Phạm vi và điều kiện áp dụng

Một phần của tài liệu Hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 26 - 28)

Hình phạt bổ sung là hình phạt áp dụng kèm với hình phạt chính. Nếu Tịa án khơng áp dụng hình phạt chính đối với một người thì cũng khơng được phép áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ có thể bị áp dụng một hình phạt chính nhưng lại có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hoặc khơng bị áp dụng hình phạt bổ sung nào. Tịa án chỉ có thể tun hình phạt tiền là hình phạt bổ sung nếu điều luật có quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.

Khoản 2 Điều 30 quy định “Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ

sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do bộ luật này quy định”. Như vậy, hình phạt tiền được áp dụng là hình

phạt bổ sung trong những trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất: Áp dụng đối với người phạm các tội về tham nhũng. Đó là các tội mà người có chức vụ quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật.

Trường hợp thứ hai: Áp dụng với người phạm các tội về ma túy. Ở nước ta, do đặc tính nguy hiểm thể hiện ở khả năng gây nghiện của các chất ma túy mà nhà nước ta có quy định độc quyền quản lí đối với các chất này. Đồng thời, nhằm đảm bảo sự ổn định xã hội và ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của các chất ma túy đến đời sống xã hội, BLHS Việt Nam đã quy định tất cả các hành vi xâm phạm các quy định của nhà nước về chế độ quản lý các chất ma túy là những hành vi trái pháp luật hình sự Việt Nam và được BLHS điều chỉnh bằng việc quy định về nhóm các tội phạm ma túy tại chương XVII, từ điều 192 đến điều 201.

Trường hợp thứ ba: Áp dụng với những trường hợp khác do BLHS Việt Nam quy định. Đó là các tội khơng thuộc nhóm các tội tham nhũng và ma túy.

BLHS hiện hành đã mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với các tội xâm phạm sở hữu, các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm về môi trường…

Qua nghiên cứu các quy định của BLHS Việt Nam về hình phạt bổ sung có thể rút ra một số nhận xét sau:

BLHS hiện hành có 111 điều luật (phụ lục 2) áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung trong tổng số 270 điều luật chiếm 41 % tổng số các điều luật tăng gần 3 lần so với BLHS năm 1985. Trong đó:

Nhóm tội phạm về tham nhũng có 10 điều luật quy định cho phép áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.

Nhóm tội phạm về ma túy có 9 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.

Ngoài ra theo quy định của Điều 30 khoản 2, phạt tiền cịn được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với một số tội phạm khác do BLHS quy định. Cụ thể:

Nhóm các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm có 3 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.

Nhóm các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của cơng dân có 1 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.

Nhóm các tội xâm phạm sở hữu có 10 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.

Nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có 29 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.

Nhóm các tội phạm về mơi trường có 11 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.

Nhóm các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng có 31 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.

Nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính có 7 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.

Ở các chương còn lại: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp…BLHS khơng cho phép áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.

Hình phạt tiền trong BLHS được quy định là hình phạt bổ sung tùy nghi bên cạnh các hình phạt bổ sung khác như: tịch thu tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định…

Một phần của tài liệu Hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w