm cỡ như Sóng trẻ, để sinh viên có cảm giác được trở thành một phóng viên chuyên nghiệp, làm quen với tác phong của một nhà báo hiện đại. Ngoài ra, những buổi rèn luyện, nâng cao, đào tạo kỹ năng cũng nên thường xuyên được tổ chức để không tạo ra khoảng cách lớn về chất lượng giữa các số phát sóng của chương trình.
3.2. Cần tăng thời lượng chương trình, nhất là chuyên mục Diễn đàn Sóng trẻ
Thực tế sản xuất chương trình Sóng trẻ, tác giả nhận thấy, 30 phút là quãng thời gian quá eo hẹp để truyền tải hết nội dung thông tin của 4 chuyên mục chính bên trong. Đặc biệt, phần “Diễn đàn Sóng trẻ” chỉ có duy nhất 15 phút cho toàn bộ phóng sự linh kiện và tọa đàm. Trong khi đó, phóng sự hay chùm câu hỏi phỏng vấn cũng đã lấy đi ít nhất 5 phút, cộng thêm 2 phút dẫn nữa thì chương trình chỉ còn vỏn vẹn 8 phút cho cuộc trao đổi, bàn luận. 8 phút ấy, nếu tác giả không biết chặt lọc thông tin thì cuộc tọa đàm sẽ bị đánh giá là thiếu muối, thậm chí là sơ sài.
Chẳng hạn ở phần này, tác giả có muốn đổi mới phương thức tiếp cận, làm cho chương trình hấp dẫn, phong phú hơn cũng là một chuyện tương đối khó khăn. Chèn thêm một cuộc gọi trực tiếp từ hiện trường, đọc thư của một bạn khán giả giấu tên hay đơn giản chỉ là tạo nên một trò chơi nho nhỏ để tạo không khí thư giãn cho khách mời… tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng chiếm khá nhiều thời lượng. Nếu thực hiện những công việc kể trên thì thử hỏi, tọa đàm sẽ còn lại gì, tọa đàm sẽ làm thế nào để có thể vừa truyền tải hết được nội dung thông tin, vừa đem đến chất xúc tác, lôi cuốn thính giả mạnh mẽ hơn…Chính bởi lí do đó, tôi tha thiết đề nghị ban lãnh đạo Đài PTTH Hà Nội sẽ mở rộng thời lượng cho chương trình để Sóng trẻ thực sự là diễn đàn, là cầu nối gắn kết người trẻ Thủ đô.
3.3. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá
Qua quá trình khảo sát và theo dõi, tôi nhận thấy, chất lượng của chương trình Sóng trẻ nhìn chung khá tốt song lượt người nghe trên Youtube của chương trình rất thấp. Đa phần các chương trình đã lên sóng trên Youtube, lượt người nghe chỉ chưa đến 100 views. Thực tế đó cho thấy, bản thân tôi cũng như ban lãnh đạo CLB Phát thanh Sóng trẻ cần phải có những biện pháp, lộ trình
phù hợp, đẩy mạnh hoạt động quảng bá để chương trình thực sự lan tỏa đến công chúng.
Tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp sau:
- Chạy quảng cáo trên fanpage, giúp dư luận nhớ đến cái tên Sóng trẻ và lắng nghe nó nhiều hơn.
- Kêu gọi bạn bè, người thân lắng nghe chương trình mình thực hiện.
- Xin tài trợ và dùng tiền đó để nhờ các fanpage lớn hơn share mỗi số Sóng trẻ được phát sóng.
- Nghĩ ra các minigame, cuộc thi,… để mọi người tham gia và biết đến Sóng trẻ nhiều hơn.
- Đẩy mạnh quảng bá trên Sóng Đài PTTH Hà Nội.
- Tạo banner quảng cáo trên trang web của Đài PTTH Hà Nội.
Trên đây chính là toàn bộ những đề xuất, kiến nghị của tôi trong quá trình tham gia thực hiện tác phẩm tốt nghiệp. Hi vọng rằng, chương trình sẽ có sự đổi mới cần thiết để thu hút thêm nhiều khán thính giả theo dõi chương trình. Đồng thời, các bạn sinh viên những khóa tiếp theo sẽ giữ được ngọn lửa nhiệt huyết, yêu nghề… đưa Sóng trẻ trở thành một trong những chương trình phát thanh hấp dẫn nhất, là địa chỉ vàng của thính giả trẻ Thủ đô háo hức chờ đón mỗi chiều thứ 2 hàng tuần trên làn sóng FM90MHz của Đài PTTH Hà Nội.
KẾT LUẬN
Hơn 4 tháng làm tác phẩm tốt nghiệp đã tạo cho tôi cơ hội để rèn luyện mình trở thành một nhà báo “đa zi năng”, là cơ hội tốt để tôi trưởng thành và thể hiện được năng lực cá nhân của mình. Dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng, chương trình phát thanh Sóng trẻ số 19, với chủ đề “Hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính và những triển vọng pháp lí tại Việt Nam” với thời lượng 30 phút đã hoàn thiện và được phát sóng vào 17h30 phút thứ 2, ngày 07/05/2018 trên làn sóng FM 90MHz của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội.
Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, tôi nhận thấy rằng, chủ đề về người chuyển giới vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Vì chưa có những kiến thức cơ bản về nhóm người này nên một bộ phận người dị tính đã có những hiểu lầm, định kiến về người chuyển giới trong xã hội, gây ra những hậu quả không đáng có. Theo “Nghiên cứu về Các hình thức phân biệt đối xử mà người chuyển
giới từng trải qua vì thể hiện giới của mình” (do Viện Nghiên cứu Isee thực
hiện vào năm 2014) cho thấy, có tới 69,7 người chuyển giới bị gọi một cách xúc phạm, 48,9 % bị sỉ nhục, bêu rếu trước mặt người khác, 38,7% bị xa lánh, cô lập, 51,1% bị đối xử không công bằng, 61,2% bị bắt thay đổi cách đi đứng, ăn mặc và hơn 12,5% bị đánh đập, bạo hành, thương tích.
Ngoài ra, cũng theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường Isee về các tình huống gặp khó khăn với giấy tờ của người chuyển giới, có đến 50,4% người chuyển giới gặp vấn đề khó khăn khi giao tiếp với mọi người xung quanh, 54,8% tại nơi làm việc, 34,1 % trong việc thực hiện giao dịch kinh doanh, sở hữu tài sản, 61,5% trong việc sử dụng máy bay, ngân hàng, y tế và 79% khi khai báo thông tin, làm thủ tục hành chính.
Điều đó càng cho thấy sự cần thiết thực hiện chương trình về chủ đề liên quan đến việc hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính trong chương trình Phát
thanh Sóng trẻ, một chương trình đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, yêu mến của giới trẻ Thủ đô nhằm nâng cao nhận thực của giới trẻ về người chuyển giới, góp phần đẩy lùi sự kỳ thị, phân biệt đối xử với họ trong xã hội và cao hơn là thúc đẩy sự đấu tranh đòi quyền và lợi ích hợp pháp cho người chuyển giới.
Để đạt được mục đích trên, trong quá trình thực hiện tác phẩm tốt nghiệp của mình, tôi đã trải qua các bước như: tìm kiếm, lựa chọn đề tài; xây dựng ý tưởng và lên kế hoạch thực hiện; xây dựng kịch bản chi tiết; thu chương trình; biên tập hậu kỳ và tiếp thu phản hồi từ thính giả.
Nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô Hằng, tôi đã vượt qua được những khó khăn trong quá trình thực hiện tác phẩm. Phải nói rằng, quá trình ấy đã cho tôi nhiều trải nghiệm mới mẻ, được sử dụng tối đa những kiến thức đã được học tập, tôi luyện xuyên suốt 4 năm dưới mái trường báo chí. Thực hiện tác phẩm tốt nghiệp cùng thời điểm với quãng thời gian thực tập, điều này cũng gây cho tôi những khó khăn nhất định. Song, bằng sự quyết tâm, tôi đã cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành trọn vẹn nhất mọi công việc.
Qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới khoa Phát thanh – Truyền hình vì khoa đã phối hợp với Đài PTTH Hà Nội, tạo nên một môi trường rèn nghề đầy ý nghĩa.
Trong quá trình thực hiện tác phẩm của mình, bản thân tôi cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy, tôi luôn mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo và Hội đồng chấm thi để tác phẩm của mình trở nên hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc đến những thầy cô giáo đang dành cả tuổi thanh xuân để vun đắp cho sự nghiệp trồng người, chúc chương trình Sóng trẻ luôn được khán giả Thủ đô tin yêu, theo dõi.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
2. TS. Đinh Thị Thu Hằng (2013), Báo Phát thanh- Lý thuyết và kỹ
năng cơ bản, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
3. Học viện Báo chí và Tuyên truyền – Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE), Khảo sát hình ảnh LGBT trên báo chí.
4. TS. Phạm Quỳnh Phương, Lương Thế Huy, Có phải bởi tôi là LGBT?” – Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại
Việt Nam, Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE), Hà Nội.
5. T.S Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai Thanh Tú, Khát
vọng được là chính mình: Người chuyển giới ở Việt Nam, Viện nghiên cứu Xã
hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE), Hà Nội.
6. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền- Đài Tiếng nói Việt Nam (2002), Báo Phát thanh, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
7. TS. Phạm Quỳnh Phương (2013), Người đồng tính, song tính và
chuyển giới ở Việt Nam – Tổng luận các nghiên cứu, Viện nghiên cứu Xã hội,
Kinh tế và Môi trường (ISEE), Hà Nội.
8. Nhóm tác giả, Pháp luật về người chuyển giới: Câu chuyện tại Việt Nam, những lo ngại và kinh nghiệm quốc tế, Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE), Hà Nội.
9. Nhóm tác giả , Góp ý sửa đổi Bộ Luật Lao động – Khuyến nghị của người đồng tính, song tính, chuyển giới, Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE), Hà Nội.
10. Mai Thanh Tú, Bạo hành gia đình với người đồng tính, song tính
11. Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE), Quan điểm của Liên hợp quốc về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT), Hà Nội.
12. V.V. Xmirnop (2004), Các thể loại báo chí phát thanh, Nxb Thông Tấn, Hà Nội. (Đào Tấn Anh dịch).
Các trang web:
1. Website của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường -
isee.org.vn
2. Website của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường –
thuvien.lgbt
3. Website của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội - hanoitv.vn
4. Trang tin điện tử Sóng trẻ – www.songtre.tv
5. Website của Hiệp hội phát thanh châu Á - www.radioasia.org
6. Các trang mạng xã hội: facebook.com, http://sukienhay.com,
http://sukien.net, http://ybox.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thống kê kết quả khảo sát của tác giả về thực tiễn hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính tại Việt Nam với đối tượng là người chuyển giới.
(Khảo sát được thực hiện trên qua hình thức online với 50 phiếu tham gia, số phiếu hợp lệ là 45)
Câu 1: Bạn là?
Câu trả lời Số phiếu Tỷ lệ Chuyển giới nam 4 8,8% Chuyển giới nữ 6 13,3% Là người chuyển
giới nhưng chưa tiêm hooc môn hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục
35 77,9%
Câu 2: Bạn đã từng bị kỳ thị vì là người chuyển giới hay chưa?
Tổng số phiếu được tham gia trả lời câu hỏi này là 45
Câu trả lời Số phiếu Tỷ lệ Đã từng (trả lời
tiếp câu 3)
45 100%
Chưa bao giờ 0 0%
Câu 3: Mức độ mà bạn đã từng bị kỳ thị ?
Tổng số phiếu được tham gia trả lời câu hỏi này là 45 (Có thể chọn nhiều đáp án)
Câu trả lời Số phiếu Tỷ lệ Tránh mặt, hạn chế 34 75,5 %
tiếp xúc
Chọc ghẹo, dùng những từ ngữ mang tính miệt thị (con bóng, xăng pha nhớt, hai thì, đa hệ, tám vía, bê đê,..)
42 56 % Đe dọa 7 15,5 % Đánh đập, tra tấn 3 6,6 % Xâm phạm tình dục 2 4,4 % Khác 0 0%
Câu 4: Khi bị kỳ thị, bạn đã từng nghĩ đến việc?
(Có thể chọn nhiều đáp án)
Tổng số phiếu được tham gia trả lời câu hỏi này là 45
Câu trả lời Số phiếu Tỷ lệ
Tự tử 13 28,8% Tự giày vò bản thân 23 51,1% Cố tìm cách thay đổi bản thân 26 57,7 % Tìm cách giải thích cho mọi người hiểu về bạn 35 77,8% Mặc kệ và sống đúng với bản thân mình 37 82,3% Tìm cách phản 5 11,1%
kháng lại
Câu 5: Bạn cảm thấy như thế nào khi Điều 37 Bộ Luật Dân sự được thông qua?
Tổng số phiếu được tham gia trả lời câu hỏi này là 45
Câu trả lời Số phiếu Tỷ lệ
Vui vẻ 45 100%
Bình thường 0 0%
Không quan tâm 0 0 %
Khác 0 0 %
Câu 6: Thực tiễn việc thực hiện hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính có khiến bạn cảm thấy hài lòng?
Tổng số phiếu được tham gia trả lời câu hỏi này là 45
Câu trả lời Số phiếu Tỷ lệ
Hài lòng 0 0 %
Hụt hẫng ((trả lời tiếp câu 7, câu 8)
42 93,3%
Không hài lòng (trả lời tiếp câu 7, câu 8)
3 6,7%
Khác 0 0 %
Câu 7: Vì sao bạn cảm thấy không hài lòng và hụt hẫng?
(Có thể chọn nhiều đáp án)
Câu trả lời Số phiếu Tỷ lệ Vì quyền lợi chỉ
dành cho người đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính 35 77,8% Chưa có cơ sở y tế nào đủ thẩm quyền để công nhận người chuyển giới 23 51,1% Gặp khó khăn về thủ tục hành chính 25 55,6 %
Bị từ chối thay đổi họ tên
7 15,5 %
Gặp khó khăn khi sử dụng các dịch vụ, tiện ích xã hội (đi máy bay, ngân hàng…)
28 62,3%
Khác 0 0%
Câu 8: Bạn mong chờ điều gì ở các nhà làm luật khi họ đang đề xuất ý kiến về việc cho ra đời Bộ Luật mới liên quan đến người chuyển giới?
(Có thể chọn nhiều đáp án)
Tổng số phiếu được tham gia trả lời câu hỏi này là 45.
Câu trả lời Số phiếu Tỷ lệ Công nhận người
chuyển giới kể cả khi họ chưa trải qua phẫu
thuật hoặc tiêm hooc môn Lập ra các bệnh viện, cơ sở y tế có đủ thẩm quyền chứng nhận, thăm khám cho người chuyển giới
45 100%
Có chế tài xử phạt những người có hành vi kỳ thị, phân biệt người chuyển giới
7 15,5 %
Đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người chuyển giới, giúp họ hòa nhập hơn với xã hội
34 75,5 %
Phụ lục 2: Tổng hợp những chia sẻ của các bạn trẻ về người chuyển giới trong xã hội, thông qua Confession tác giả tự lập mang tên Thấu cảm
(Tất cả những người tham gia chia sẻ đều không bắt buộc công khai danh tính)
#1: “Chuyển giới không phải là bệnh và chẳng ai có quyền chọn cho mình giới tính khi sinh ra. Vì vậy, chẳng có lý do gì để chúng ta kỳ thị họ cả! Nếu họ muốn được sống thật là chính mình, hãy tôn trọng quyết định của họ bởi đó là những vấn đề mang tính riêng tư, cá nhân.”
#2: “Tôi đã công khai là người chuyển giới được 5 năm. Mỗi lần đi ra phường, các cán bộ thường xem đi xem lại giấy tờ tùy thân của tôi rồi sau đó hỏi đi hỏi lại về nhân thân khiến tôi vô cùng khó chịu. Hay mỗi lần lên máy bay,