Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, với tinh thần đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, năm 2016, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” mang tính chất toàn dân, toàn diện, đúc kết và kế thừa những bài học kinh nghiệm trong thời gian qua nhằm thực hiện mục tiêu tăng cường, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Để cuộc vận động mang lại hiệu quả và có sức lan tỏa, Ban Bí thư giao Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Cùng với đó, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam được giao một số nhiệm vụ trong đó có đẩy mạnh tuyên truyền để nhân
dân hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa, nội dung, biện pháp, nguồn lực… nhằm phát huy sức mạnh toàn dân thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; làm cho mỗi người dân tự ý thức về vai trò, trách nhiệm, quyết tâm và hành động để ủng hộ và tự giác, tích cực tham gia cuộc vận động. Đổi mới nội dung, phương thức chia sẻ thông tin, huy động và sử dụng các nguồn lực khơi dậy, phát huy tính chủ động, sáng tạo, đặc thù, thế mạnh của từng địa phương, vai trò tự quản của cộng đồng, tinh thần tự nguyện, tự giác của mọi người dân trong thực hiện cuộc vận động.
1.3. Chủ trương, chính sách của tỉnh Yên Bái về xây dựng nông thôn mới thôn mới
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã và đang gặt hái những thành quả đáng khích lệ. Công cuộc xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào có sức lan tỏa rộng, thu hút nhân dân tham gia tích
21
cực, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên. Đồng thời công tác xã hội hóa, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn được đẩy mạnh. Việc phát triển các mô hình sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân được chú trọng; công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị, xây dựng đời sống văn hóa nông thôn được quan tâm đem lại diện mạo mới cho vùng nông thôn. Có được những kết quả quan trọng này là nhờ sự vào cuộc của toàn bộ các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan đoàn thể đã thực hiện tốt các phương hướng, chỉ đạo mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra trong Chỉ thị số 24-CT/TU về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Chỉ thị đã đề ra các nhiệm vụ quan trọng cho từng bộ phận, trong đó giao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường đưa tin, bài về những kinh nghiệm hay, điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, Yên Bái cũng ban hành chỉ thị phát động phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020. Chỉ
thị nêu rõ: “Phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”
đã phát triển sâu rộng trong toàn tỉnh, lan tỏa mạnh mẽ trong nhân dân. Người dân đã tích cực thâm canh tăng vụ, chuyển đối cơ cấu cây trồng, vật nuôi; sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền
vững”. Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành,
đoàn thể; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; giám đốc các doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện các nhiệm vụ như:
- Tổ chức phát động các phong trào thi đua bám sát các nhiệm vụ trọng
tâm của sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, doanh nghiệp từ tỉnh đến cơ sở, gắn kết chặt chẽ với phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020 và sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, các giải pháp chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh để thực hiện thắng lợi
22
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh;
- Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng
ứng, tham gia phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” nhằm nâng cao nhận thức, làm cho người dân hiểu rõ và thực sự trở thành chủ thể trong xây dựng nông thôn mới và thấy rõ đây là cơ hội để thay đổi, nâng cao đời sống của mình;
- Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có 47 xã đạt chuẩn nông thôn mới
trở lên, chiếm 30% số xã. Trong đó năm 2016, phấn đấu có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đến năm 2020 có 80 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên và không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí; mỗi huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Phấn đấu có 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 50 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 3,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 90%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90%; có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 70%.
- Xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái theo hướng phát triển bền
vững và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ môi trường. Huy động đóng góp vừa sức, tự nguyện của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nông dân và lao động khu vực nông thôn đảm bảo an sinh xã hội.
- Các cơ quan truyền thông, thông tin đại chúng các cấp bằng nhiều
hình thức tổ chức tuyên truyền, tăng thời lượng, chuyên trang, chuyên mục về các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây
23