0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đặc điểm mới của nhận thức con người trong thời đại 4.0 so với nhận

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ NHẬN THỨC TRONG TÁC PHẨM “CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN” VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG THỜI ĐẠI 4 0 HIỆN NAY (Trang 58 -64 )

nhận thức của thời kỳ Lênin

Không phải ngẫu nhiên mà triết học Mác lại xem vấn đề nhận thức là một vấn đề trung tâm xuyên suốt lịch sử phát triển của triết học. Bởi lịch sử phát triển của triết học cho thấy vấn đề nhận thức được đặt ra từ rất sớm ngay

khi con người xuất hiện. Từ thuở mông muội, khi con người biết đứng thẳng và giải phóng đôi bàn tay để lao động, thì đây cũng chính là lúc mà nhận thức của con người được hình thành và bước đầu phát triển. Mọi vấn đề nảy sinh từ đời sống, đòi hỏi con người phải xem xét, nhận thức và tìm cách giải quyết, qua đó mà con người ta mới có thể nhìn nhận, xét đoán mọi sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, cũng như tự xem xét chính mình và điều quan trọng là, từ đó con người hay cộng đồng người mới xác định được cách tồn tại trong thế giới luôn vận động và biến đổi không ngừng này. Nhưng cũng chính từ đây mà lịch sử triết học bước sang một trang mới đó là cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề nhận thức của con người.

Vấn đề nhận thức từ khi được đặt cho đến trước khi triết học Mác ra đời hầu như chưa được giải đáp một cách xác đáng. Đầu tiên là trong triết học Hy La cổ đại khoảng thế kỷ VI - IV trước Công Nguyên. Tuy nhiên, trong thời kỳ cổ đại do những hạn chế về các phương tiện, phương pháp nhận thức cũng như khả năng của mình, nên nhận thưc của con người đối với thế giới khách quan còn giản đơn, mang tính phỏng đoán là chủ yếu. Vì vậy, vấn đề về nhận thức chỉ mới là bước đầu, làm cơ sở cho sự phát triển hoàn thiện lý luận về nhận thức ở giai đoạn sau.

Đến thời kỳ Trung Cổ, người ta đã cố gắng tìm cách giải thích thế giới thông qua tính tích cực của nhận thức con người. Song giai đoạn này, tri thức lý luận và các phương pháp nhận thức khoa học gần như không xuất phát từ thực tiễn, không gắn với thực tiễn sản xuất, mà vấn đề nhận thức thiên về các quan niệm thần học và triết học kinh viện là chủ yếu.

Đến nhận thức luận cổ điển Đức, thì vấn đề nhận thức đã có bước phát triển mới. Giai đoạn này, đã bắt đầu giải thích thế giới bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, đặc biệt đã xuất hiện phương pháp duy lý mà nổi bật là phép biện chứng của Hêghen. Và từ đây, nhân loại đã được cung cấp một công cụ vĩ đại phục vụ cho quá trình nhận thức thế giới của con người. Tuy

nhiên, đây là phép biện chứng duy tâm và phải trải qua quá trình xây dựng lại một cách triệt để, khoa học của Mác và Ăngghen thì phép biện chứng mới thực sự phát huy được vai trò thực sự của mình. Triết học của Phoiơbắc, mặc dù có nhiều đống góp về vấn đề nhận thức luận song ông lại cho rằng, sự khác nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính chỉ đơn thuần về mặt số lượng và tư duy chỉ là sự tập hợp giản đơn những tri thức cảm tính. Như vậy, do những hạn chế về phương tiện và phương pháp nhận thức cũng như hạn chế về mặt lịch sử và khoa học nên nhận thức luận trước Mác còn nhiều thiếu sót, bởi nó mới chỉ dừng lại ở chỗ giải thích thế giới mà chưa thấy được nhiệm vụ lớn hơn đó là cait tạo thế giới hiện thực. Cho đến khi triết học Mác ra đời vấn đề nhận thức mới được làm sáng tỏ.

Triết học Mác ra đời đã khắc phục tất cả những thiếu sót của các nền triết học trước đó. Mác và Ăngghen đã đưa ra những quan điểm, nguyên tắc có tính nền tảng về vấn đề nhận thức và xây dựng nên học thuyết biện chứng duy vật về nhận thức. Học thuyết này ra đời đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lý luận nhận thức và đã xây dựng được những quan điểm khoa học đúng đắn về bản chất của nhận thức. Mác cho rằng, khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật, kể cả chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc, là không thấy được vai trò của thực tiễn cũng như của chủ thể nhận thức. Ông cho rằng, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, rằng đời sống xã hội về bản chất là có tính thực tiễn, thực tiễn còn là mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức. Nhận thức là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng, năng động, sáng tạo thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử - xã hội. Lênin đã kế thừa các tư tưởng vĩ địa của Mác và Ăngghen, đồng thời phát triển sâu sắc những vấn đề về nhận thức. Đặc biệt trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” Lênin đã chỉ ra những vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật, biện chứng. Trong khi khái quát về nhận thức và khả năng nhân thức của con người đối với thế giới khách quan, Lênin cũng

đã phê phán sâu sắc các quan điểm duy vật siêu hình, duy tâm, thuyết không thể biết ... liên quan đến vấn đề này.v.v…Tất cả những điều đó đã minh chứng, trình bày trong chương I

Có thể nói, lý luận nhận thức trong triết học Mác - Lênin là một trong những thành quả vĩ đại, mở ra một lối đi mới trong cách nhận thức và giải quyết các vấn đề xuất phát từ thực tiễn. Khắc phục tất cả những thiếu sót của các quan điểm triết học trước đó, triết học Mác – Lênin đã thực hiện một cách thành công cuộc cách mạng trong lý luận nhận thức và dần khẳng định được sức mạnh của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Trong tương lai, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đòi hỏi con người không chỉ phải biết nhận thức linh hoạt, mở rộng vốn hiểu biết mà còn phải sáng tạo ứng dụng vào thực tiễn nhằm tạo ra những phát minh vượt thời đại mà trước đây vốn dĩ chưa từng có.

Triết học Mác - Lênin, với những quan điểm tiến bộ về nhận thức đã vạch rõ lối đi đúng đắn trong tư duy của con người, cũng như trong việc xem xét và giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Ra đời và phát triển cho đến ngày nay, triết học Mác – Lênin đã có lịch sử gần 200 năm, vượt qua vô số những biến động. Tuy nhiên, với bản chất luôn đổi mới mang tính khoa học và cách mạng của mình, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ như hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có lẽ đã làm cho những quan điểm về nhận thức từ thời kỳ Lênin ít nhiều có sự thay đổi và điều này là không thể tránh khỏi.

Nói về cuộc cách mạng 4.0, người ta nghĩ ngay đến sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ và xu hướng tự động hóa trong công nghệ sản xuất. Có thể nói rằng, chưa bao giờ trong lịch sử, con người lại đứng trước cùng một lúc nhiều cơ hội và rủi ro đến như vậy. Cách mạng 4.0 sẽ tác động đến tất cả các lĩnh vực của xã hội đặc biệt là lĩnh vực sản xuất với sự bùng nổ mạnh mẽ của Internet, nó tạo ra một sự dịch chuyển và những bước đột phá

chưa từng có trong lịch sử. Theo như giáo sư Klaus Schwab người Đức, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos đã nhận định: “Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghệ, công nghiệp làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp. Xét về phạm vi, mức độ và tính phức tạp, sự chuyển dịch này không giống với bất kỳ điều gì mà con người từng trải qua”. Cách mạng 4.0 với những tiến bộ vượt bậc, đã đưa con người đi hết từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác. Vậy nên, sự nhạy bén trong nhận thức của con người giai đoạn này đóng một vai trò vô cùng quan trọng, bởi nếu không nhận thức linh hoạt, nắm bắt và áp dụng những thành tựu cũng như cơ hội mà cuộc cách mạng này tạo ra sẽ nhanh chóng tụt hậu lại phía sau.

Nếu như nhận thức trong thời kỳ Lênin đó là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người và nhờ có nhận thức mà con người mới có ý thức về thế giới, thì vấn đề nhận thức của con người trong thời đại 4.0, đã thực sự phát triển ngày càng hoàn thiện hơn thậm chí là có sự phát triển vượt bậc. Bởi có sự hỗ trợ của công nghệ và các thiết bị hiện đại, từ đó tạo ra những phát minh và các ứng dụng tiên tiến mang tính chất vạch thời đại. Nhận thức của con người trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Internet, của khoa học và công nghệ thông tin không chỉ dừng lại ở quá trình phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người mà từ sự phản ánh đó con người đã đi tới phân tích, nghiên cứu để tìm ra được bản chất của vấn đề. Trên cơ sở đó, con người tìm cách để khai thác và ứng dụng sáng tạo vào thực tiễn. Quá trình nhận thức không chỉ dừng lại ở chỗ đem lại cho con người ý thức về thế giới mà trong thời đại 4.0 này con người sẽ phải tìm cách để thích nghi, cải tạo và nhận thức ở trình độ cao hơn để có một cái nhìn tổng quát về thế giới. Có thể nói rằng, cuộc cách mạng khoa học hiện đại, đã tạo ra những điều kiện mới và khả năng mới cho sự phát triển không ngừng của nhân thức, đòi hỏi con người phải có cách nhìn đúng đắn để thích nghi nhưng đồng thời nó cũng đặt ra cho con

người nói chung và mỗi chủ thể nhận thức nói riêng những yêu cầu cao hơn về tri thức và trí tuệ.

Lênin cho rằng, nhận thức là một quá trình biện chứng năng động, sáng tạo đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cho đến tận ngày nay, nguyên tắc này vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt là trong thời đại 4.0 này. Bởi lẽ, các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Nếu nhận thức chỉ dừng lại ở một trình độ nhất định mà không biết chủ động nắm bắt cơ hội và phát triển sáng tạo trên cơ sở những cái đã có thì chúng ta sẽ không thể nắm bắt được quy luật vận động và những bước phát triển mới của thế giới xung quanh, như vậy rất có thể chúng ta sẽ bị bỏ lại phái sau. Điểm mới trong nhận thức của con người thời đại 4.0 so với thời kỳ Lênin ở chỗ, nhận thức của con người trong thời đại 4.0 đã phát triển lên một trình độ cao hơn, nghĩa là nhận thức lúc này không chỉ là sự phản ánh của thế giới khách quan một cách đơn thuần vào bộ óc con người, mà trên cơ sở đó con người phải tìm cách để nghiên cứu, khai thác và ứng dụng vào thực tiễn một cách sáng tạo, cùng với những tiến bộ mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại đã từng bước tạo ra nhiều đột phá vượt bậc mà trí tuệ nhân tạo là một trong những đỉnh cao sáng tạo của nhân loại. Tuy nhiên, để nhận thức và nắm bắt được quy luật vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng không phải là điều dễ dàng bởi thế giới khách quan luôn vận động và biến đổi theo quy luật vốn có của nó. Do vậy, quá trình nhận thức vốn diễn ra khá phức tạp, đó là quá trình nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn, hay nói cách khác là sự nhận thức đi từ chưa biết đến biết, từ nhận thức chưa đầy đủ đến nhận thức đầy đủ và chính xác hơn. Vậy nên, để có được nhận thức đầy đủ và chính xác về các sự vật và hiện tượng chúng ta cần phải xem xét từng giai đoạn phát triển của nhận thức để có cái nhìn tổng quát về qúa trình nhận thức. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này với sự bùng nổ của Internet,

công nghệ và thông tin với xu hướng tự động hóa là những công cụ hiện đại nhất, thúc đẩy và đòi hỏi khả năng nhận thức của con người không ngừng phải hoàn thiện và phát triển hơn nữa.

Khi nhắc đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 người ta thường nghĩ đến những thay đổi trong dây chuyền sản xuất với xu hướng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, nhưng thực chất cuộc cách mạng này đã tác động và làm thay đổi không nhỏ trong nhận thức của con người, buộc chúng ta phải biết nhận thức linh hoạt với thời cuộc. Con người sống và làm việc cũng như giao tiếp sẽ thay đổi theo nhịp độ của sự phát triển, đòi hỏi mỗi cá nhân không chỉ phải học tập, tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ của thời đại mà còn phải biết nhận thức và mở rộng tầm hiểu biết để có thể hòa nhập vào làn sóng phát triển của thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, con người cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như vấn đề việc làm bởi trí tuệ nhân tạo có thể thay thế hoàn toàn con người trong tương lại không xa, hay vấn đề bảo mật thông tin, dữ liệu, an ninh và quyền riêng tư cũng là một trong những vấn đề đáng quan ngại. Đứng trước những thách thức đó đòi hỏi con người phải nhận biết đươc tính chất phức tạp để định hướng và có xác định được bước đi phù hợp mới có thể vượt qua được những trở ngại này. Bởi chỉ khi nào chúng ta có được nhận thức khoa học, đúng đắn về bản chất của cuộc cách mạng 4.0 thì mới có cách ứng xử, định hướng chiến lược phù hợp với sự phát triển của thời đại.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ NHẬN THỨC TRONG TÁC PHẨM “CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN” VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG THỜI ĐẠI 4 0 HIỆN NAY (Trang 58 -64 )

×