1.1. Tìm kiếm, lựa chọn đề tài
Việc tìm kiếm được nguồn đề tài cực kì quan trọng đối với mỗi phóng viên nói riêng và cả sự tồn tại của một chương trình nói chung. Bởi đề tài có hay, có hấp dẫn, có mang tính thời sự cao, đáp ứng thị hiếu của khán giả thì mới có thể thu hút được công chúng tiếp cận với sản phẩm báo chí của mình.
Bản thân tôi quan niệm, một phóng viên giỏi là một phóng viên luôn có sự nhạy cảm nhất định với các vấn đề nổi cộm của xã hội. Vì vậy, sau một thời gian dài tìm hiểu, cân đo đong đếm, tôi quyết định chọn đề tài liên quan đến nhóm người chuyển giới. Đã có nhiều bài báo, bài nghiên cứu khai thác tuyến đề tài này, vì vậy, cái khó của tôi chính là việc tìm ra một góc độ hấp dẫn, mới mẻ nhưng phải thực sự được dư luận xã hội quan tâm. Và sở dĩ, tôi chọn góc độ pháp lí để triển khai cho đề tài liên quan đến người chuyển giới trong tác phẩm của mình là bởi, giới trẻ - họ đang có những quan điểm sai trái, nhận thức chưa đúng đắn về người chuyển giới nên sự kỳ thị, phân biệt đối xử với nhóm người này là chuyện “xảy ra như cơm bữa”. Mặc khác, trong những năm tháng cộng tác cho các cơ quan báo chí, khi viết bài, tôi có được tiếp xúc và làm quen với nhiều người chuyển giới. Trong quãng thời gian ấy, tôi nhận thấy có một thực tế mà không ai có thể phủ nhận được rằng: Người chuyển giới, bằng những vị trí, công việc khác nhau, họ đã và đang cống hiến hết mình năng lực trí tuệ, sức khỏe và sự sáng tạo cho xã hội không thua bất cứ ai. Cho nên, họ xứng đáng được đối xử một cách công bằng về quyền và lợi ích hợp pháp chứ không đáng phải sống tủi nhục trong sự kỳ thị của xã hội và sống thu mình trong những rào cản pháp lí. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, đề tài mà mình đã lựa chọn không chỉ có ý nghĩa thời sự, mà còn mang một ý nghĩa nhân văn lớn trong việc thay đổi nhận
thức cộng đồng, hướng đến một xã hội văn minh, không có sự phân biệt đối xử và kỳ thị giữa con người với con người.
1.2. Xây dựng ý tưởng và lên kế hoạch thực hiện
Việc xác định ý tưởng và lên kế hoạch là một bước rất quan trọng để có thể làm được một tác phẩm tốt nghiệp hay. Vì vậy, sau khi đã quyết định lựa chọn và cảm thấy thực sự tâm huyết với chủ đề cho tác phẩm tốt nghiệp của mình, tôi đã xây dựng ý tưởng, lập đề cương kế hoạch chi tiết cho từng phần, từng chuyên mục trong chương trình để luôn đi đúng hướng, đúng mục đích, nhiệm vụ đã đề ra.
Xác định phần quan trọng nhất trong tác phẩm là phần Diễn đàn Sóng trẻ, trong đó có phần tọa đàm với khách mời, tôi chú trọng và dành nhiều thời gian đầu tư cho phần này. Sau khi lắng nghe các chương trình từ những anh chị khóa trên và trao đổi với giảng viên hướng dẫn, tôi nhận thấy, khách mời chính là yếu tố tiên quyết, tạo nên sự thành công cho tọa đàm. Để có thể chia sẻ lưu loát về vấn đề đang đề cập, bản thân khách mời phải là những người trong cuộc vì hơn ai hết, họ đang phải hàng ngày gặm nhấm những khó khăn ấy. Đó sẽ là tiếng nói chân thực nhất, phản ánh đúng nhất thực trạng cuộc sống hiện tại của những người chuyển giới. Vì thế, tôi chọn La Lam – một người đang có những ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng LGBT và là Hoa khôi Chuyển giới 2016. Bản thân La Lam cũng là khách mời của nhiều chương trình liên quan đến người chuyển giới nên khả năng trò chuyện của cô rất lưu loát, đánh đúng, đánh trúng vấn đề. Tôi hoàn toàn yên tâm với vị khách mời này. Còn với Phong Vương, anh cũng là Cán bộ của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường Isee và là cử nhân Luật học. Vì vậy, tiếng nói của anh vừa mang ý nghĩa đại diện cho một tổ chức hoạt động mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực nghiên cứu và bảo vệ quyền lợi cho người chuyển giới, vừa cung cấp những kiến thức, hiểu biết một cách sâu rộng về vấn đề tác giả truyền tải.
Sau khi đã có đủ khách mời cho chương trình, từ những kế hoạch đã vạch sẵn và đề cương chương trình, tôi bắt đầu tiến hành xây dựng nội dung một cách cụ thể hơn cho từng phần, từng chuyên mục. Từ việc lựa chọn nhân vật để phỏng vấn cho phóng sự, lựa chọn âm nhạc và tiếng động, cho đến lời dẫn sao cho phù hợp, sinh động, tự nhiên, hấp dẫn nhất. Bên cạnh đó, việc luôn giữ cho mình một tâm lý thoải mái để luôn có nguồn cảm hứng dồi dào với tác phẩm cũng được tôi rất chú trọng.
1.3. Xây dựng kịch bản chi tiết
Việc xây dựng kịch bản chương trình phát thanh cần chú ý tổ chức, sắp xếp các thông tin, phần mục theo một trình tự thích hợp, tập hợp những yếu tố quan trọng, giúp cho thính giả dễ dàng nắm bắt cốt lõi vấn đề. Ý thức được điều đó, tôi luôn chú trọng đặt khâu viết kịch bản lên hàng đầu, sao cho có thể chuyển tải những nội dung rõ ràng và hấp dẫn nhất đến thính giả.
Khi xây dựng kịch bản chi tiết, tôi phải tự thay đổi mình để thích hợp với nhiều vai trò: Khi nhạy cảm, nhanh nhạy trước những vấn đề thời sự, có khi lại cẩn trọng, tỉ mẩn với vai trò biên tập viên dàn dựng âm thanh và đôi lúc cũng lãng mạn, sến súa hơn mức bình thường cho việc chọn âm nhạc, tiếng động cho chương trình. Vì thời lượng của chương trình chỉ giới hạn trong vòng 30 phút, trong khi format chương trình đưa ra lại có khá nhiều phần mục. Điều này đòi hỏi tôi phải luôn xem mình là công chúng, thật sự nhập tâm và dùng lý trí phán đoán xem họ muốn nghe gì, nghe như thế nào để chắt lọc những chất liệu có sẵn, đưa vào tác phẩm những thông tin ngắn gọn, cô đúc nhất nhưng cũng không kém phần hấp dẫn.
Bản thân tác giả cũng luôn phải tự đặt mình vào vị trí của công chúng xem họ muốn được nghe gì, để từ đó lựa chọn từ những chất liệu sẵn có đưa vào tác phẩm, sao cho cô đọng nhất, ngắn gọn nhất, nhưng vẫn không kém phần hấp dẫn. Kịch bản chi tiết được thực hiện theo đúng kết cấu của chương trình phát thanh Sóng trẻ như sau:
Phần lời dẫn: Để chương trình của mình không gây thất vọng cho thính
giả ở thời điểm đầu tiên, đồng thời “giữ chân” họ lâu hơn với chương trình, tôi chọn cách viết lời dẫn dễ hiểu, dễ tiếp nhận và tạo không khí trẻ trung, sôi nổi, hào hứng cho người nghe. Đặc biệt, ở phần giới thiệu nội dung chính, tôi chú trọng nêu bật lên những điểm đáng chú ý của từng chuyên mục trong chương trình. Đó chính là “thực đơn” hoàn hảo để thính giả có thể chủ động hơn trong việc tiếp nhận những thông tin mà mình ưa thích.
Bản tin Sóng trẻ: Để thực hiện 5 tin trong phần bản tin, tôi đã lên Internet
và truy cập vào các trang thông tin điện tử như Ybox, sukien.net, sukienhay.com, các fanpage của Trung ương Đoàn, Thành Đoàn Hà Nội và cả mục sự kiện trên Facebook để chọn lựa cho mình những thông tin phù hợp. Trong phần này, tôi ưu tiên lựa chọn những thông tin mang tính thời sự, gần gũi với giới trẻ và thực sự được các bạn trẻ quan tâm, theo dõi. Với những tin yêu cầu phải có âm thanh gốc hay tiếng động hiện trường, tôi đã tham gia trực tiếp sự kiện để phỏng vấn các thành viên ban tổ chức và nhân vật tham gia sự kiện. Yếu tố này khiến bản tin của tôi sinh động, phong phú và hấp dẫn hơn.
Diễn đàn sóng trẻ: Với thời lượng chiếm 50% tổng thời lượng, đây là
chuyên mục quan trọng nhất giúp tôi có thể thể hiện được những kỹ năng đã từng được học ở loại hình phát thanh như: làm tọa đàm, phóng sự…Tôi đã bỏ ra khá nhiều thời gian và công sức để lên nội dung và xây dựng kịch bản cho phần này.
Như đã trình bày ở các phần trước, tôi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài mình đang triển khai và sau đó là tìm khách mời cho chương trình. Sau khi chọn được khách mời, tôi bắt tay vào việc viết kịch bản bao gồm phóng sự, câu hỏi tọa đàm, chùm phỏng vấn. Để cuộc tọa đàm được đi vào một cách trơn tru, tôi đã trình bày những lý do chính đáng cho sự xuất hiện của diễn đàn ngày hôm ấy và mời các khách mời lắng nghe bài phóng sự.
Đối với bài phóng sự trong chương trình, tôi đã có cuộc gặp gỡ riêng với Sun Vũ – một người chuyển giới nam để tìm hiểu về những khó khăn mà bạn ấy gặp phải, cuộc sống của bạn từ sau khi Điều 37 Bộ Luật Dân sự được thông qua và cả những kiến nghị của bạn với tư cách là người trong cuộc. Sau những chia sẻ của Sun Vũ, phóng sự còn trình bày những số liệu thực tế một cách trực quan nhất về những vấn đề có liên quan đến đề tài. Đây là những số liệu tôi chắt lọc từ các bài nghiên cứu, báo cáo trong quá trình tôi đọc và tìm kiếm tài liệu cho đề tài. Số liệu một phần nào đó cũng thể hiện được tính cấp thiết của đề tài.
Tiếp theo đó, tôi tiến hành phỏng vấn anh Minh Đức, văn phòng Luật sư Trí Minh, đoàn Luật sư TP.HCM để lấy ý kiến về việc đề xuất một luật định mới dành cho người chuyển giới, câu chuyện thực tiễn từ Việt Nam và cả những bài học về việc thực hiện việc hợp pháp hóa quyền và lợi ích hợp pháp cho người chuyển giới trên thế giới. Đặc biệt, khi tìm hiểu về đề tài, tôi đã nhận ra rằng, rất nhiều người có những nhận định sai lầm về người chuyển giới. Vì vậy, tôi muốn phóng sự của mình vừa phải giải quyết được những khúc mắc về mặt thông tin, vừa phải có cơ sở khoa học để đạp lại những quan niệm sai lầm mà nhiều người vẫn đang ngộ nhận, đồng thời ánh lên một niềm tin để người chuyển giới lạc quan, tự tin hơn trong cuộc sống.
Sau khi đã hoàn thành phóng sự, tôi bắt tay vào việc xây dựng các câu hỏi cho diễn đàn. Nội dung các câu hỏi là những thông tin về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của sự kỳ thị đối với người chuyển giới. Bên cạnh đó tôi cũng lồng ghép những thắc mắc của thính giả, để cho khách mời tư vấn, giải đáp. Trong đó có cả những đề xuất mới đây của Bộ Y tế và góc nhìn từ những người trong cuộc. Dựa vào những kỹ năng của việc thực hiện phỏng vấn phát thanh để xây dựng câu hỏi theo trình tự hợp lý, tôi đã thu được những thông tin, những câu trả lời đúng trọng tâm. Trong quá trình thực hiện tại phòng thu, tôi cũng lồng ghép với các kỹ năng thực hiện tọa đàm phát thanh để đạt được hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, với vai trò là biên tập viên dẫn tọa đàm, tôi luôn nhận thức được rằng, bản thân mình phải thật sự nhập tâm và am hiểu về chủ đề đang thảo luận. Do đó, tôi hết sức tránh việc đặt những câu hỏi ngô nghê, câu hỏi đã có câu trả lời mà tập trung đặt câu hỏi đúng trọng tâm. Đồng thời, tôi cũng để ý để cảm xúc của khách mời để có thể có những chia sẻ phù hợp, khiến khách mời tự tin, thoải mái trong việc bộc bạch câu chuyện cá nhân và đồng thời cũng để tăng tính tương tác cho phần tọa đàm.
Để tạo không khí thoải mái, tôi đã dành gần 20 phút để trò chuyện thêm với hai khách mời nhằm tạo sự gần gũi đối với họ. Ngoài ra, tôi cũng nhắc nhở khách mời về việc đặt khoảng cách giữa miệng và micro, cũng như hạn chế cử động mạnh để tránh tạp âm khi thu âm và thống nhất cách xưng hô… với mục đích tạo nên cuộc tọa đàm hiệu quả, chất lượng.
Quà tặng âm nhạc:. Tác giả đã dành thời gian nghe, tìm hiểu những ca
khúc truyền cảm hứng, xóa bỏ mọi rào cản, định kiến trong xã hội. Và cuối cùng đã chọn được bài hát “This is me” như trong kịch bản, vì những giai điệu lắng đọng và ca từ đầy ý nghĩa của ca khúc này.
Lăng kính sinh viên: Đối với “Lăng kính sinh viên”, tôi đã có một ngày
trải nghiệm trên chuyến xe của “Về nhà ăn cơm”. Chứng kiến sự xúc động sau bữa cơm của gia đình nhân vật và cả những tâm tư thầm kín khó nói của Bùi Hùng Vĩ, điều đó càng thôi thúc tôi mang dự án vào tác phẩm tốt nghiệp để giới thiệu và giúp nhiều thính giả biết đến dự án hơn nữa. Tác giả lựa chọn đưa câu chuyện của Vĩ vào giới thiệu trong phần đầu chuyên mục, kết hợp với âm nhạc và tiếng động hiện trường sao cho sinh động nhất. Phần thứ hai của chuyên mục, tác giả để MC nữ là người dẫn dắt kết nối giữa phần thứ nhất với cuộc trò chuyện ngắn của tác giả với chị Kiều Oanh, người sáng lập dự án “Về nhà ăn cơm”. Vì thời lượng có hạn, nên tác giả luôn cố gắng đặt mình vào vị trí của công chúng để xem nhu cầu của công chúng muốn biết thêm những thông tin gì về dự án. Từ đó đưa ra những câu hỏi phù hợp, cụ thể.
Bùi Hùng Vĩ – Nhân vật chính của hành trình Về nhà ăn cơm tại TP. Thái Bình.
Chị Kiều Oanh – Trưởng Ban điều hành Dự án 6+, người sáng lập dự án Về nhà ăn cơm.
Các hoạt động bên lề của Về nhà ăn cơm thu hút đông đảo bạn trẻ là người đồng tính, song tính, chuyển giới tại TP.Thái Bình tham gia.
Bữa cơm ấm áp của Bùi Hùng Vĩ và mẹ.
Trong bữa cơm, Hùng Vĩ và mẹ luôn trao cho nhau những cử chỉ yêu thương.
Nụ cười hạnh phúc của Hùng Vĩ khi được mẹ yêu thương, cảm thông.
1.4. Quá trình thu chương trình
Phần phóng sự, chùm câu hỏi trong Diễn đàn Sóng trẻ và Lăng kính sinh viên đã được tôi thực hiện từ trước tại phòng thu và hiện trường. Vì thế, khi thu chương trình, tôi chỉ tập trung dẫn phần tọa đàm cùng hai vị khách mời và các
phần lời dẫn mở đầu, kết thúc, bản tin Sóng trẻ, Quà tặng Âm nhạc cùng MC Thu Hương – một người bạn cùng CLB MC với tôi.
Từng sinh hoạt đều đặn tại CLB AMC, trực thuộc đội Văn nghệ xung kích và cộng với kinh nghiệm tham gia dẫn sự kiện trong những năm tháng sinh viên, tôi mạnh dạn dẫn chương trình tốt nghiệp của mình. Ngoài ra, trong quá trình thu chương trình, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình của thầy Hà, kỹ thuật viên Trung tâm Hỗ trợ và Đào tạo.
1.5. Quá trình biên tập hậu kỳ
Khi đã thu xong các phần, mục trong chương trình, tôi bắt đầu thực hiện khâu hậu kỳ. Vì phần lời dẫn được đọc trong phòng thu theo kịch bản, nên tôi chỉ cần cắt những đoạn MC đọc vấp hoặc khoảng cách giữa các câu chữ quá xa nhau.
Đối với phần “Diễn đàn Sóng trẻ”, phải tự tác giả cắt phần này, vì tác giả là người nắm rõ và hiểu nhất về vấn đề đang được bàn luận. Vì thời gian yêu cầu của chương trình đối với cả chuyên mục này là khoảng 15 phút (1 phút lời dẫn vào diễn đàn + 4 phút phóng sự + 10 phút đàm luận), nên tôi đã phải cắt gọt khá cầu kỳ. Tôi xác định, mục đích của tọa đàm là phải nâng cao nhận thức của giới trẻ về vấn đề truyền tải cho nên tôi đã cắt đi những phần tương tác của