THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU ÁP DỤNG CỦA HÌNH PHẠT TIỀN
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt tiền.
Qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống và tồn diện các quy định của BLHS Việt Nam về hình phạt tiền đồng thời trên cơ sở phân tích tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả của việc áp dụng hình phạt tiền trong BLHS Việt Nam trên phạm vi cả nước, em xin được đưa ra một số giải pháp sau:
Một là, hoàn thiện các quy định của pháp luật thực định về hình phạt
Để tránh tình trạng có q nhiều cách hiểu khác nhau về hình phạt tiền nên bổ sung vào khoản 1 Điều 30 BLHS khái niệm pháp lý về hình phạt tiền
“Phạt tiền là hình phạt buộc người bị kết án phải nộp một khoản tiền nhất định sung công quỹ nhà nước theo quy định của bộ luật này”.
Mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính với các tội nghiêm trọng thay thế cho hình phạt tù có thời hạn mà vẫn đảm bảo được mục đích của hình phạt. Có như vậy mới đảm bảo được sự thống nhất giữa khoản 1 Điều 30 với các quy định tại phần các tội phạm của BLHS.
Điều 30 BLHS phải quy định rõ mức tối thiểu và mức tối đa của phạt tiền với tính chất là hình phạt chính phải cao hơn phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung. Trong điều kiện hiện tại, có thể nâng mức khởi điểm của hình phạt tiền với tính chất là hình phạt chính lên 5 triệu đồng và mức tối đa là 1 tỉ đồng, nâng mức khởi điểm của hình phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung lên 3 triệu đồng và mức tối đa là 500 triệu đồng. Điều chỉnh lại mức tiền phạt trong một số điều luật cụ thể phần các tội phạm. Có như vậy mới thể hiện được sự cá thể hóa hình phạt giữa các tội có tính chất nguy hiểm khác nhau, giữa hình phạt tiền áp dụng là hình phạt chính với hình phạt tiền áp dụng là hình phạt bổ sung.
Thu hẹp khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa trong một số điều luật hoặc phân hóa chúng trong các khung hình phạt khác nhau như đối với hình phạt tù có thời hạn, tạo điều kiện cho việc quyết định một hình phạt nghiêm khắc công bằng.
Quy định số lần tối đa cho việc thi hành án tránh tình trạng dây dưa kéo dài không chịu thi hành án. Cụ thể, quy định rõ bị cáo có thể nộp tiền phạt một lần hoặc nhiều lần nhưng không quá 3 lần và nếu bị cáo nộp tiền phạt thành nhiều lần thì lần nộp phạt sau kế tiếp không được quá một tháng so với lần nộp phạt trước. Đồng thời cũng cần có chế tài cụ thể đối với trường hợp người bị kết án cố tình khơng chịu thi hành án. Trong trường hợp này, em rất đồng ý với ý kiến của Tiến Sĩ Dương Tuyết Miên khi cho rằng đối với những trường hợp cố tình khơng chấp hành án thì “cần thiết phải áp dụng Điều 304 về tội khơng chấp
hành án là hợp lí mà khơng cần phải xây dựng thêm quy định về chuyển đổi từ phạt tiền sang phạt tù” [15, 4]. Tuy nhiên, để quy định tại Điều 304 có tính
nghiêm khắc hơn thì thì nên bỏ chế tài cải tạo không giam giữ và chỉ quy định phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
Hồn thiện pháp luật hình sự cũng như pháp luật có liên quan (pháp luật tố tụng, pháp luật thi hành án…) về hình phạt tiền đặc biệt là việc quy định các biện pháp chứng minh tài sản, thu nhập của người bị kết án. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chứng minh tài sản của bị can, bị cáo ngay trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử để trên cơ sở đó quyết định có áp dụng hình phạt tiền hay khơng, mức phạt là bao nhiêu.
Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người phạm tội, các nhà làm luật cần nghiên cứu về việc khấu trừ thời hạn tạm giam, tạm giữ đối với hình phạt tiền. Về vấn đề này, có ý kiến cho rằng nên quy định cách tính tiền phạt theo ngày, theo đó “nếu người bị kết án phạt tiền đã bị tạm giam, tạm giữ thì thời
hạn tạm giam, tạm giữ được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt tiền, cứ một ngày tạm giam , tạm giữ bằng ba ngày nộp tiền phạt” [7, 94]. Theo em, quy
định việc khấu trừ thời hạn tạm giam, tạm giữ là một vấn đề khó, BLHS cần có quy định cụ thể về cách khấu trừ thời hạn tạm giam, tạm giữ của người phạm tội, mức khấu trừ là bao nhiêu cũng cần được tính tốn kỹ lưỡng, sao cho vừa phù hợp với các quy định khác của pháp luật vừa đảm bảo tính cơng minh của pháp luật.
Hai là, giữa cơ quan xây dựng, áp dụng pháp luật cần có những văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể về hình phạt tiền, đồng thời trong cơng tác tổng kết, đánh giá thực tiễn hình phạt tiền cần quan tâm chú ý hơn nữa đến việc đánh giá tổng kết việc áp dụng hình phạt tiền nhằm giảm thiểu những thiếu sót, sai lầm trong thực tiễn áp dụng.
Ba là, cơ quan tiến hành tố tụng như Tòa án, Viện kiểm sát… những người tiến hành tố tụng trên địa bàn cần có những nhận thức đúng đắn những quy định của pháp luật về hình phạt tiền trong BLHS và các văn bản pháp luật
hình sự khác về nội dung, phạm vi, điều kiện, mức phạt…Từ đó tạo cơ sở cho việc áp dụng chính xác các quy định đó trong thực tiễn đảm bảo thực hiện đúng đắn chính sách hình sự của nhà nước ta.
Bốn là, cần nâng cao hiểu biết pháp luật thơng qua việc tích cực tìm hiểu qua sách, báo, các phương tiện thơng tin đại chúng, tuyên truyền phổ biến rộng rãi về pháp luật nói chung, các quy định của pháp luật hình sự nói riêng góp phần đưa pháp luật vào thực tiễn áp dụng, phát huy vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
Nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình phạt tiền cho thấy mặc dù được BLHS hiện hành quy định một cách đầy đủ và hồn thiện hơn, song hình phạt tiền vẫn ít được áp dụng trong thực tiễn, làm giảm đi vai trị và ý nghĩa của hình phạt tiền trong hệ thống hình phạt theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu về hình phạt tiền trong pháp luật hình sự Việt Nam ln có một giá trị to lớn về mặt lí luận cũng như thực tiễn trong việc xây dựng nhằm hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật về hình phạt tiền cũng như việc áp dụng trong thực tế, góp phần phát huy hiệu quả của hình phạt trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm.
Trong khóa luận của mình em đã cố gắng làm rõ những vấn đề cơ bản của hình phạt tiền trong BLHS Việt Nam. Đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế của BLHS hiện hành thông qua việc nghiên cứu luật thực định và thực tiễn áp dụng hình phạt này trên thực tế.
Nhìn chung những quy định của BLHS hiện hành về hình phạt tiền là tương đối hồn thiện, thể hiện bước phát triển mới cũng như quan niệm và đường lối mới trong quy định và áp dụng hình phạt tiền của luật hình sự Việt Nam.
Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền của các Tịa án nhân dân cho thấy hình phạt tiền về cơ bản được xem như một loại hình phạt bổ sung ít có giá trị về trừng trị cũng như cải tạo. Hiệu quả áp dụng hình phạt tiền cịn thấp do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau như hạn chế của pháp luật thực định, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa tốt, tâm lý xã hội chưa quen với hình phạt tiền…
Dưới góc độ nghiên cứu lí luận thực định, khóa luận đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về hình phạt tiền nhằm nâng cao hiệu quả thực tế của hình phạt này đồng thời giảm thiểu những nhận thức sai lầm dưới góc độ chủ quan của nhân dân, thậm chí những người có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật để hình phạt tiền được hiểu và thực thi đúng như vị trí và vai trị của nó trong hệ thống hình phạt tạo niềm tin cho nhân dân, ổn định xã hội và đấu tranh phòng chống tội phạm trong bối cảnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế như nước ta hiện nay.