Thời đại 4 0 những đặc điểm và những ảnh hưởng nổi bật của nó

Một phần của tài liệu Vấn đề nhận thức trong tác phẩm “chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” và ý nghĩa của nó trong thời đại 4 0 hiện nay (Trang 49 - 58)

Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã đem lại những biến đổi to lớn trong cuộc sống. Cùng với những thành tựu về kinh tế, khoa học, công nghệ thông tin,công nghệ trí tuệcủa nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên mới. Bước ngoặt này đã và đang mang đến cho nhân loại một diện mạo mới, không chỉ tạo ra cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, mà nó còn tạo ranhững biến đổi mạnh mẽ trên các lĩnh vực như văn hóa, xã hội, và thậm chí nó còn làm thay đổi cả nhận thức, tư duy của con người.

Trong những năm vừa qua, cụm từ “cách mạng công nghiệp lần thứ 4” hay “cách mạng công nghiệp 4.0” được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Sở dĩ, cụm từ này đang trở thành một vấn đề được quan tâm bởi vì hiện nay chúng ta không thể phủ nhận được sức nóng của nó khi mà những thành tựu của khoa học, công nghệthông tin, công nghệ trí tuệ ... đã và đang mang lại những thay đổi ghê gớm trên tất cả những lĩnh vực của đời sống xã hội. Tất cả những thành tựu đó đã mang lại cho con người đi từ hết ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác, tạo ra những điều kỳ diệu mà nhân loại chưa từng được chứng kiến trước đây. Khái niệm “cách mạng” nói lên bước phát triển về “chất”, là sự xóa bỏ đi những cái cũ thay thế bằng những cái tiến bộ hơn, đem lại sự biến đổi sâu sắc và triệt để. Nhiều cuộc cách mạng đa diễn ra trong suốt lịch sử thế giới khi các công nghệ mới và phương pháp nhận thức thế giới mới để tạo ra một sự thay đổi sâu sắc trong các hệ thống kinh tế và kết cấu xã hội. Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và kỹ thuật. Cách mạng công nghiệpđã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, tạo ra

lượng của cải vật chất khổng lồ cho xã hội; năng xuất xã hội tăng nhanh khoa học, công nghệ trở thành lượng lao động trực tiếp và phát triển kinh tế tri thức trở thành đặc điểm chính của cuộc cách mạng này.

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, nhiều cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra. Nhìn lại lịch sử con người đã chứng kiến ba cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn. Nếu như cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu vào năm 1784, xảy ra khi loài người phát minh ra động cơ hơi nước đã tác động trực tiếp đến các ngành như dệt may, chế tạo cơ khí, giao thông vận tải, từ đó động cơ hơi nước được đưa vào ôtô, tàu hỏa, tàu thủy vàcuộc cách mạng này đã bắt đầu đưa nhân loại vào ngưỡng cửa mới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần hai diễn ra vào năm 1870 đến khi loài người phát minh ra động cơ điện, với sự sản xuất hàng loạt mang lại cuộc sống văn minh, năng suất tăng nhiều lần so với động cơ hơi nước. Và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra vào năm 1969, xuất hiện khi con người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với nhau. Hiện nay vệ tinh, máy bay, điện thoại, internet,... là những công nghệ mà chúng ta đang được hưởng thụ từ cuộc cách mạng này. Hiện nay chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới đó chính là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một kỷ nguyên mà vạn vật được kết nối bởi internet. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này đã tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng và tiện ích trong xã hội.

Thực chất, cụm từ “cách mạng công nghiệp 4.0” xuất hiện trong một bài báo cáo về chiến lược công nghệ của nước Đức để mô tả những chiến lược công nghệ hiện đại, tự động hóa các ngành sản xuất mà không cần đến sự can thiệp của con người. Theo Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế, Industry 4.0 (tiếng Đức là Industrie 4.0) hay Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ, tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo(Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, theo báo

tin tức.vn, ngày 20/01/2016). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Interner kết nối vạn vật và Internet của các dịch vụ. Hiện nay, cụm từ này đã được nhắc đến nhiều tại các diễn đàn kinh tế thế giới, nó đã thực sự vượt qua phạm vi của nước Đức và lan rộng trên toàn thế giới. Bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa các quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy... Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay công nghiệp 4.0, là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Trong cuộc cách mạng này, phạm vi kết nối của nó không chỉ là các máy móc, hệ thống an ninh được kết nối với nhau mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển với tốc độ số nhân chứ không phải cấp số cộng nữa, nó đang dần làm biến đổi nền công nghiệp ở tất cả các quốc gia trên thế giới, đây cũng chính là thời cơ để các nước có cùng điểm xuất phát vươn lên nắm bắt những cơ hội để rút ngắn khoảng cách phát triển trong bối cảnh mà thế giới đang gấp rút trong cuộc chạy đua này.

Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiêp 4.0 này mang đến đều là rất mạnh mẽ và diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực. Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận rằng, cuộc cách mạng này thực sự đã mang đến cho nhân loại rất nhiều những thành tựu, những cơ hội để phát triển, song mặt trái mà cuộc cách mạng này tạo ra cũng là một vấn đề lớn mà nhân loại cần phải cân nhắc. Với sự xuất hiện của những robot trí tuệ nhân tạo có thể làm hầu hết các công việc của con người với độ chính xác cao có thể gây ra những vấn đề có liên quan đến lao động bởi vì trong tương lai không xa robot trong các nhà máy có thể thay thế

hoàn toàn cho con người. Những quốc gia phát triển gặp phải tình trạng thiếu nguồn nhân lực, thiếu công nhân sản xuất phải nhập khẩu lao động nước ngoài thì giờ đây những nước này tất yếu sẽ lựa chọn phương pháp sử dụng robot thông minh cho hoạt động sản xuất của mình. Không những thế robot có thể tham gia và thậm chí là thay thế hoàn toàn con người với tốc độ làm việc vượt bậc. Với làn sóng của cách mạng công nghiệp 4.0 công nghệ phát triển nhanh, robot xuất hiện ngày càng nhiều trong các nhà máy khiến người ta tự hỏi về viễn cảnh trong tương lai không xavới sự phát triển của khoa học, máy móc, robot có thể thay thế con người và hàng triệu người lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, từ đó nảy sinh tệ nạn xã hội... Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng mà chúng ta có thể thấy được từ cuộc cách mạng 4.0 này đó là hệ thống phương tiện giao thông không người lái sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn, với hệ thống này thì an toàn giao thông ngày càng được thắt chặt bởi máy móc sẽ được lập trình để hoạt động chính xác hơn nhằm đảm bảo tính mạng con người.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 xảy ra là bước phát triển tất yếu của việc tự động hóa hơn nữa môi trường sản xuất. Giống như các cuộc cách mạng trước đây trong lịch sử, nó cũng sẽ tạo ra các sản phẩm phong phú hơn với giá thành thấp hơn và đem lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng sản phẩm. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không đơn giản chỉ là sự phát triển công nghệ thuần túy trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông mà đây sẽ là làn sóng của các giải pháp đột phá về công nghệ trong nhiều lĩnh vực như công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ vật liệu, năng lượng tái tạo, tính toán lượng tử và đặc biệt là trí tuệ nhân tạo.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển với tốc độ mạnh mẽ, do nhu cầu tìm kiếm phương thức sản xuất mới hiệu quả, bền vững hơn trước những thách thức như biến đổi khí hậu, già hóa dân số hay các vấn đề về an ninh khác ngày càng tăng lên. Cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng chưa từng có

trong lich sử nhân loại, nó đang diễn ra rất nhanh chóng, là sự kết hợp của công nghệ trong lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, tạo ra những khả năng hoàn toàn mới. Cuộc cách mạng này tác động đến hầu hết các quốc gia, dân tộc; ở tất cả lĩnh vực kinh tế - xã hội, cũng như toàn bộ hệ thống chính trị và mỗi con người trên thế giới một cách sâu sắc và trực diện. Nếu như nắm bắt được cơ hội và nhận thức đúng đắn về bản chất của cuộc cách mạng này để đưa ra những định hướng linh hoạt thì các quốc gia, dân tộc mới có thể thoát khỏi được nguy cơ tụt hậu trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này.

Chúng ta thấy rằng, trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, một trình độ tiến bộ mới sẽ ra đời trên cơ sở kế thừa các trình độ thấp hơn trước đó. Đây chính là quy luật tất yếu của xã hội. Cách mạng công nghiệp 4.0 và các cuộc cách mạng từng xuất hiện trước đó trong lịch sử có đôi nét tương đồng với sự xuất của ba đợt sóng văn minh trong tác phẩm “Lý thuyết phát triển xã hội” của Avin Toffer. Thuyết ba làn sóng nhằm lý giải những biến đổi sâu rộng đang diễn ra trên thế giới trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội, sản xuất xã hội đến tình cảm, tâm lý. Nó cũng chỉ ra những biến đổi mang tính cách mạng trong khoa học - kỹ thuật và xã hội hiện đại cùng với những ảnh hưởng của nó đến tương lai. Avin Toffer trên cơ sở nghiên cứu quy luật phát triển của xã hội từ góc độ văn minh kĩ thuật, tức là từ các thành tựu của khoa học, công nghệ được ứng dụng trong các hoạt đông của xã hội. Theo đó, lịch sử của xã hội loài người là quá trình phát triển tuần tự của các nền văn minh – tức các đợt sóng, là quá trình đi từ trình độ thấp đến trình độ cao hơn. Ông viết “đợt sóng thứ nhất bắt đầu từ khoảng năm 8000 trước Công Nguyên trở về trước, đã thống trị và kéo dài đến 1650 – 1750 so với xã hội hiện đại thì trong làn sóng thứ nhất hoàn cảnh tự nhiên vẫn còn đè nặng lên đời sống xã hội. Sau đó, đợt sóng thứ nhất mất đà và đượt sóng thứ hai bắt đầu dâng lên. Theo Avin Toffer, từ những năm 1650 – 1750, làn sóng thứ 2 – văn minh công nghiệp bắt đầu và kéo dài đến 1950. Ông

cho rằng, sự thay thế giữa hai làn sóng này đã gây nên những xáo trộn và biến đổi ghê gớm thậm chí nó còn gây nên một cuộc chiến tranh đẫm máu giữa những người bảo vệ quá khứ nông nghiệp và người bảo vệ tương lai công nghiệp. Đợt sóng thứ ba – văn minh hậu công nghiệp được đánh dấu từ những năm 50 của thế kỷ XX. Đó là vào những năm 1956, ở Mỹ sự du nhập của máy tính, máy bay có động cơ phản lực và công nhân trong các ngành dịch vụ tăng lên. Trong nền văn minh này ông có nhắc đến sự nở rộ và lên ngôi của truyền thông. Tuy nhiên, có lẽ chính tác giả cũng không thể hình dung được tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của internet - một trong những hạt nhân cơ bản của cuộc cách mạng 4.0 và sự biến đổi sâu sắc về mọi mặt của đời sống xã hội như hiện nay. Nhưng có lẽ với những phân tích sâu sắc từ góc độ xã hội bắt đầu từ các làn sóng có trình độ thấp đến trình độ cao thì có lẽ chúng ta cũng sẽ dễ dàng hình dung được rằng nếu viết tiếp lịch sử phát triển của xã hội thì rất có thể một đợt sóng mới sẽ xuất hiện với nhiều đột phá vượt bậc mà nhân loại chưa bao giờ có thể ngờ đến và chính từ đây các nhà học giả thế giới xem cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ mở đầu cho một thời đại mới – thời đại 4.0 .

Chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khi nói về sự thay đổi mà cuộc cách mạng công nghiệp này mang lại người ta thường nghĩ đến những thay đổi lớn trong sản xuất với trí tuệ nhân tạo, nhưng trong thực tế cuộc cách mạng này cũng đã làm thay đổi cơ bản về cách sống, sự nhận thức của con người cũng như cách làm việc và tương tác với nhau theo tốc độ và quy mô mà loài người chưa từng thấy. Từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này, chúng ta có thể thấy được sự khác biệt căn bản giữa các cuộc cách mạng này đó chính là những tư liệu lao động đã được sử dụng cũng như cách thức sản xuất ra các sản phẩm trong từng giai đoạn. Như Mác đã nhận xét: “ Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào

với những tư liệu lao động nào? Các tư liệu lao động không những là các thước đo sự phát triển lao động của con người mà còn là chỉ tiêu của quan hệ xã hội, trong đó lao động được tiến hành. Trong bản thân các tư liệu lao động thì những tư liệu lao động cơ khí lại cấu thành những dấu hiệu đặc trưng tiêu biểu cho một thời đại sản xuất xã hội nhất định”,(C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 1993, tập 23, trang 269)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ra đời trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phải trải qua những giai đoạn khó khăn, khi mà chủ nghĩa tư bản hiện đại tiếp tục phải điều chỉnh những bước đi mới sau cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu vào năm 2008. Đó cũng chính là lúc thế giới nhận thức được rằng, cuộc khủng hoảng tài chính và sự suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 đã đặt ra yêu cầu phải điều chỉnh, thậm chí phải thay đổi căn bản mô hình phát triển theo hướng cân bằng hơn, hiệu quả và bền vững hơn. Cuộc cách mạng này, dù mới bắt đầu nhưng nó đang dần phá vỡ cấu trúc hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia, báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Hiện nay, hàng tỷ người trên thế giới được kết nối với nhau thông qua điện thoại di động và mạng xã hội. Các thế hệ máy tính hiện nay đang có một sức mạnh xử lý chưa từng có với dung lượng lưu trữ khổng lồ cho phép con người dễ dàng truy cập vào kiến thức không giới hạn của nhân loại.

Ngày nay chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được sự hiện diện của trí thông minh nhân tạo ở xung quanh chúng ta, từ xe tự lái, máy bay không người

Một phần của tài liệu Vấn đề nhận thức trong tác phẩm “chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” và ý nghĩa của nó trong thời đại 4 0 hiện nay (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)