Quy trình và kỹ thuật kiểm tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tra phát hiện khuyết tật trong các sản phẩm đúc kim loại bằng kỹ thuật siêu âm nhúng, trên cơ sở sử dụng các thiết bị siêu âm quét a (a scan) thông thường (Trang 98 - 99)

2. Nội dung và ý nghĩa đề tài

3.10.3 Quy trình và kỹ thuật kiểm tra

kiểm tra khơng phá hủy (NDT), sự giải đốn và đánh giá tín hiệu biểu diễn trên màn hình là rất quan trọng. Phương pháp chung để đánh giá kích thước khuyết tật là sử dụng các mẫu chuẩn so sánh. Các mẫu chuẩn so sánh này phải được lấy mẫu cùng loại vật liệu với vật kiểm tra. Và chúng nên cĩ cùng cơ tính và quá trình nhiệt luyện, vì quá trình đánh giá kích thước khuyết tật chính xác nhất trong các phương pháp NDT là sự so sánh với một khuyết tật biết trước trên cùng một loại vật liệu. Khuyết tật hay gặp nhất trong các sản phẩm dạng ống hay trụ chính là các vết nứt dọc, do đĩ cách thức mơ phỏng tốt nhất là tạo một rãnh dọc rất hẹp (mỏng), bằng với chiều dài và chiều sâu của khuyết tật bị loại bỏ (theo tiêu chuẩn kỹ thuật). Các rãnh dọc này được gia cơng (chế tạo) ở cả mặt trong và mặt ngồi của vật mẫu và nằm trên cùng một chu vi. Đối với các loại ống nhỏ rất khĩ tạo được một mẫu chuẩn so sánh vì khĩ thao tác ở mặt trong của ống khi đường kính của nĩ nhỏ tới 3,5mm. Do đĩ người ta sẽ sử dụng một khuyết tật tự nhiên làm chuẩn so sánh. Kết hợp với xét nghiệm kim tương sẽ xác định được kích thước tương đối chính xác của mẫu chuẩn so sánh.

___________________________________________________________________________________ 90

a> Vị trí của đầu dị. Để kiểm tra các loại sản phẩm dạng ống, đầu dị phải bố trí thẳng hàng với trục dọc của ống sao cho chùm siêu âm tạo ra một dải gĩc tới tối ưu tùy theo tỉ số đặc của bề dầy thành với đường kính, cũng như vận tốc truyền sĩng trong vật liệu kiểm tra.

b> Gĩc tới. Nằm trong phạm vi từ 10° tới 30° là bình thường , một phần ba phạm vi dưới thường nhạy cảm với các khuyết tật đường kính trong và hai phần ba phạm vi trên thì thích hợp với các khuyết tật đường kính ngồi.

c> Kiểm sốt độ nhạy phát hiện khuyết tật . Để giải đốn các khuyết tật cả bên thành trong và ngồi ống, nên cĩ sự thỏa hiệp giữa những gĩc tới khác nhau để đạt được độ nhạy đối với cả hai loại khuyết tật này. Để thực hiện được ta phải điều chỉnh thật cẩn thận các gĩc tới nằm trong giới hạn đã nĩi đến trong phần trước. Sự điều chỉnh này thực hiện trên một mẫu chuẩn so sánh. Đầu dị phải bố trí sao cho nĩ phát hiện được cả rãnh cắt trong và bên ngịai thành ống (rãnh cắt là một dạng khuyết tật nhân tạo mơ phỏng lại khuyết tật thực tế, được gia cơng bằng phương pháp phĩng tia lửa điện – EDM), cĩ biên độ tín hiệu đủ lớn cĩ thể so sánh được với các tín hiệu khuyết tật thật cĩ cùng khoảng cách vị trí như vậy. Sự điều chỉnh này khơng tạo ra các tín hiệu cực đại từ mỗi khuyết tật, chỉ đưa ra kích thước tương đối mà khơng quan tâm đến vị trí của chúng là ở trên thành ống hoặc trong ống. Các khuyết tật nằm ở mặt trong thành ống thì rất khĩ phát hiện thấy, do đĩ phải cải tiến kỹ thuật này để cĩ thể phát hiện được tin cậy hơn .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tra phát hiện khuyết tật trong các sản phẩm đúc kim loại bằng kỹ thuật siêu âm nhúng, trên cơ sở sử dụng các thiết bị siêu âm quét a (a scan) thông thường (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)