Một số đánh giá

Một phần của tài liệu Xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo sản xuất nội dung báo chí (khảo sát báo điện tử usa today và wshington post từ tháng 12017 12019) (Trang 70 - 77)

Trí tuệ nhân tạo không dừng lại ở ngành khoa học máy tính, các lĩnh vực khoa học công nghệ, mà trí tuệ nhân tạo đang có xu hướng phát triển trong hoạt động báo chí, đặc biệt là hỗ trợ các tòa soạn nhiều công cụ để sản xuất nội dung tác phẩm báo chí. Tuy nhiên, việc ứng dụng AI trong hoạt động báo chí cần nhìn nhận dưới hai mặt tích cực và hạn chế.

2.3.1. Tích cực

Dễ dàng nhận ra các lợi ích mà AI đem lại cho tòa soạn, các hãng thông tấn, nhà báo, phóng viên.

Thứ nhất, AI hỗ trợ tự động hóa và cá nhân thông tin, tạo ra các giao diện phù hợp với từng người đọc. Điều này rất thú vị bởi nó tạo cho độc giả sự hài lòng khi lên một trang báo được nắm bắt thông tin liên quan đến lĩnh vực bản thân quan tâm, đọc những thông tin mình thích.

Thứ hai, việc phân tích dữ liệu và xử lý thông tin của AI làm cho quá trình lọc nội dung và sản xuất các tác phẩm báo chí có hàm lượng thông tin giá trị dễ dàng hơn.

Thứ ba, AI khuếch tán thông tin sẽ “lôi kéo” được nhiều độc giả đến với tòa soạn hơn. Điều này không chỉ rút ngắn khoảng cách mối quan hệ giữa tòa soạn – nhà báo, phóng viên – độc giả. Từ đó, AI hỗ trợ lớn trong việc thúc đẩy kinh doanh của tờ báo.

Thứ tư, với lượng thời gian tiết kiệm được bằng cách sử dụng AI vào những việc như gỡ băng, lựa chọn hình ảnh, tạo video, lọc tỉ số trận đấu, phiếu bầu cử, biên tập, soát lỗi chính tả (theo từ đơn và theo ngữ cảnh),… toà

67

soạn và nhà báo có thể thực hiện những công việc phức tạp, đòi hỏi kỹ năng sâu hơn (giải phóng thời gian của nhà báo). Nhà báo sẽ tập trung vào những công việc có hàm lượng chất xám cao hơn, ví dụ như điều tra, bình luận,… - những phương diện AI chưa thể thay thế con người.

Theo Dương Quốc Đạt – phóng viên báo VnExpress.net, “AI được ứng dụng để sản xuất tác phẩm nhưng đối tượng thụ hưởng sản phẩm báo chí ấy là con người chứ không phải là một hệ thống nào khác ngoài con người. Hiện tại, AI cũng chỉ dừng lại ở những thao tác đơn giản, tương lai có thể sẽ phức tạp hơn nhưng việc lấy hình ảnh nào, đăng bài nào, đặt tít ra sao,… đó là do các nhà báo, phóng viên là con người. Không thể phủ nhận AI đang hỗ trợ báo chí rất tốt trong việc tạo nhiều thời gian cho nhà báo, phóng viên sáng tạo hơn”.74

2.3.2. Hạn chế

Ứng dụng AI đem lại hiệu quả tốt hơn cho các tòa soạn, các hãng thông tấn nói chung và các nhà báo, phóng viên nói riêng. Tuy nhiên sự phát triển của AI cũng đặt ra nhiều vấn đề.

Thứ nhất, ứng dụng AI hiện tại mới chỉ là bước ban đầu của các cơ quan báo chí do vậy chất lượng sản phẩm chưa được tốt, trọn vẹn như sản phẩm do nhà báo con người thực hiện. Các câu văn do ro-bot viết thường ngắn và không tự nhiên. Do đó cần phải cải tiến hệ thống lập trình hơn nữa.

Thứ hai, một số lượng các nhà báo, phóng viên nếu không đủ trình độ chuyên môn, không thích ứng kịp xu hướng mới này thì sẽ bị đào thải. Vậy vấn đề đặt ra cho không chỉ các tòa soạn, nhà báo về việc nâng cao chuyên môn mà còn đặt ra vấn đề việc làm cho một bộ phận xã hội.

Theo nhà báo Bùi Bình Minh – báo Vietnamnet, chia sẻ về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong tòa soạn cho hay: “Rủi ro đầu tiên có thể nhìn thấy là sẽ có nhiều người mất việc, đấy là góc độ tiêu cực. Tích cực mà nói, con

74

68

người sẽ được giải phóng khỏi lao động ít sáng tạo, được tập trung vào những lao động mang tính sáng tạo nhiều hơn.”75

Thứ ba, đầu tư vào AI đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, cơ sở kĩ thuật phát triển. Không phải tòa soạn nào cũng có đủ nguồn lực kinh tế để đầu tư vào AI.

Thứ tư, vấn đề xây dựng Big Data - cơ sở dữ liệu lớn, là một trong những điều quan trọng hàng đầu luôn được nhắc tới nếu tòa soạn muốn ứng dụng AI.

Trao đổi với TS Vũ Tuấn Anh – Trưởng khoa Truyền Thông Quốc tế, Học viên Ngoại Giao, để AI hoạt động tốt thì tòa soạn cần cơ sở dữ liệu lớn, càng lớn càng tốt. Khi đó, đòi hỏi các nhà báo, phóng viên cần đi thu thập thông tin, số liệu để nhập vào hệ thống AI. Có như vậy, việc ứng dụng AI mới đem lại hiệu quả cao cho tòa soạn.76

Nhìn chung, việc áp dụng AI vào hoạt động báo chí là xu hướng tất yếu của ở thời đại hiện nay khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ. Dù phát sinh một số mặt hạn chế khi ứng dụng AI trong hoạt động báo chí nhưng không thể phủ nhận rằng, AI rất hữu ích cho các tòa soạn. Dù phải đầu tư lớn nhưng hiệu quả AI mang về cũng rất giá trị.

Tiểu kết hương 2

Qua khảo sát và đánh giá, phân tích những bài viết điển hình do ro-bot sản xuất trên báo điện tử USA Today và Washington Post, đã cho thấy sự hỗ trợ đắc lực của AI trong việc giúp 2 tờ báo này đưa tin và tiếp cận độc giả. Biên tập viên, nhà báo, phóng viên của USA Today và Washington Post đã đỡ được rất nhiều thời gian và công sức để tập trung vào những vấn đề đòi hỏi chuyên sâu hơn.

75 Biên bản phỏng vấn sâu số 4: Nhà báo Bùi Bình Minh.

76

69

Ro-bot/ phần mềm Wibbitz và Heliograf như những phóng viên thực thụ. Chỉ cần đủ dữ liệu, ro-bot hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm báo chí với thông tin cần thiết cho độc giả và hoàn toàn chính xác.

Tần suất những bài viết do ro-bot thực hiện còn mang tính “thời vụ” – có dịp, có sự kiện thì số lượng bài cũng tăng lên. Nội dung các bài viết đó khá đầy đủ thông tin phụ vụ độc giả. Hình thức các bài đơn giản, dễ nhìn, dễ theo dõi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh những tích cực từ việc ứng dụng AI vào việc sản xuất nội dung báo chí đem lại thì cũng tồn tại những hạn chế nhất định cần phải nhìn nhận và khắc phục kịp thời để nâng cao hơn nữa hiệu quả của tòa soạn và nhà báo. Việc sử dụng ro-bot ngoài thống kê tỉ số ở lĩnh vực thể thao, hay thống kê số phiếu bầu cử ở lĩnh vực chính trị - xã hội thì các khía cạnh khác ro-bot chưa thể thực hiện được.

Ứng dụng AI vào sản xuất nội dung báo chí đang đặt nhiều thách thức và cơ hội cho các tòa soạn báo trên thế giới và Việt Nam. Do đó cần có những giải pháp và khuyến nghị kịp thời để nâng cao hiệu quả của tòa soạn.

70

Chương 3

MộT Số Dự BÁO VÀ KHUYếN NGHị ứNG DụNG TRÍ TUệ NHÂN TạO SảN XUấT NộI DUNG BÁO CHÍ ở VIệT NAM HIệN NAY

3.1. Một số dự báo về sự xâm nhập và phát triển xu hướng ứng dụng ro-bot sản xuất nội dung báo chí ở Việt Nam

Sự đổi mới đã trở thành một yếu tố quan trọng trong kinh doanh báo chí truyền thông. Chúng ta sống trong một thế giới tốc độ nhanh, nơi chúng ta nuốt chửng rất nhiều thông tin hàng ngày một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, cho đến nay ro-bot chỉ sản xuất các bài viết có cấu trúc thống kê số liệu. Những bài báo này của ro-bot chủ yếu tập trung vào các kết quả đầu ra có thể đọc được dựa trên số liệu thống kê và dữ liệu đầu vào. Vì tồn tại các con số trong báo cáo tài chính, thể thao và thời tiết, điều này giúp ro-bot dễ dàng phân tích những con số đó.77

Do đó, khi nói đến tương lai ro-bot báo chí rất nhiều câu hỏi phát sinh: Liệu nội dung do phần mềm tạo ra có đáng tin cậy, có ý nghĩa, sâu sắc không? Một thuật toán có thể thực sự bắt chước hình thức nghệ thuật điều tra báo chí? Và liệu AI có “cướp việc” của các phóng viên, nhà báo?

Ngành báo chí truyền thông đã đến một thời điểm khó khăn, trong thời điểm này, thông tin không chỉ là sức mạnh mà còn cần phải thích nghi với môi trường kỹ thuật số mới nổi.

Có thể điểm qua các trường hợp sử dụng thành công AI trong sản xuất nội dung báo chí: Kỳ bầu cử sơ bộ và bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ (2018): Heliograf của Washington đã sản xuất hàng trăm bài báo thống kê số phiếu bầu, đồng thời phân tích vị trí địa lý và so sánh với các bầu cử trước để đưa ra xu hướng bầu cử mới; Bầu cử tại Thụy Sĩ (2018): Robot Tobi của hãng tin Tamedia sản xuất khoảng 40.000 tin tức về kỳ bầu cử chỉ trong vòng... 5 phút;

77

N Subash Reddy (05/2018). Future of Artificial Intelligence In Journalism – Automated Journalism. Tech Counsellor. http://www.techcounsellor.com/2018/05/future-of-artificial-intelligence-in-journalism- automated-journalism/

71

Urbs Media Với Hiệp hội Báo chí (2017): 30.000 bài báo được xuất bản bởi các ro-bot tích hợp trí tuệ nhân tạo là sáng kiến mới của Hiệp hội Báo chí, Cơ quan Thông tấn Anh hàng đầu; Thế vận hội Rio (2016): Washington Post đã sử dụng AI để phân tích và dự án cập nhật trực tiếp về sự kiện này; Minor League Baseball (2016): Associated Press, hãng truyền thông Mỹ đã sử dụng AJ để xuất bản các báo cáo tin tức chính thức về Minor League Baseball, và các giải đấu liên kết của nó; QuakeBot (2014): “The Los Angeles Times” đã sử dụng bot tự động có tên QuakeBot để báo cáo về trận động đất của California; StatSheet (2011): Xuất bản các nền tảng cập nhật về đội bóng rổ theo các khu vực thi đấu;…

Khi trí tuệ nhân tạo tiếp tục phát triển và tự nhúng mình vào các chức năng hàng ngày của lực lượng lao động toàn cầu, nó có khả năng có tác động lâu dài đối với báo chí và nhà báo ở cả hai mặt tích cực và hạn chế.

Ở khía cạnh tích cực, ro-bot báo chí đưa ra những khả năng mới cho các hãng thông tấn, nó có thể thay thế hoặc tăng cường một số kỹ năng báo chí cốt lõi như độ chính xác và tốc độ, đồng thời, giảm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó có một số lợi ích khác khi từ phần mềm tự động đóng vai trò phụ trong các phòng tin tức cho đến công nghệ giúp tìm ra các mẫu và lỗi dễ bị bỏ qua bởi nhận thức của con người. AI cũng có thể giúp mở rộng phạm vi vì nó cho phép các nhà báo lấy và phân tích lượng lớn dữ liệu.

Tuy nhiên, những phát triển này cũng ảnh hưởng đến các nhà báo trong vai trò của họ và tác động đến sự chuyên nghiệp của họ. ThS Kim Daewon và GS Kim Seongcheol (Đại học Hàn Quốc), đề cập trong nghiên cứu “Newspaper companies’ determinants in adopting robot journalism, Technological Forecasting & Social Change” về thái độ của các nhà báo đối với báo chí robot, loại công nghệ này có thể làm xáo trộn vai trò và uy tín của nhà báo trong xã hội, nhà báo cũng lo lắng rằng phần mềm viết có thể thay thế họ ở nơi làm việc.

72

Đối với tương lai việc làm của các nhà báo khi AI sẽ xâm nhập vào báo chí Việt Nam, cụ thể là công đoạn sản xuất tác phẩm, phóng viên Dương Quốc Đạt – báo VnExpress chia sẻ: “Thách thức lớn nhất của nhà báo là sẽ phải đầu tư hơn vào việc suy nghĩ, phát hiện đề tài và khâu biên tập, đồng thời cần nghĩ cách tăng hàm lượng sáng tạo trong tác phẩm. Với đặc thù của Việt Nam, ít có khả năng AI sẽ đóng vai trò lớn trong đầu vào của tác phẩm vì nguồn tin chủ yếu vẫn phải do phóng viên khai thác thông qua các mối quan hệ giữa người với người. Ví dụ có vụ án mạng chết nhiều người, AI không thể nào xác định được số thương vong, nhưng phóng viên có thể.”

Stephen Masiclat, giám đốc chương trình Quản trị Truyền thông Mới tại trường Truyền thông Công cộng S.I. Newhouse, cho biết ông đang hướng đến thời đại mà cỗ máy AI sẽ cá nhân hóa nội dung tùy theo đặc điểm ưa thích của từng độc giả: “Chúng tôi sẽ gọi đây là những bài viết có ‘tương tác cao’ và nó phụ thuộc vào từng độc giả,” ông nói. “Sau đó trí tuệ nhân tạo sẽ phân tích các bài viết này để hiểu rõ những đặc điểm của các bài viết có tương tác cao, ví như cấu trúc của bài viết, xu hướng lựa chọn ngôn từ và mức độ phức tạp của câu.” Kết quả là mỗi độc giả sẽ có một bộ đặc điểm riêng về những nội dung tương tác cao, và hệ thống sẽ hiểu đặc điểm nội dung mà từng độc giả ưa thích. Rồi phóng viên viết tin, phỏng vấn, tập hợp thông tin, viết nội dung chính theo kiểu “chỉ cần thông tin sự thực cơ bản.” Tiếp theo, cỗ máy AI sẽ cá nhân hóa nội dung tùy theo đặc điểm ưa thích của từng độc giả.78

Trao đổi với TS Vũ Tuấn Anh – Trưởng khoa Truyền thông Quốc tế, Học viện Ngoại Giao về xu hướng xâm nhập ứng dụng AI sản xuất nội dung báo chí tại Việt Nam, TS cho biết: “Nền tảng của báo chí tại Việt Nam vẫn là sử dụng chữ viết, do đó khi ứng dụng AI vào việc sản xuất nội dung tác phẩm, thì có thể bắt đầu từ ro-bot viết báo. Việc ro-bot viết báo được lập trình để sắp

78

Vietnamplus. Trí tuệ nhân tạo và báo chí, bắt kịp dòng chảy hay bị gạt ra bên lề. Vietnamplus.vn.

73

xếp thông tin theo mô hình tháp ngược như các tác phẩm của nhà báo hay phân tích xem thông tin nào quan trọng hay không là việc hoàn toàn có thể làm được. Bên cạnh đó, ro-bot viết báo dễ dàng quét trend của google hay các mạng xã hội để sản xuất tin bài nhanh chóng.”79

Nhà báo Lê Quốc Minh – Phó Tổng Giám đốc Thông Tấn Xã Việt Nam, khi nói về tình hình thực tế ứng dụng AI trong việc sản xuất nội dung

Một phần của tài liệu Xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo sản xuất nội dung báo chí (khảo sát báo điện tử usa today và wshington post từ tháng 12017 12019) (Trang 70 - 77)