việc tốt để biểu dương, tôn vinh, nhân rộng, tạo sức lan tỏa trong nhân dân.
1.4. Vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới thôn mới
Báo chí thường được công chúng đón đọc và tin tưởng bởi đảm bảo được tính chính thống. Xã hội phát triển, các hình thức đăng tải thông tin ngày càng trở nên phong phú. Báo mạng điện tử trở thành loại hình báo chí được đa số công chúng đón đọc. Các thông tin được cập nhật liên tục nhưng vẫn đảm bảo được sự chính xác trên các trang báo mạng điện tử. Nhiều năm qua, báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng đã trở thành cầu nối giữa Đảng và dân. Một mặt báo chí đăng tải, tuyên truyền về những đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, một mặt tích cực xâm nhập thực tế tìm hiểu những tấm gương điển hình, lắng nghe và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân. Báo chí đã và đang thực hiện tốt vai trò thông tin cũng như giám sát và phản biện xã hội.
Đề tài về nông thôn, nông nghiệp và nông dân thường chiếm tỷ lệ lớn thông tin trên các loại hình báo chí với đa dạng cách thể hiện. Đặc biệt, đề tài này còn thường xuyên xuất hiện trên các kênh báo đài của các địa phương. Đặc biệt những năm qua, báo chí luôn tích cực trong công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới. Nhiều tác phẩm để lại ấn tượng trong lòng độc giả, nhiều bài viết hay sáng tạo truyền cảm hứng, thúc đẩy người dân tích cực tham gia xây dựng, sản xuất để hoàn thành các mục tiêu lớn. Vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới được thể hiện qua nhiều mặt khác nhau:
Thứ nhất, báo chí tuyên truyền về đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
Báo chí trở thành cầu nối giữa Đảng, chính quyền với người dân trong xây dựng nông thôn mới. Các nghị định, quyết định, thông tư về xây dựng
24
nông thôn mới luôn được cập nhật nhanh chóng trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo đài. Không chỉ đăng tải nội dung trực tiếp, nhiều chính sách còn được lồng ghép các bài viết để nội dung trở nên hấp dẫn hơn, tránh tình trạng nội dung thông tin dài và khô khan. Từ đó, người dân hiểu rõ hơn về chương trình xây dựng nông thôn mới, những ảnh hưởng tích cực mà chương trình mang lại, cũng như cập nhật được những chính sách mới đặc biệt là những chính sách mang tính hỗ trợ cao nhằm giúp đỡ người dân.
Thứ hai, báo chí thúc đẩy người dân tích cực tham gia vào phong trào xây dựng nông thôn mới thông qua nêu gương những cá nhân, tập thể điển hình.
Với sức bao phủ rộng khắp và phạm vi truyền tải thông tin, báo chí trở thành một kênh truyền thông hữu hiệu trong việc đưa tin về những nhân vật tiêu biểu. Nhiều tấm gương tiên tiến, điển hình được phát hiện, nêu gương trên các trang báo được đông đảo công chúng biết đến. Những cách làm hay mang lại hiệu quả cao được đăng tải rộng rãi từ đó lãnh đạo và người dân các địa phương có thể nghiên cứu, tìm hiểu và học tập lẫn nhau. Nhờ đó nhiều mô hình phát triển nông thôn theo hướng nông thôn mới được nhân rộng trong cả nước.
Thứ ba, báo chí đóng vai trò giám sát và phản biện xã hội trong quá
trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Báo chí tích cực thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội thông qua việc đăng tải thông tin chân thực, khách quan và đa chiều từ người dân và các cơ quan chức năng. Các phóng viên xâm nhập thực tế, trò chuyện, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của người dân, đăng tải những câu chuyện ấy lên trang báo để các cơ quan chức năng kịp thời giải đáp, tháo gỡ những vướng mắc của người dân, đồng thời kịp thời khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đăng tải thông tin về những cách làm hay, báo chí điều tra và phát hiện những hành động chưa đúng, vạch trần các sai phạm, phân tích, tổng hợp và chỉ ra những cách làm chưa mang lại hiệu quả cao. Thậm chí, các phóng viên “chắc bút”
25
còn chỉ ra những điểm bất cập, chưa phù hợp với các tiêu chí của quốc gia. Từ đó khơi nguồn và định hướng dư luận xã hội. Báo chí cũng đưa ra những khó khăn, thuận lợi khi áp dụng chính sách vào từng cơ sở để các cơ quan chức năng, nhà hoạch định đưa ra những chính sách linh hoạt mang lại hiệu quả cao hơn.
1.5. Yêu cầu đối với báo chí trong xây dựng nông thôn mới
Thông tin về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng
nông thôn mới: Ở phần nội dung này, báo chí thường đăng tải các văn bản
pháp luật, các nghị định, quyết định của các cơ quan chức năng. Đồng thời lồng ghép các văn bản ấy vào tác phẩm báo chí để có sự so sánh, đối chiếu. Từ đó chỉ ra mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nhiệm vụ của chương trình xây dựng nông thôn mới. Nhờ các tác phẩm báo chí đặc sắc, người dân biết và hiểu về chương trình nên tích cực làm theo để gặt hái những thành quả lớn. Không chỉ đăng tải những văn bản pháp luật, báo chí còn đề cập, chỉ ra thực trạng của từng địa phương trong xây dựng nông thôn mới qua các bài phóng sự, chuyên sâu, mạnh dạn đưa ra một số các giải pháp để Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước đi vào thực tế một cách hiệu quả.
Thông tin về hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp, những kết quả của từng
địa phương, đơn vị: Tuy đã có những hướng dẫn và bộ tiêu chí đánh giá về đích
nông thôn mới chung cho cả nước nhưng để đạt hiệu quả cao các địa phương phải đưa ra những cách làm phù hợp với vị trí địa lý, ngân sách của địa phương mình nhưng vẫn bám sát theo chỉ đạo từ Trung ương, tỉnh, thành phố, huyện, thị. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình báo chí tuyên truyền nhanh chóng và sâu rộng các hoạt động của bộ, ban ngành, đoàn thể để khẳng định sự thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới cần có sự góp sức của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị, mỗi cơ quan đoàn thể từ Trung ương tới địa phương.
Thông tin về những tập thể, cá nhân có cách làm hay, hiệu quả trong
26
đề tài xây dựng nông thôn mới sẽ trở nên khô khan, nhàm chán và không có tính lan tỏa cao. Các cơ quan báo chí đã chủ động tìm kiếm và nêu gương những nhân vật điển hình, những địa phương, tập thể có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới để khích lệ những cá nhân, tập thể khác học tập và làm theo. Từ đó đẩy lùi sự ỳ chệ, trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước của một số tập thể, cá nhân. Có như vậy những mục tiêu về xây dựng nông thôn mới mới có thể sớm đạt được.
Để thông tin về xây dựng nông thôn mới được nhiều người quan tâm và đón đọc, các cơ quan báo chí không chỉ tích cực tìm kiếm các thông tin khác nhau mà còn chú trọng đến hình thức của thông tin. Các tin, bài về xây dựng nông thôn mới không bị giới hạn bởi bất kỳ loại hình hay thể loại báo chí nào.
Đa dạng loại hình báo chí: Đề tài về nông thôn mới là một đề tài hay,
tuy không nóng nhưng vẫn luôn cần thiết bởi nông thôn mới đem lại những khởi sắc cho cuộc sống của người dân cũng như mang đến cho xã hội những điều tích cực. Bởi vậy, các bài viết về nông thôn mới luôn được thể hiện dưới nhiều loại hình khác nhau từ báo in, phát thanh đến truyền hình và báo mạng điện tử. Đối với báo in, các bài viết thường được trình bày dưới dạng chữ viết và hình ảnh, nếu các bài viết quá dài sẽ gây nhàm chán cho người đọc, với báo phát thanh và báo truyền hình, các tác phẩm được trình bày dưới dạng âm thanh, hình ảnh làm cho tác phẩm trở nên sinh động, dễ hiểu hơn bởi tác động và cả thính giác và thị giác của độc giả.
Đặc biệt, báo mạng điện tử có nhiều thế mạnh trong đó vượt trội hơn hẳn là sử dụng đồ họa thông tin, vừa sử dụng text (chữ viết) vừa sử dụng hình ảnh và video để thu hút độc giả. Cùng với đó, báo mạng điện tử có thể đăng tải thông tin nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác nên loại hình này trở nên ưu việt hơn so với các loại hình báo chí khác. Nhiều cơ quan báo chí đặc biệt là các cơ quan báo chí địa phương xây dựng chuyên trang, chuyên mục và các chương trình chuyên đề về xây dựng nông thôn mới thu hút độc giả.
27
Đa dạng thể loại báo chí: không chỉ dừng ở tin, các nhà báo, phóng
viên còn xâm nhập thực tế tìm đề tài cho các bài viết về xây dựng nông thôn mới và thực hiện những phóng sự, bình luận, phỏng vấn, tọa đàm chuyên sâu để độc giả biết và hiểu rõ hơn về xây dựng nông thôn mới. Tận dụng những ưu điểm của từng thể loại, nhiều tác phẩm viết về nông thôn mới được đánh giá cao.
Sử dụng các yếu tố đa phương tiện và đảm bảo tính tương tác: cũng
như những nội dung khác trên báo chí, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới cũng đòi hỏi đội ngũ người làm báo sáng tạo các tác phẩm không chỉ có nội dung hay mà còn có cách thức trình bày đẹp mắt, ngắn gọn và dễ hiểu. Điều này đòi hỏi việc xây dựng các tác phẩm sử dụng video, audio đặc biệt là đồ họa thông tin bởi kết quả, thành tựu của xây dựng nông thôn mới thường được gắn với các con số. Nếu như xây dựng được các biểu đồ, thông tin vừa trở nên thu hút vừa giúp độc giả dễ nhớ cũng như tạo được ấn tượng sâu sắc với công chúng. Đồng thời các biểu đồ cũng giúp độc giả so sánh, đối chiếu sự thay đổi trước và sau khi hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, tận dụng khả năng tương tác bằng cách xây dựng ô bình luận dưới mỗi cuối bài, những nút chia sẻ để báo điện tử tạo ra diễn đàn để công chúng tương tác với tờ báo đồng thời trao đổi những thông tin, kinh nghiệm, cách làm hay trong sản xuất giữa các độc giả với nhau.
Tính tức thì và tính phi định kỳ: cần đảm bảo việc tuyên truyền nông
thôn mới vẫn giữ được đặc điểm này của báo mạng điện tử bởi các chủ trương, chính sách cần được tuyên truyền, lan tỏa đến công chúng, đặc biệt là người nông dân một cách nhanh chóng. Cùng với đó, thông tin về hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp cũng cần đăng tải kịp thời, có những hội nghị, buổi tổng kết hoặc những buổi họp quan trọng liên quan đến ban hành, thực hiện chính sách, giải đáp, tháo gỡ khó khăn hay những nhiệm vụ mới được đặt ra bởi các cơ quan chức năng, đó là những thông tin cần được đăng tải
28
ngay lập tức để “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”. Đồng thời các sai phạm cũng cần được sớm vạch trần để không trở thành “ung nhọt” khiến chương trình bị trì trệ.
Khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin: đây là ưu điểm vượt trội của
báo điện tử so với các loại hình báo chí khác. Tận dụng khả năng này, nhiều cơ quan báo chí đã tạo ra một chuyên mục riêng để cập nhật thông tin liên quan đến xây dựng nông thôn mới. Đồng thời thanh tìm kiếm cũng giúp độc giả tìm bài viết theo từ khóa một cách dễ dàng, có thể chỉ gõ tên một địa phương gắn với cụm từ “nông thôn mới” đã có thể tìm đọc được thông tin mà độc giả quan tâm.
29
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Trong chương 1, tác giả khóa luận đã đề cập và làm rõ các khái niệm liên quan đến tuyên truyền, nông thôn, nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới; đi sâu vào tìm hiểu các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh Yên Bái về xây dựng nông thôn mới.
Cũng trong chương này, tác giả phân tích, đánh giá vai trò của báo chí trong tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới và nội dung, hình thức thông tin liên quan đến đề tài này. Báo chí đã và đang làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới đến người dân để “dân biết, dân hiểu, dân làm theo”, triển khai sâu rộng mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ, tiêu chí đánh giá của chương trình mục tiêu quốc gia. Báo chí góp phần thúc đẩy, nhân rộng phong trào thực hiện xây dựng nông thôn mới thông qua nêu gương, khen ngợi những cá nhân, mô hình tiên tiến mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, báo chí cũng đóng vai trò giám sát và phản biện xã hội để việc vận hành, áp dụng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước xuống từng địa phương, cơ sở mang lại những kết quả tích cực. Báo chí trở thành cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với người dân để giải đáp, tháo gỡ những thắc mắc, khó khăn mà người dân gặp phải trong quá trình xây dựng nông thôn mới, cũng nhờ đó nhiều chính sách bất cập được điều chỉnh phù hợp khi đi vào thực tế.
Báo chí Yên Bái nói chung và báo Yên Bái điện tử nói riêng đã có nhiều bứt phá trong công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới. Nội dung và hình thức tuyên truyền về Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới cũng như thành công, hạn chế và nguyên nhân của công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới sẽ được tác giả khóa luận phân tích, nghiên cứu và làm rõ ở chương 2.
30
Chương 2
THỰC TRẠNG BÁO YÊN BÁI ĐIỆN TỬ TUYÊN TRUYỀN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI