Đánh giá công tác tuyên truyền trên báo chí Yên Bái

Một phần của tài liệu Báo yên bái điện tử với công tác tuyên truyền chương trình xây dựng nông thôn mới (khảo sát báo yên bái điện tử từ tháng 62019 đến tháng 122019) (Trang 40 - 78)

Thực hiện công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, Báo Yên Bái điện tử đã chủ động đưa tin, viết bài nhằm đưa công chúng đến gần hơn với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc gia này, trong đó có các nội dung tuyên truyền:

2.2.1. Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tỉnh Yên Bái về xây dựng nông thôn mới.

Tuyên truyền các chủ trương, chính sách trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một nội dung vô cùng quan trọng. Người dân, đặc biệt là nông dân cần được biết, được tiếp cận thông tin về những chính sách mới để từ đó họ hiểu và tích cực làm theo. Những văn bản dài, khô khan đôi khi không thể tiếp cận công chúng, tuy nhiên thông qua các tin, bài có nội dung hấp dẫn được trình bày ngắn gọn người dân sẽ nhận thức đúng đắn về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ngay từ khi phát động Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách kèm theo nhằm đẩy mạnh sự tham gia có hiệu quả của người dân. Các chủ trương, chính sách được đề ra theo từng giai đoạn thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với nâng cao chất lượng sinh hoạt và đời sống tinh thần người dân, đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn.

Báo chí là lá cờ đầu trong công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người dân tin tưởng và làm theo các Nghị quyết, Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn, Kế hoạch về xây dựng nông thôn mới. Báo chí được đánh giá là cầu nối giữa lòng dân và ý Đảng thông qua giám sát, theo dõi quá trình thực hiện,

35

phản ánh những bất cập, những khó khăn, vướng mắc của từng địa phương. Từ đó các cơ quan chức năng ban hành các hướng dẫn cụ thể, chi tiết hoặc sửa đổi các văn bản, chính sách để các chính sách đi vào cuộc sống.

Tận dụng ưu thế của báo mạng, Báo Yên Bái điện tử đã chủ động đưa tin, thực hiện các tuyến bài nhằm thông tin nhanh nhất đến người dân những văn bản, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và của địa phương về xây dựng nông thôn mới.

Bảng 2.2.1. Tỷ lệ tin, bài tuyên truyền, phổ biến các văn bản của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương về xây dựng nông thôn mới trên Báo Yên

Bái điện tử

Số lượng tin, bài tuyên truyền các văn bản pháp

luật của Nhà nước

Tổng số tin bài về xây dựng nông thôn mới

Tỷ lệ (%)

11 216 5.1

Hầu hết các tin, bài tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh Yên Bái không được đăng tải trực tiếp mà thường được lồng ghép trong các bài phản ánh, phóng sự. Các văn bản không được trích dẫn nguyên văn, các bài viết chủ yếu gắn các văn bản, chính sách như định hướng cho bài hoặc chỉ trích dẫn những điểm cơ bản. Ở mục Văn bản mới chỉ có 2 bài viết đăng tải “Chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp” và “Quy định mới về tổ hợp tác”. Hai bài viết đề cập đến những điều cơ bản nhất trong các Nghị định, Quyết định.

Bài viết “Quy định mới về tổ hợp tác” đăng tải ngày 12/10/2019 đề cập

đến Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25-11- 2019 và thay thế Nghị định 151/2007/NĐ-CP. Theo đó, tổ hợp tác là tổ chức

36

không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 2 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Đồng thời bài viết đưa ra các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Bên cạnh đó đề cập đến quyền lợi và điều kiện trở thành thành viên của một tổ hợp tác. Tuy nhiên, đây là bài viết được khai thác từ Báo điện tử Hà Nội mới và không được trích dẫn nguyên văn Nghị định.

Bài viết “Chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp” đăng tải ngày

28/6/2019 đề cập đến Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký. Nội dung được đề cập bao gồm mức phí hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, rủi ro được bảo hiểm hỗ trợ, địa bàn được hỗ trợ. Bài viết được khai thác từ chinhphu.vn và không trích dẫn toàn văn Quyết định.

Các tin, bài còn lại chủ yếu lồng ghép chủ trương, chính sách, các phong trào, cuộc vận động hướng đến xây dựng nông thôn mới vào nội dung bài viết.

Ví dụ bài viết: “Phụ nữ Nghĩa Lộ góp phần xây dựng nông thôn mới”

lồng ghép Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” cụ thể xây dựng nơi ở sạch đẹp, mỗi cơ sở hội lựa chọn trồng hoa trên các tuyến đường, đăng ký gắn biển đoạn đường phụ nữ tự quản về vệ sinh môi trường. Bên cạnh cuộc vận động, bài viết cũng nhắc đến các phong trào khác như "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, "Phụ nữ làm kinh tế giỏi”.

2.2.2. Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nhiệm vụ, các chỉ tiêu trong xây dựng nông thôn mới

Bên cạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương, Báo Yên Bái điện tử cũng nỗ lực đổi mới tin bài nhằm tuyên

37

truyền mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nhiệm vụ, các chỉ tiêu đánh giá, các giải pháp trong xây dựng nông thôn mới.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới mang lại những kết quả cao, người dân cần biết và hiểu về mục đích, ý nghĩa của chương trình. Biết mục đích và ý nghĩa, người dân sẽ nhận thấy xây dựng nông thôn mới là điều vô cùng cần thiết để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống. Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Và vai trò của báo chí là vô vùng quan trọng để một chương trình quy mô toàn quốc tiếp cận được đông đảo người dân.

19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới thuộc 5 nhóm lĩnh vực: quy hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa - xã hội - môi trường, hệ thống chính trị.

Về công tác quy hoạch, việc xây dựng, phát triển nông thôn mới phải theo quy hoạch để bảo đảm tính bền vững, hiệu quả. Quy hoạch là bước đi đầu tiên, tạo tiền đề, căn cứ để triển khai các bước tiếp theo và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhiều tác phẩm báo chí đã tuyên truyền về việc thực hiện công tác quy hoạch của các địa phương. Các bài viết đã đi sâu phản ánh tiến độ, thuận lợi, khó khăn, kết quả, hiệu quả trong thực hiện công tác quy hoạch, kinh nghiệm triển khai của các địa phương. Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của địa phương, phải thống nhất trong một tổng thể của toàn khu vực, toàn tỉnh, toàn huyện. Nỗ lực của các cấp chính quyền, của các nhà chuyên môn cũng như người dân tích cực phát huy vai trò trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã tạo hiệu quả thiết thực. Mặt khác, có nhiều vấn đề nổi cộm về quy hoạch đã được phản ánh khá đầy đủ, kịp thời như: tiến độ thực hiện chậm, cách triển khai còn lúng túng; sự thiếu trách nhiệm của đơn vị tư vấn, chính quyền địa phương; quy hoạch nông thôn còn có tình trạng thụ động, lệ thuộc

38

quá nhiều vào hiện trạng, thiếu những kế hoạch cơ bản, đồng bộ và lâu dài... Từ những thông tin này đã góp phần giúp các cơ quan chức năng kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Về hạ tầng kinh tế - xã hội, có thể nói đây là một lĩnh vực mà Báo Yên Bái điện tử tập trung tuyên truyền với số lượng bài viết khá lớn. Đây cũng là một lĩnh vực sôi động hơn cả so với các tiêu chí khác. Điều này có thể lý giải do có sự tập trung đầu tư nguồn kinh phí khá lớn của Trung ương, của tỉnh, của huyện cũng như sự tham gia tích cực, nhiệt tình của nhân dân các địa phương đóng góp tiền của, công sức xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn, hệ thống kênh mương... Tiêu chí giao thông nông thôn được xác định là một trong những tiêu chí khó trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, đặc biệt đối với tỉnh miền núi Yên Bái. Hỗ trợ các xã từng bước hoàn thành tiêu chí này, Yên Bái đã xây dựng Đề án phát triển giao thông nông thôn với cơ chế thực hiện “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Phải khẳng định rằng phát triển giao thông nông thôn là một lĩnh vực hết sức sôi động và có kết quả hết sức thuyết phục nhờ các địa phương huy động tốt các nguồn lực, đặc biệt có sự tham gia nhiệt tình, góp công, góp của, hiến đất... của nhân dân địa phương. Đồng thời, đường giao thông nông thôn cũng chính là yếu tố mở ra rất nhiều thuận lợi và cơ hội cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, phát triển sản xuất, giao thương... nên người dân hết sức đồng tình ủng hộ.

Về kinh tế và tổ chức sản xuất, đây là một nội dung cốt lõi của chương trình xây dựng nông thôn mới. Khi đời sống của người dân nông thôn được nâng cao thì họ mới có điều kiện đóng góp nhiều hơn cho thôn xóm, cho địa phương. Xây dựng nông thôn mới cũng chính là tạo các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế của Nhà nước, của tỉnh, của huyện giúp nông dân có thêm điều kiện về vốn, giống, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất để đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Công tác tuyên truyền của Báo Yên Bái điện tử phản ánh việc hỗ trợ sản xuất của tỉnh đã đạt

39

nhiều kết quả thiết thực. Quan trọng là phát triển kinh tế đã tận dụng lợi thế, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, giúp người dân có nhận thức mới về phát triển sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hội nhập kinh tế sâu rộng và mạnh mẽ, nhiều cơ hội và lắm thách thức.

Về văn hóa, xã hội, môi trường là một nội dung rất rộng của công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, Báo Yên Bái điện tử đã tập trung vào một số mảng lĩnh vực cần quan tâm giải quyết cũng như được các địa phương triển khai thực hiện tốt. Đó là vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống gắn với phát triển kinh tế, phát triển du lịch, tạo động lực mới cho các địa phương trong thực hiện xây dựng nông thôn mới. Một số địa phương đã năng động, sáng tạo và thực hiện hiệu quả công tác này như thị xã Nghĩa Lộ phát triển du lịch cộng đồng trong đồng bào dân tộc Thái gắn với giữ gìn xòe Thái cổ, chữ viết, trang phục, nghề dệt thổ cẩm, ẩm thực. Huyện vùng cao Mù Cang Chải phát huy thế mạnh để phát triển du lịch từ Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang ở 3 xã Chế Cu Nha, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình. Huyện Văn Yên nổi tiếng với vùng quế chất lượng cao gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Dao vùng quế trọng điểm... Bên cạnh đó, tiêu chí về môi trường đã được phản ánh đậm nét do đây là một tiêu chí rất khó đối với các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Với những nội dung chi tiết mà các địa phương có thể huy động sức dân giải quyết như người dân tích cực hưởng ứng các phong trào về vệ sinh môi trường, trồng và bảo vệ cây xanh, cải tạo vườn tạp, chỉnh trang nhà ở, cải tạo công trình vệ sinh, sửa sang cổng ngõ, góp phần tạo cảnh quan sạch đẹp thì có những nội dung cần sự hỗ trợ, đầu tư về lâu dài của các cấp, các ngành. Vấn đề bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường thực tế đang đặt ra rất nhiều điều cần quan tâm giải quyết song song với quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế của mỗi địa phương như: chất thải công nghiệp gây ô nhiễm đến đời sống người dân và ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp; việc quy

40

hoạch và quản lý nghĩa trang, khai thông hệ thống thoát nước thải, xử lý rác thải... Với các tiêu chí về y tế, giáo dục cũng nằm trong những tiêu chí khó do cơ sở vật chất, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ dân trí không đồng đều... nên việc đạt chuẩn cần sự nỗ lực rất lớn.

Về xây dựng hệ thống chính trị, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã quan tâm chỉ đạo cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII bằng các nghị quyết, đề án, chương trình trên tất cả các lĩnh vực và tổ chức thực hiện đạt kết quả cao; chú trọng xây dựng Đảng trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và công tác dân vận. Chỉ thị số 03 - CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” được triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt những kết quả tích cực. Bám sát nội dung này, Báo Yên Bái điện tử đã tổ chức thực hiện tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị một cách đồng bộ, xuyên suốt từ cấp tỉnh xuống tận thôn bản.

Bảng 2.2.2. Tỷ lệ tin, bài tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nhiệm vụ, các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới trên Báo Yên Bái điện tử

Số tin, bài tuyên truyền mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu

Tổng số tin bài về xây dựng nông thôn mới

Tỷ lệ (%)

42 216 19.4

Có thể đánh giá rằng, Báo Yên Bái điện tử khá tích cực đăng tải tin, bài tuyên truyền mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới. Nội dung các bài viết đa dạng, đầy đủ, khách quan, đa chiều. Từ các bài viết, chính quyền địa phương và người dân hiểu rõ hơn về những yêu cầu mà chương trình xây dựng nông thôn mới đặt ra từ đó tìm kiếm những phương pháp triển khai chương trình một cách tối ưu nhất.

41

Bài viết “Nông thôn mới - đổi thay diện mạo vùng cao Yên Bái” đăng

tải ngày 23/10/2019 đã chỉ ra mục đích, ý nghĩa của chương trình mục tiêu quốc gia đó chính là mang lại một vùng nông thôn khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện như “hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao thông nông thôn, công nghiệp, đô thị, nông thôn của tỉnh được quan tâm đầu tư xây dựng,

từng bước đồng bộ. Kết cấu hạ tầng thiết yếu của tỉnh được củng cố”. Đồng

thời bài viết cũng đề cập đến mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh Yên Bái trong xây dựng nông thôn mới. Đó chính là

Năm 2020, tỉnh đặt mục tiêu có 70/157 xã đạt chuẩn NTM, có 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; phấn đấu nâng số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 14,26 tiêu chí/xã và không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí. Năm 2020, phấn đấu xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn huyện NTM; thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ hoàn thành XDNTM. Những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện đã được tỉnh chỉ ra đối với từng cấp, ngành, địa phương, đơn vị. Dự

Một phần của tài liệu Báo yên bái điện tử với công tác tuyên truyền chương trình xây dựng nông thôn mới (khảo sát báo yên bái điện tử từ tháng 62019 đến tháng 122019) (Trang 40 - 78)