Một số vấn đề đặt ra trong công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Báo yên bái điện tử với công tác tuyên truyền chương trình xây dựng nông thôn mới (khảo sát báo yên bái điện tử từ tháng 62019 đến tháng 122019) (Trang 93 - 99)

nông thôn mới trên Báo Yên Bái điện tử

3.1.1. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình hướng tới thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân trong đó chú trọng hoàn thiện 19 mục tiêu cơ bản. Chương trình được đánh giá là một cuộc cách mạng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để “không ai bị bỏ lại phía sau” trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Nông thôn mới mang lại nhiều tác động tích cực với những ý nghĩa sâu sắc. Đây là một chương trình dài hơi, cần có chiến lược, kế hoạch cho từng giai đoạn và đặc biệt là cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ nhiệt tình của người dân.

Không nằm ngoài cuộc cách mạng lớn, báo chí, đặc biệt là cơ quan báo chí của các địa phương luôn nỗ lực lan tỏa ý nghĩa, vai trò, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Báo chí từ những ngày đầu tiên đã thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương. Bên cạnh đó, báo chí lắng nghe tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của người dân, phản ánh lại cho các cấp chính quyền được biết để kịp thời giải quyết những tồn đọng, khó khăn, vướng mắc đồng thời tác động đến việc sửa đổi một số kế hoạch nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện của từng địa phương, cơ sở.

Là cầu nối giữa Đảng và nhân dân, nhiệm vụ quan trọng nhất của báo chí là phản ánh trung thực, khách quan, đa chiều mọi mặt đời sống. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này báo chí cần chọn lọc thông tin, xác định thông tin nào

88

quan trọng để tập trung tuyên truyền, phản ánh. Đội ngũ người làm báo cần khái quát, đánh giá và tổng kết các vấn đề thực tiễn để ca ngợi những hoạt động thúc đẩy sự phát triển của đất nước, phê phán những việc làm sai trái, đi ngược lại với chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng của báo chí trong công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước. Cơ quan báo chí cần phải ý thức vai trò của mình trong việc nâng cao nhận thức của cán bộ cơ sở và của người dân về chương trình mục tiêu quốc gia. Báo chí cần tập trung phản ánh những gì đã thu gặt được từ xây dựng nông thôn mới để từ đó người dân hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chương trình và ý thức được chính họ là chủ thể của xây dựng nông thôn mới. Đây không phải là một chương trình của riêng Đảng và Nhà nước mà còn là chương trình của toàn bộ người dân.

Từ những ngày đầu thực hiện xây dựng nông thôn mới, Báo Yên Bái điện tử đã phát huy vai trò, tiếng nói của mình để tạo sự đồng thuận từ người dân. Một mặt giới thiệu chính sách, chủ trương, một mặt lắng nghe ý kiến của đông đảo người dân. Thông tin trên Báo Yên Bái điện tử cơ bản đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu của công chúng, tuy nhiên báo vẫn cần nỗ lực tuyên truyền về chương trình một cách thường xuyên, liên tục.

Với địa hình đặc thù của một tỉnh miền núi, nhiều chủ trương chính sách còn chưa lan tỏa rộng rãi đến người dân sinh sống ở vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Báo Yên Bái điện tử cần sự hỗ trợ từ báo in Báo Yên Bái hay Báo Yên Bái vùng cao, đồng thời phối hợp với đài truyền hình - truyền thanh cơ sở để chất lượng tuyên truyền đạt hiệu quả cao nhất. Báo Yên Bái điện tử cần đẩy mạnh đăng tải những bài viết đa chiều, phát hiện những vấn đề mới, kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, bình luận để làm nên một tác phẩm có chiều sâu và lan tỏa đến đông đảo người đọc. Công tác tuyên truyền nói chung, công tác tuyên truyền trên báo

89

chí nói riêng có vai trò to lớn trong việc tạo dựng sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân tiến tới mục tiêu hoàn thành 19 chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới.

3.1.2. Tập trung tuyên truyền vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới

Trong xây dựng nông thôn mới, người dân đóng vai trò chủ thể, điều này được thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Người dân sẽ tham gia ý kiến vào đề án xây dựng nông thôn mới và đồ án quy hoạch nông thôn mới cấp xã; tham gia lập kế hoạch thực hiện chương trình của thôn, của xã. Người dân cũng sẽ tham gia và lựa chọn những công việc gì làm trước, công việc gì làm sau thật sát thực với yêu cầu của người dân trong xã cũng như phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương. Người dân quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã, trực tiếp tổ chức thi công hoặc tham gia thi công xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội của xã, của thôn theo kế hoạch hàng năm, cử đại diện là ban giám sát để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã, của thôn. Người dân còn tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành. Thực tế không ít người dân chưa biết hoặc hiểu chưa rõ về chương trình này cũng như về vai trò chủ thể của mình. Cùng với tham gia góp tiền, công sức, ý kiến thì việc tự đầu tư sản xuất, tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình, giữ gìn nếp sống văn hóa, chỉnh trang nhà ở, giữ gìn ngõ xóm sạch, đẹp và đóng góp, tham gia các hoạt động chung của thôn, của xã... cũng chính là thực hiện xây dựng nông thôn mới của từng hộ dân. Trong suy nghĩ của một bộ phận người dân cho rằng xây dựng nông thôn mới là chương trình đầu tư của Nhà nước cho địa phương, dẫn đến tình trạng thụ động, trông chờ.

Vì vậy, để người dân hiểu và thực hiện tốt vai trò chủ thể của mình, Báo Yên Bái đã đẩy mạnh tuyên truyền về các nội dung này. Nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới trước tiên là để cho mình, vì cuộc sống của bản

90

thân và gia đình mình. Trước nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của người nông dân nhưng hầu hết đều chỉ hướng vào một lĩnh vực cụ thể như: xóa đói giảm nghèo, xóa nhà ở dột nát, hỗ trợ vốn tín dụng, đào tạo nghề... Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là quá trình đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực nhằm phát triển nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn. Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí chung với 39 chỉ tiêu cụ thể bao quát hầu hết các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, an ninh, môi trường... Một xã khi hoàn thiện các tiêu chí theo quy định sẽ hình thành diện mạo nông thôn mới có nền sản xuất phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại; văn hóa - xã hội tiến bộ; dân chủ được phát huy; môi trường sinh thái được bảo vệ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; an ninh, trật tự được bảo đảm... Báo Yên Bái điện tử đã phát hiện, phản ánh, biểu dương những điển hình cụ thể tại các địa phương và vai trò đóng góp của người dân trong quá trình thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM. Báo Yên Bái điện tử cần đẩy mạnh tuyên truyền việc phát huy dân chủ tại cơ sở. Dân chủ sẽ tạo nên sức mạnh vô cùng lớn lao của nhân dân khi họ đồng thuận, chung sức trong mọi vấn đề. Xây dựng nông thôn mới hiện nay càng cần phải có sức mạnh đoàn kết, ủng hộ, đồng lòng của nhân dân mới có thể thành công. Tuy nhiên, xây dựng thành công chương trình này là hết sức khó khăn, phức tạp ở chỗ khối lượng công việc lớn, lĩnh vực rộng, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, một số tiêu chí có thể rút ngắn tiến độ nhưng có tiêu chí cần phải có thời gian, không thể chủ quan, nóng vội. Mặt khác, đây là một chương trình phát triển tổng hợp về tất cả mọi mặt, lấy nội lực cộng đồng là chính và nông dân là chủ thể thực hiện. Như thế, cùng sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, điều hành của chính quyền, phối hợp tham gia của các đoàn thể chính trị - xã hội thì phải có sự tham gia tích

91

cực của nông dân với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Vì vậy, trong triển khai thực hiện, các địa phương cần phải công khai, minh bạch các công việc, kế hoạch, chủ trương, chính sách... Người dân phải có được thông tin một cách đầy đủ, kịp thời, toàn diện, chính xác. Thực tế cho thấy tại nhiều địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, người dân hiểu và ủng hộ nên phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn đã thu hút được sự tham gia nhiệt tình, đóng góp rất lớn của họ. Quá trình xây dựng nông thôn mới tại nhiều địa phương cũng cho thấy khi được bàn bạc, người dân đã đưa ra những ý kiến, kế sách hay. Về huy động các khoản đóng góp, nếu người dân được dân chủ bàn bạc, được đóng góp ý kiến của mình sẽ tạo ra sự đồng ý, nhất trí cao. Trong quá trình triển khai thực hiện, các địa phương cũng đã linh hoạt, tính toán để người dân có thể tham gia trực tiếp làm một cách phù hợp. Khâu cuối cùng là kiểm tra, người dân khi đóng góp tiền của, công sức thì đều muốn được biết rõ đã sử dụng như thế nào. Ban giám sát nhân dân do nhân dân trực tiếp bầu ra là người có uy tín, trình độ, hoạt động hiệu quả đã tạo niềm tin cho người dân cũng như góp phần bảo đảm chất lượng công trình xây dựng.

Cùng với đó, Báo Yên Bái điện tử cần tập trung tuyên truyền để người dân nhận thức rõ xây dựng nông thôn mới là phải thực hiện một khối lượng công việc rất lớn, nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, một số tiêu chí phải có thời gian và không thể chủ quan, nóng vội. Bởi thế nên việc thực hiện 19 tiêu chí cần phải có lộ trình và có kế hoạch từng giai đoạn, xác định việc nào dễ làm trước, việc nào khó làm sau... Một vấn đề quan trọng trong công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới cần được Báo Yên Bái điện tử quan tâm đó chính là việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống của từng địa phương. Khi đời sống người nông dân được nâng cao thì cũng phải bảo đảm bản sắc vùng miền, nhất là những bản sắc văn hóa dân tộc vẫn được lưu giữ, phát huy.

92

3.1.3. Đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, phương pháp thể hiện

Thời gian qua, Báo Yên Bái điện tử đã tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Cùng với những thành quả đáng khích lệ, Báo Yên Bái điện tử cần nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức và phương pháp thể hiện để thu hút độc giả và đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền xây dựng nông thôn mới một cách tốt nhất.

Trên thực tế, báo đã có nhiều tin bài về xây dựng nông thôn mới tuy nhiên chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của độc giả. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, báo cần nỗ lực hơn nữa trong việc đăng tải thông tin nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo thông tin chính xác và đầy đủ. Cần đẩy mạnh thông tin về những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Yên Bái đến nhân dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu vùng xa. Để làm được điều này đòi hỏi báo phải cải thiện, đầu tư trang thiết bị cơ bản để đa dạng hóa phương thức tuyên truyền, đặc biệt chú trọng đến đa phương tiện trong báo chí. Những cách trình bày mới, ấn tượng và sử dụng nhiều hình ảnh, âm thanh sẽ thu hút và giúp công chúng ghi nhớ thông tin nhanh hơn và lâu hơn các bài viết chỉ sử dụng chữ viết và hình ảnh tĩnh.

Về mặt nội dung, các phóng viên cần chủ động tìm kiếm đề tài mới, xây dựng những bài viết có nhân vật, câu chuyện ấn tượng và gần gũi thay vì chỉ phản ánh những con số chung chung trong các báo cáo. Điều này dẫn đến việc công chúng không ghi nhớ nội dung bài viết, chỉ đọc lướt qua và không muốn đọc các bài viết khác trên báo. Vì vậy, Báo Yên Bái điện tử cần tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực của cán bộ, phóng viên đặc biệt liên tục cập nhật, phổ biến, quán triệt chặt chẽ các chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới đến đội ngũ người làm báo để tránh tình trạng đưa tin sơ sài và đặc biệt tránh tình trạng đưa tin sai lệch.

93

Một phần của tài liệu Báo yên bái điện tử với công tác tuyên truyền chương trình xây dựng nông thôn mới (khảo sát báo yên bái điện tử từ tháng 62019 đến tháng 122019) (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)