Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đảng viên trong học viên ở

Một phần của tài liệu Công tác phát triển đảng viên trong học viên học viện kỹ thuật quân sự, bộ quốc phòng hiện nay (Trang 26 - 29)

học viên ở Học viện Kỹ thuật Quân sự hiện nay

2.1.1. Khái quát về Học viện Kỹ thuật Quân sự

Học viện Kỹ thuật Quân sự được thành lập theo Quyết định số 146/CP ngày 08/8/1966 của Hội đồng Chính phủ với tên gọi ban đầu là “Phân hiệu II Đại học Bách khoa”. Ngày 28/10/1966, tại Hội trường lớn Đại học Bách khoa, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Bộ Quốc phòng long trọng tổ chức Lễ thành lập Phân hiệu II Đại học Bách khoa, đồng thời khai giảng khoá đào tạo đầu tiên. Từ đó, ngày 28/10/1966 được chọn là Ngày truyền thống của Học viện Kỹ thuật Quân sự. Ngày 13/6/1968, Thủ tướng Chính phủ quyết định đổi tên “Phân hiệu II Đại học Bách khoa” thành trường Đại học Kỹ thuật Quân sự và ngày 15/12/1981, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Học viện Kỹ thuật Quân sự trên cơ sở trường Đại học Kỹ thuật Quân sự. Ngày 06/6/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định cho phép Học viện Kỹ thuật Quân sự mang thêm tên gọi Đại học kỹ thuật Lê Quý Đôn. Ngày 31/01/2008, Học viện Kỹ thuật Quân sự được Chính phủ quyết định bổ sung vào danh sách các trường đại học trọng điểm quốc gia.

Sứ mệnh của Học viện Kỹ thuật Quân sự là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển, sản xuất chế thử, chuyển giao công nghệ tiên tiến và hội nhập quốc tế, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam. Mục tiêu đào tạo của Học viện Kỹ thuật Quân sự là: Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chỉ huy quản lý kỹ thuật chất lượng cao có trình độ đại học, sau đại học cho Quân đội và đất nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Tổ quốc, với Nhân dân; có trình độ kiến thức nền vững chắc, kiến thức chuyên ngành chuyên sâu; có tác phong chính quy và có năng lực toàn diện trong chỉ huy, quản lý, tổ chức, điều hành và huấn luyện bộ đội; có năng lực ngoại ngữ, công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu

22

hoạt động chuyên môn và hội nhập quốc tế; có sức khỏe tốt; có khả năng tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ và thích nghi với mọi hoàn cảnh; có khả năng phát triển thành chuyên gia đầu ngành hoặc đảm nhiệm được các chức vụ cao hơn, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phương châm giáo dục - đào tạo của Học viện là: Cơ bản, hệ thống, toàn diện, chuyên sâu.

Nhiệm vụ chính của Học viện là: Đào tạo cán bộ kỹ thuật và quản lý kỹ thuật có trình độ đại học (42 chuyên ngành quân sự, 25 chuyên ngành dân sự), thạc sĩ (17 ngành), tiến sĩ (12 ngành); nghiên cứu khoa học, tư vấn khoa học kỹ thuật, triển khai dịch vụ khoa học công nghệ,… phục vụ quốc phòng - an ninh và kinh tế - xã hội.

Từ khi thành lập đến nay, Học viện đã và đang đào tạo 53 khóa học viên quân sự bậc đại học, 16 khóa sinh viên dân sự bậc đại học, 29 khóa thạc sĩ, 37 khóa tiến sĩ và các loại hình đào tạo khác, cung cấp hàng vạn cán bộ kỹ thuật và quản lý kỹ thuật phục vụ cho nhiệm vụ của quân đội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trải qua 52 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, Quân đội tặng 01 danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới, 01 Huân chương Hồ Chí Minh, 01 Huân chương Độc lập hạng Nhất, 01 Huân chương Độc lập hạng Nhì, 01 Huân chương Độc lập hạng Ba, 02 Huân chương Quân công hạng Nhất, 01 Huân chương Quân công hạng Nhì, 01 Huân chương Lao động hạng Ba, 03 Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

Biên chế tổ chức của Học viện Kỹ thuật Quân sự theo mô hình của một nhà trường trong quân đội và nằm trong hệ thống các trường đại học của quốc gia, bao gồm: Ban Giám đốc Học viện, các cơ quan chức năng (các Phòng, Ban), các khoa giáo viên, viện, trung tâm nghiên cứu và các đơn vị quản lý học viên.

Hoạt động lãnh đạo, chỉ huy, quản lý ở Học viện Kỹ thuật Quân sự theo cơ chế Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam. Đảng bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự được tổ chức và hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng, quyết định của Ban Bí thư, chỉ thị của Quân ủy Trung ương và hướng dẫn của Tổng cục Chính trị. Đảng bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự là tổ chức đảng cấp trên cơ sở, trực thuộc Đảng bộ Quân đội. Tổ chức cơ sở đảng ở

23

Đảng bộ Học viện được thành lập ở cơ quan, khoa giáo viên, viện, trung tâm nghiên cứu và các đơn vị quản lý học viên trực thuộc. Toàn Đảng bộ Học viện có khoảng 3.500 đảng viên. Nhiệm vụ chính trị trung tâm của Đảng bộ Học viện là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.

2.1.2. Đặc điểm chủ thể, đối tượng công tác phát triển đảng viên trong học viên ở Học viện Kỹ thuật Quân sự hiện nay

2.1.2.1. Đặc điểm chủ thể công tác phát triển đảng viên trong học viên ở Học viện Kỹ thuật Quân sự hiện nay

Chủ thể của công tác phát triển đảng viên trong học viên ở Học viện Kỹ thuật Quân sự là cấp ủy và tổ chức đảng các cấp; bao gồm: Thường vụ, Đảng ủy Học viện, Phòng Chính trị, các đảng ủy Tiểu đoàn, chi bộ Đại đội quản lý học viên, chính trị viên, người chỉ huy ở các đơn vị quản lý học viên. Các cấp ủy, tổ chức đảng được tổ chức chặt chẽ, tiến hành hoạt động công tác đảng theo quy định cho từng cấp trên cơ sở Điều lệ Đảng và các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam.

Đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công tác đảng các cấp trong Học viện Kỹ thuật Quân sự có lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn xác định mục tiêu phục vụ lâu dài trong quân đội; được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản, nên tương đối đồng đều về kiến thức và kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng. Thường vụ Đảng ủy Học viện Kỹ thuật Quân sự cũng thường xuyên quan tâm bổ sung, kiện toàn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công tác đảng các cấp, điều này góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng cho phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu công tác xây dựng Đảng.

2.1.2.2. Đặc điểm đối tượng công tác phát triển đảng viên trong học viên ở Học viện Kỹ thuật Quân sự hiện nay

Đối tượng của công tác phát triển đảng viên trong học viên ở Học viện Kỹ thuật Quân sự là những quần chúng học viên đào tạo sỹ quan cấp phân đội.

24

Nhằm đáp ứng yêu cầu từng bước hiện đại hóa quân đội và tiến thẳng lên hiện đại đối với một số quân binh chủng, việc tuyển chọn nguồn đào tạo sĩ quan kỹ sư quân sự đã được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Quốc phòng. Đây là lực lượng trí thức trẻ, sức khoẻ tốt, có trình độ đầu vào đồng đều và cao hơn so với mặt bằng chung của các trường trong và ngoài quân đội, có khả năng nhận thức tốt, nhanh nhạy với cái mới, có lý lịch chính trị được thẩm tra rõ ràng, được tuyển chọn chặt chẽ từ các vùng miền trong cả nước, có định hướng nghề nghiệp, được giáo dục và rèn luyện trong môi trường đặc thù quân sự đòi hòi tính tổ chức, kỷ luật cao, sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên... Bên cạnh những ưu điểm trên thì đối tượng phát triển đảng viên trong học viên ở Học viện Kỹ thuật Quân sự nhìn chung còn hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn chính trị - xã hội. Vì vậy, trong công tác phát triển đảng viên đòi hỏi cấp ủy, tổ chức đảng phải nắm vững những đặc điểm này để có chủ trương, hình thức, phương pháp giáo dục, rèn luyện cụ thể, phù hợp nhằm khơi dậy, phát huy mặt tích cực, ưu điểm, khắc phục mặt tiêu cực, hạn chế; trong đó đặc biệt chú ý bồi dưỡng quan điểm, lập trường giai cấp công nhân cho đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Công tác phát triển đảng viên trong học viên học viện kỹ thuật quân sự, bộ quốc phòng hiện nay (Trang 26 - 29)