Mục tiêu: Dẫn dắt, tạo tâm thế cho HS tìm hiểu tác phẩm

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) KINH NGHIỆM vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP, kĩ THUẬT dạy học TÍCH cực vào dạy văn bản NGƯỜI lái đò SÔNG đà của NGUYỄN TUÂN NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực, CHỦ ĐỘNG, SÁNG tạo (Trang 29 - 31)

- Phương pháp: Hoạt động cá nhân thông qua kĩ thuật động não và kĩ thuật trình bày một phút

- Hình thức tổ chức hoạt động: Gv trình chiếu một số câu thơ trong hai văn bản “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Việt Bắc” của Tố Hữu, yêu cầu Hs trả lời câu hỏi có liên quan.

- Phương tiện thực hiện: Giáo án giảng dạy, máy chiếu.

HĐ của GV và HS Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Khởi động

Kĩ thuật động não, kĩ thuật trình bày một phút

Bước 1: Gv đọc cho học sinh nghe một số câu thơ viết về vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình và sự hung bạo của thiên nhiên Tây Bắc ở hai văn bản “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Việt Bắc” của Tố Hữu:

“…Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

(Trích Tây Tiến - Quang Dũng) “…Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

-Thiên nhiên vùng Tây Bắc Bộ trong hai bài thơ Tây Tiến và Việt Bắc vừa đầy khắc nghiệt, dữ dội vừa thơ mộng, hiền hòa và trữ tình

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người dan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” (Trích Việt Bắc - Tố Hữu)

Sau đó GV đặt câu hỏi cho học sinh: Nêu cảm nhận chung của em về thiên nhiên vùng Tây Bắc Bộ Việt Nam qua một số câu thơ trong bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) và Việt Bắc (Tố Hữu) mà cô vừa đọc?

Bước 2: Hs nhận nhiệm vụ, trả lời nhanh câu hỏi tại lớp.

Bước 3: Gv nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Đất nước Việt Nam vốn giàu và đẹp bởi “Rừng vàng biển bạc”. Phải chăng vì vậy mà đề tài ca ngợi vẻ đẹp của nhiên nhiên, đất nước, con người luôn là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà thơ, nhà văn. Đã có rất nhiều tác phẩm hay viết về đề tài này. Một trong những sáng tác đó phải kể đến tác phẩm “Người lái đò sông Đà” in trong tập tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân. Tác phẩm không chỉ thể hiện vẻ đẹp của hình tượng con sông Đà, điển hình cho vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc mà còn tái hiện vẻ đẹp tài hoa, quả cảm của ông lái đò. Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu văn bản này.

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức (40 phút)

- Mục tiêu: Tổ chức, dẫn dắt học sinh tìm hiểu hệ thống kiến thức của bài học (Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Tuân, về hoàn cảnh ra đời, thể loại và nội dung và nghệ thuật của tác phẩm); Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản theo đúng đặc trưng thể loại; Hình thành năng lực ngôn ngữ.

- Phương pháp: Sử dụng kết hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp, kĩ thuật KWL, kĩ thuật điền khuyết…

- Hình thức tổ chức dạy học: Kết hợp tổ chức hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân.

- Phương tiện thực hiện: Giáo án, Sgk, tài liệu tham khảo.

HĐ của GV và HS Yêu cầu cần đạt

1. Tìm hiểu tiểu dẫn

Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu nội dung kiến thức phần tiểu dẫn thông qua các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp, phương pháp thuyết trình

Bước 1: GV yêu cầu Hs đọc phần tiểu

dẫn trong SGK,

sau đó yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi theo hình thức vấn đáp

(?)Dựa vào phần tiểu dẫn trong Sgk kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Tuân?

(?)Dựa vào phần tiểu dẫn em hãy trình bày xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, chủ đề văn bản “Người lái đò sông Đà”?

(?)Nêu hiểu biết của em về thể loại tùy bút?

Bước 2: Hs tiếp nhận nhiệm vụ, giáo

viên quan sát giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn.

Bước 3: Đại diện Hs trả lời câu hỏi,

các học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. Gv nhận xét, tổng hợp.

Gv cung cấp thêm cho Hs những kiến thức về tác giả Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân được mệnh danh là nhà văn “duy ” “người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp”. Ông là người có cá tính mạnh mẽ, có lối sống tự do phóng túng và có ý thức sâu sắc về “cái tôi” cá nhân. Nguyễn Tuân tìm đến thể tùy bút như một tất yếu với cá tính “Ngông”. Nguyễn Tuân được đánh giá là một

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) KINH NGHIỆM vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP, kĩ THUẬT dạy học TÍCH cực vào dạy văn bản NGƯỜI lái đò SÔNG đà của NGUYỄN TUÂN NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực, CHỦ ĐỘNG, SÁNG tạo (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w