đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ngợi ca vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữu tình, thơ mộng của thiên nhiên, và nhất là của con người lao động bình dị ở Tây Bắc.
2. Nghệ thuật:
- Tác phẩm cho thấy sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.
Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức bài học
- Phương pháp: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực: phương pháp vấn đáp - Hình thức tổ chức dạy học: Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.
- Phương tiện thực hiện: Giáo án, máy chiếu.
Hoạt động của Gv và HS Yêu cầu cần đạt
Gv hướng dẫn Hs thực hiện hoạt động luyện tập thông qua phương pháp vấn đáp
Bước 1: Gv nêu câu hỏi, Hs lần lượt trả lời các câu hỏi vấn đáp sau:
Câu hỏi 1: Dòng nào sau đây không phù hợp với Nguyễn Tuân?
Đáp án [1]='B' [2]='A' [3]='B'
A. Là nhà văn có phong cách tài hoa, độc đáo, uyên bác B. Là nhà văn của nông dân, nông thôn.
C. Là nhà văn “vang bóng một thời” với các giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc.
D. Là nhà văn chú ý đến những sự vật, sự việc gây cảm giác mãnh liệt.
Câu hỏi 2: “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân được viết theo thể loại gì?
A. Kí B. Tùy bút C. Tiểu thuyết D. Truyện ngắn
Câu hỏi 3:Cảm hứng sáng tạo của tập tùy bút “Sông Đà” được khơi gợi chủ yếu từ hiện thực nào ?
A. Hiện thực cuộc kháng chiến hào hùng ở Tây Bắc. B. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc. C. Hình ảnh con Sông Đà.
D. Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc.
Câu hỏi 4: Giá trị nội dung của tùy bút “Người lái đò sông Đà” là:
A.Thể hiện tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ, vừa thơ mộng, vừa trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc
B. Thể hiện vẻ đẹp của con người lao động bình dị, tài hoa, quả cảm ở Tây Bắc
C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu hỏi 5: Biện pháp tu từ nào được Nguyễn Tuân sử dụng nhiều nhất khi khắc họa hình tượng con sông Đà
A. Cường điệu B. So sánh C. Nhân hóa D. Ẩn dụ
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ,thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, giáo viên cung cấp đáp án
[4]='C' [5]='C'
Hoạt động 4: Luyện tập vận dụng (8 phút)
Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức đã học vào trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản Phương pháp: Sử dụng kết hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực:
Hình thức tổ chức dạy học: Kết hợp giữa hoạt động cá nhân và làm việc nhóm Phương tiện thực hiện: Giáo án, máy chiếu
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
Gv hướng dẫn Hs thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng thông qua phương pháp nêu và
giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho Hs từ một đoạn văn trong văn bản “Người lái đò sông Đà”
(…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về (…)
( Trích Tuỳ bút Sông Đà-Nguyễn Tuân) 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?
2. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, Gv chốt kiến thức
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức miêu tả là chính.
2. Nội dung chính của đoạn văn
bản trên: Miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà khi nhìn từ trên cao.
3. Câu văn Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân :
- Biện pháp tu từ so sánh : Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình
Hiệu quả nghệ thuật: So sánh sông Đà với áng tóc trữ tình, Nguyễn Tuân đã gợi vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của dòng sông, tràn đầy sức sống của một thiếu nữ đang độ xuân thì, vừa kiều diễm, vừa đầy nữ tính. Qua đó, tác giả thể hiện cái nhìn yêu mến tha thiết vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo (5 phút)
- Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng sáng tạo, năng lực tự học và mở rộng kiến thức. - Phương pháp: Tự học
- Hình thức: Gv giao nhiệm vụ, Hs về nhà tự thực hiện. - Phương tiện: Giáo án, Sgk, tài liệu tham khảo.
1. Làm câu hỏi phần luyện tập 2. Sưu tầm các bài viết về tác phẩm.
3. Vẽ sơ đồ tư duy hình tượng con sông Đà
4. Củng cố, dặn dò(2 phút):
- Học bài cũ: Nắm được những nét chính về tác giả Nguyễn Tuân, văn bản “Người lái đò sông Đà”. Cảm nhận được hai hình tượng thể hiện trong văn bản: hình tượng con sông Đà và hình tượng người lái đò sông Đà cùng những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân