Hình phạt tiền áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tộ

Một phần của tài liệu Hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 32 - 35)

* Điều kiện áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội:

Điều 12 BLHS năm 1999 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ

16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

Điều 68 chương X BLHS năm 1999 quy định : “Người chưa thành niên

từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm theo những quy định tại chương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung của Bộ luật không trái với những quy định của Chương này”.

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của người chưa thành niên phạm tội và yêu cầu của việc phòng chống tội phạm đối với người chưa thành niên, BLHS quy định những nguyên tắc đặc thù về xử lí người chưa thành niên phạm tội thể hiện chính sách hình sự của nhà nước ta đối với chủ thể đặc biệt này. Điều đó được cụ thể hóa trong những quy định về áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội trong BLHS năm 1999.

Khoản 5 Điều 69: “…không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa

thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi”.

Điều 72: “Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính với người chưa

thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng”.

Như vậy phạt tiền chỉ có thể được áp dụng với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và có thu nhập hoặc có tài sản riêng.

* Mức phạt:

Điều 72 BLHS năm 1999 quy định về mức phạt tiền áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội như sau: “Mức phạt tiền đối với người chưa

thành niên phạm tội không quá 1/2 mức phạt tiền mà điều luật quy định”. Vậy

phạt tiền chỉ được áp dụng là hình phạt chính với người chưa thành niên phạm tội với mức phạt không quá 1/2 mức phạt mà điều luật đã quy định khi và chỉ khi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và có tài sản riêng hoặc có thu nhập đảm bảo cho việc thi hành án.

Bên cạnh đó BLHS cịn một số điều luật, quy định khác có liên quan đến áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội. Đó là :

*Miễn giảm hình phạt tiền: khoản 3 Điều 76: “Người chưa thành niên phạm tội lâm vào hồn cảnh đặc biệt khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, hoặc ốm đau gây ra hoặc lập cơng lớn thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tịa án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền cịn lại”.

*Xóa án tích: Theo khoản 1 Điều 77 và khoản 1 Điều 64 người chưa

thành niên phạm tội được xóa án tích nếu sau 6 tháng kể từ ngày chấp hành xong bản án phạt tiền mà họ không phạm tội mới.

Những quy định đặc biệt khi áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội nói riêng, trong tồn bộ BLHS nói chung thể hiện rõ chính sách nhân đạo của nhà nước ta hướng tới mục đích giáo dục cải tạo người chưa thành niên là chính.

BLHS năm 1999 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 đã có những sửa đổi, bổ sung theo hướng hồn thiện hơn các quy định về hình phạt tiền so với BLHS năm 1985 ở các nội dung sau:

- Mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền, quy định rõ điều kiện và phạm vi áp dụng hình phạt tiền khi được áp dụng là hình phạt chính cũng như khi được áp dụng là hình phạt bổ sung.

- Quy định mức tối thiểu của hình phạt tiền là một triệu đồng.

- Quy định cách thức nộp tiền phạt một lần hoặc nhiều lần, tạo điều kiện cho người bị kết án có khả năng thi hành án cũng như nâng cao tính khả thi của hình phạt tiền.

- Tăng mức tiền phạt ở một số điều luật cụ thể cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và đảm bảo tính răn đe của hình phạt.

Bên cạnh đó BLHS năm 1999 vẫn cịn một số hạn chế khi quy định về hình phạt tiền được bộc lộ trong q trình áp dụng trên thực tế địi hỏi phải được tiếp tục hoàn thiện đáp ứng yêu cầu mới của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w