Xu hướng biến đổi của nhận thức con người trong thời đại 4.0

Một phần của tài liệu Vấn đề nhận thức trong tác phẩm “chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” và ý nghĩa của nó trong thời đại 4 0 hiện nay (Trang 64 - 73)

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang mang lại cả những cơ hội và thách thức, tác động đến tất cả những quốc gia trên thế giới, khoa học công nghệ sẽ biến những điều tưởng chừng như không thể thành có thể. Năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản phẩm và các loại hình dịch vụ ngày càng tăng thúc đẩy tốc độ và tăng trưởng kinh tế phát triển, nâng cao tính tiện ích cho cuộc sống cá nhân.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ nhanh mà chúng ta có thể dễ dàng thấy được rõ nét những biến đổi trong rõ nét những biến đổi trong cuộc sống. Cuộc cách mạng này, có sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực khác nhau như vật lý, số hóa và sinh học, tạo ra những khái niệm hoàn toàn mới và những bước đột phá có tác động sâu sắc đối với toàn nhân loại.

Nhân loại đang chứng kiến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với tốc độ phát triển như vũ bão. Cuộc cách mạng này đã tác động đến nhận thức của hầu hết các quốc gia và dân tộc trên thế giới bởi lẽ, chưa bao giờ trong lịch sử con người lại đứng trước cùng một lúc nhiều cơ hội và rủi ro đến như vậy. Đứng trước những thành tựu cũng như những thách thức đó, chúng ta cần phải có nhận thức mới để phát huy và tận dụng những thế mạnh và hạn chế những mặt trái của cuộc cách mạng công nghiệp này có như vậy, mới tránh được rủi ro tụt hậu trong cuộc đua nước rút này.

Cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi nhận thức trong lĩnh vực sản xuất. Cuộc cách mạng này khiến lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, tạo ra lượng của cải vật chất khổng lồ cho xã hội. Năng suất lao động tăng nhanh, khoa học – công nghệ trở thành lực lượng lao động trực tiếp, phát triển kinh tế tri thức đang là trọng tâm của giai đoạn hiện nay. Cách mạng công nghiệp 4.0 có tiềm năng lớn để nâng cao mức thu nhập toàn cầu và cải thiện tiêu chuẩn cuộc sống hiện đại của chúng ta, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các công ty lớn nhỏ trên khắp thế giới liên kết và phát triển. Cách mạng công nghiệp 4.0 kết hợp tất cả các nghiên cứu tiến tiến về sinh học, công nghệ và tự động hóa công nghiệp để nâng cao chất lượng cuộc sống hiện đại, nó sẽ mở ra một cách mới để chúng ta sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả và cải thiện cuộc sống của mọi người.

Kỷ nguyên 4.0 đã và đang tạo ra những lợi ích hết sức to lớn đối với nhận thức người tiêu dùng. Người tiêu dùng dường như là người được hưởng

lợi nhiều nhất từ cuộc cách mạng công nghiệp này. Bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra các sản phẩm và các dịch vụ mới với chi phí không đáng kể nhằm phục vụ người tiêu dùng là chủ yếu. Chúng ta hoàn toàn có thể trải nghiệm các dịch vụ chỉ với một vài thao tác trên các thiết bị thông minh như gọi taxi, đặt vé máy bay, mua sắm online, hay thanh toán hóa đơn ...và vô số các ứng dụng tiện ích khác đang làm cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng và năng suất hơn bao giờ hết.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này chính là động lực, để các nước có cùng xuất phát điểm vươn lên nắm bắt cơ hội đuổi kịp các quốc gia khác, bởi nó có cùng một nền tảng, điểm xuất phát giống nhau, đều tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi mà nếu nhận thức đúng đắn về bản chất của cuộc cách mạng này thì chúng ta có thể giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực từ nó. Cũng như 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, dân tộc nào nắm bắt thì phát triển, giàu có và ngược lại dân tộc nào không nắm bắt được sẽ bị gạt ra ngoài sự phát triển.

Cách mạng công nghiệp 4.0 càng khẳng định nhận thức của Mác: khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Điều này được thể hiện rõ ở cuộc cách mạng tự động hóa và đặc biệt là trí tuệ nhân tạo. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đi cùng với sự phát triển của công nghệ tự động hóa đã tạo ra những đột phá, những bước tiến vượt bậc. Nhờ quá trình này mà đã dẫn đến tự động hóa đang dần thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, dẫn đến robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực. Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, mặc dù việc thay thế công nhân thủ công bằng máy móc tự động có thể làm mất cân bằng thị trường lao động và gây ra tình trạng thất nghiệp; nhưng mặt khác sự thay thế này sẽ đem lại sự an toàn, khả năng tạo ra năng suất cao và những giá trị vượt bậc.

Bên cạnh đó cách mạng công nghiệp 4.0 cũng làm thay đổi nhận thức về vấn đề bất bình đẳng trong xã hội mà cuôc cách mạng này đem lại. Bởi những

người được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc cách mạng công nghiệp này chính lànhững nhà đầu tư, các công ty công nghệ cao với số vốn đầu tư khổng lồ. Và rõ ràng là, cuộc cách mạng này hoàn toàn mang lại lợi ích cho tầng lớp giàu có nhiều hơn là những người nghèo, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Như vậy, vấn đề bất bình đẳng trong xã hội sẽ vẫn đòi hỏi sự nhận thức mới trong việc chung tay để dần đi đến giải quyết nó.

Một vấn đề, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đưa lại nhận thức mới về an ninh và quyền riêng tư. Hiện nay, 1/3 dân số thế giới đang sử dụng các nền tảng truyền thông, xã hội để kết nối, học hỏi và chia sẻ thông tin. Bất cứ một hoạt động nào của chúng ta như tìm kiếm thông tin trên google, mua hàng trực tuyến, truy cập vào các thiết bị thông minh...đều có thể để lại dữ liệu có thể phân tích. Như vậy, an ninh dữ liệu, thông tin bảo mật cũng là một trong những thách thức lớn của người dân toàn cầu.

Cách mạng 4.0 là tất yếu của tiến trình phát triển của xã hội. Không đứng ngoài xu thế đó, Việt Nam cũng đã và đang nhận thức được những thách thức và cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp này mang lại và cũng đã có những bước đi phù hợp, mà theo đánh giá, - đó là cơ hội lớn nhất của chúng ta là đã ít nhiều xây dựng được nền tảng Internet, nền tảng viễn thông tiên tiến trong 20 năm qua. Kỷ nguyên 4.0 đòi hỏi mỗi cá nhân cần phải học hỏi các kỹ năng mới, mỗi chính phủ sẽ phải thích nghi một cách linh hoạt để tận dụng được thành quả từ cuộc cách mạng công nghiệp này mang lại. Trích theo lời của một nhà thương thuyết người Mexico mà trong tác phẩm “Thế giới phẳng” mà Friedman có đề cập đến, đó là mỗi nước đều cần phải “khả năng tự xem xét mình” vì “không đất nước nào phát triển được mà không phải qua chụp X - quang để biết mình đang ở đâu và giới hạn của mình là gì”. Mỗi nước khi xác định đặt chân vào guồng quay của cuộc cách mạng 4.0 đều phải xác định một chiến lược tương ứng để phản ứng trước những biến đổi không ngừng của cuộc cách mạng này. Bởi phát triển là một qúa trình vô cùng phức tạp, thậm chí có

cả những bước thụt lùi tạm thời, nên khi xác định bước vào sân chơi của thế giới chúng ta cần phải có một quyết định tích cực để có được bước đi đúng đắn mà điều đó bắt đầu bằng sự tự xem xét để biết được mình đang ở đâu trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này.

KẾT LUẬN

Vấn đề nhận thức được đặt ra từ lâu trong lịch sử triết học. Nhìn lại lịch sử triết học để biết rằng, trải qua hàng nghìn năm, từ khi triết học ra đời, vấn đề nhận thức được xem là một trong những vấn đề trung tâm xuyên suốt cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Với những quan điểm tiến bộ về nhận thức, Lênin đã vạch rõ lối đi đúng đắn trong tư duy của con người, cũng như trong việc xem xét và giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Trong cuộc đấu tranh chống lại mọi luận điệu xảo trá, mọi quan điểm sai lầm, phản khoa học của các trường phải triết học phản động, chính Lênin đã thực hiện thành công cuộc cách mạng trong lý luận nhận thức với những quan điểm khoa học và tiến bộ về bản chất của nhận thức. Chính vì vậy, mọi giá trị mà Lênin đạt được luôn là cơ sở khoa học cho hoạt động nhận thức và thực tiễn con người.

Với sự nở rộ của Internet và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã đưa con người bước vào kỷ nguyên 4.0. Có lẽ chưa trong lịch sử bao giờ con người đứng trước nhiều thách thức lẫn rủi ro đến như vậy. Với những phát minh mang tính vạch thời đại và cả những điều tưởng chứng như không bao giờ có thể xảy ra, lại hiện hữu ngày càng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày nhiều đến vậy. Với những đột phá vượt bậc, cuộc cách mạng 4.0 đã đưa loài người đi hết từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác. Và để nắm bắt được cơ hội phát triển, con người phải nhận thức linh hoạt những thành tựu và ứng dụng vào thực tiễn một cách sáng tạo, có như vậy chúng ta mới tạo ra được những đột phá vượt bậc. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải có nhận thức mới để dám đối mặt với vô số những thách thức những không hề dễ dàng. Vì vậy, nhận thức nhạy bén được sự phát triển của thời cuộc để có bước đi đúng đắn là một trong những nguyên tắc sống còn của các nước khi đã xác định đặt chân vào cuộc cạnh tranh này.

Từ nhận thức thời kỳ Lênin đến nhận thức của con người trong kỷ nguyên 4.0 là cả một quá trình hoàn thiện không ngừng, đòi hỏi con người không ngừng phải học hỏi để hoàn thiện khả năng nhận thức của mình, đặc biệt là vận dụng linh hoạt vào thực tiễn đời sống xã hội. Có thể nói, chính cuộc cách mạng 4.0 này đã tạo ra những điều kiện thuận lợi và những khả năng mới cho sự phát triển không ngừng của nhận thức con người, đòi hỏi nhận thức mỗi cá nhân, mỗi chủ thể lao động, kể cả Chính phủ cũng phải nhạy bén nắm bắt cơ hội để hiện thực hóa mục tiêu thành hiện thực hơn. Có như vậy chúng ta mới không bị bỏ lại phía sau bánh xe phát triển của nhân loại.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn – Đặng Hữu Toàn, 2000, tác phẩm Sức

sống của một tác phẩm triết học, NXB Chính trị Quốc gia

2) Tác giả Phạm Văn Đức – Đặng Hữu Toàn – Nguyễn Đình Hòa, 2000, tác phẩm Triết học Mác và thời đại, NXB Khoa học xã hội

3) Tác giả Lê Văn Giạng, 2000, tác phẩm Khoa học cơ bản thế kỷ

XX đối với một số vấn đề lớn của triết học, NXB Chính trị Quốc gia

4) Tác giả Hồ Sĩ Quý – Nguyễn Đức Luận, 2017, Giáo trình các lý

thuyết phát triển xã hội đương đại, NXB Chính Trị quốc gia Sự thật

5) Tác giả Phạm Văn Sinh, 2012, tác phẩm Lịch sử triết học, NXB Đại học Sư phạm

6) Tác giả Trần Văn Thụy, 2013, tác phẩm Triết học lý luận và vận

dụng, NXB Chính trị Quốc gia

7) Tác giả Trần Đức Thảo, 2004, tác phẩm Hiện tượng học và chủ

nghĩa duy vật biện chứng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

8) Tác giả Nguyễn Văn Tài – Phạm Văn Sinh ,2014, giáo trình

Triết học, NXB Đại học sư phạm

9) Giáo trình Triết học, tập 2, 2001, NXB Chính trị Quốc gia 10) Giáo trình Triết học, tập 3, 2001, NXB Chính trị Quốc gia

11) Giáo trình triết học Mác - Lênin, 2014, NXB Chính trị Quốc

gia, (Nhiều tác giả)

12) V.I. Lênin toàn tập, 1980, tập 18, NXB Chính trị Quốc gia

13) V.I. Lênin, 2004, tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh

nghiệm phê phán, NXB Chính trị Quốc gia

14) C.Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, 1995, tập 3, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội

15) C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, 1995, tập 20, NXB Chính trị

quốc gia Hà Nội

16 ) C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, 1995, tập 22, NXB Chính trị

quốc gia Hà Nội

17) C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, 1995, tập 23, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội

18) C. Mác và Ăng ghen toàn tập, 1981, tập 29, NXB Chính trị Quốc

gia Hà Nội

19) Thomas Friedman, Tác phẩm Thế giới phẳng, 2006, NXB Trẻ 20) Alvin Toffer,Tác phẩm Làn sóng thứ ba , 2002, NXB Thanh Niên 21) https://baomoi.com/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0-la- gi/c/22861841.epi (Cuộc cách mạng 4.0 là gì?)

22) https://baotintuc.vn/ho-so/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu- 4-ky-i-20160120215723260.htm (Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư)

23) https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/hieu-ve-cach-mang-cong- nghiep-lan-thu-4-3574624.html (Hiểu về cách mạng công nghiệp lần thứ 4)

24) https://most.gov.vn/cchc/tin-tuc/525/11647/nhan-dien-cuoc-cach- mang-cong-nghiep-thu-4.aspx (Nhận diện cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4)

25) https://www.vietnamplus.vn/lam-gi-de-di-tat-don-dau-cuoc-cach- mang-cong-nghiep-40/459643.vnp (Làm gì để “đi tắt đón đầu” cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?)

26) http://trandaiquang.org/ve-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0- thach-thuc-va-co-hoi.html (Chủ tịch nước Trần Đại Quang - về cuộc cách mạng 4.0 cơ hội và thách thức)

Một phần của tài liệu Vấn đề nhận thức trong tác phẩm “chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” và ý nghĩa của nó trong thời đại 4 0 hiện nay (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)