Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền

Một phần của tài liệu Hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 35 - 43)

THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU ÁP DỤNG CỦA HÌNH PHẠT TIỀN

3.1. Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền

Trong những năm qua, số người bị áp dụng hình phạt tiền chiếm tỉ lệ không lớn. Theo báo cáo thống kê của phòng tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao thì tỉ lệ số bị cáo bị xử phạt tiền so với số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm trong 3 năm gần đây như sau:

Năm 2007: 6,7 %; năm 2008: 6,5 %; năm 2009: 6,9%

Từ báo cáo thống kê của phòng tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao trong 3 năm gần đây (2007- 2009), có thể biểu thị việc áp dụng hình phạt tiền của TAND trên cả nước trong thực tiễn xét sử theo các bảng số liệu sau:

Bảng 1 Năm Tổng số vụ xét xử sơ thẩm Tổng số bị cáo bị xét xử sơ thẩm Tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền Tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính Tổng số bị cáo bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung 2007 55299 92260 6217 1187 5030 2008 58449 98741 6505 1543 4962 2009 60433 102577 7088 1905 5183

(Nguồn: Phòng tổng hợp Tịa án nhân dân tối cao).

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy: Tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền có chiều hướng tăng lên nhưng khơng đáng kể. con số này từ năm 2007, 2008, 2009 tương ứng là 6217, 6505, 7088 bị cáo. Trong tổng số các bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền, số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính chiếm tỉ lệ thấp. Năm 2007 tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là 6217 bị cáo trong đó có 1187 bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính chiếm 19,1 %, có 5030 bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung chiếm 80,9 %. Năm 2008, tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là 6505, trong đó có 1543 bị

cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính chiếm 23,7 %, có 4962 bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung chiếm 76,3%. Năm 2009, tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là 7088, trong đó có 1905 bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính chiếm 26,9 %, có 5183 bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung chiếm 73,1 %. Như vậy, mặc dù số lượng bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính cịn thấp song tỉ lệ bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính có chiều hướng tăng lên rõ rệt từ 19,1 % lên 26,9%.

Nghiên cứu về vấn đề này có thể chọn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh – hai trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội lớn nhất cả nước để tìm hiểu thực tiễn áp dụng hình phạt tiền tại các Tịa án.

* Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền trên địa bàn Hà Nội

Hà Nội là thủ đơ của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa …của cả nước. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố có thu nhập bình qn đầu người cao nhất nước ta. Tình hình tội phạm diễn ra trên địa bàn Hà Nội trong những năm qua diễn biễn phức tạp và có chiều hướng tăng lên về mức độ nghiêm trọng. Đánh giá thực trạng áp dụng hình phạt tiền tại các Tịa án trên địa bàn Hà Nội sẽ góp phần đáng kể vào việc đánh giá thực trạng áp dụng hình phạt tiền trên cả nước.

Theo số liệu thống kê của phòng Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao, thực tiễn áp dụng hình phạt tiền của các Tịa án trên địa bàn Hà Nội được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2 Năm Tổng số vụ án xét xử sơ thẩm Tổng số bị cáo bị xét xử sơ thẩm Tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền Tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính Tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung 2007 4855 7872 296 37 259 2008 5432 9356 479 79 400 2009 6705 11148 418 125 293

(Nguồn: Phòng tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao)

Phân tích bảng số liệu trên cho thấy số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền tại các Tòa án trên địa bàn Hà Nội chiếm tỉ lệ thấp trong tổng số bị cáo bị xét xử sơ thẩm: Năm 2007: 3,8%; năm 2008: 5,1 %, năm 2009: 3,7 %. Trong đó, đa số các bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung, hình phạt tiền được áp dụng với tính chất là hình phạt chính chiếm tỉ lệ thấp khoảng từ 12,4 % đến 16%.

Hình phạt được áp dụng là hình phạt chính nhìn chung được áp dụng chủ yếu đối với các nhóm tội xâm phạm trật tự cơng cộng, an tồn cơng cộng. Điển hình tại Hà Nội năm 2009 có 125 bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính, trong đó có 120 bị cáo bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với nhóm tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng (Tội đánh bạc: 104 bị cáo, Tội tổ chức đánh bạc, gá bạc: 16 bị cáo) chiếm 96% tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính. Ngồi ra, hình phạt tiền cũng được áp dụng là hình phạt chính đối với các tội thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, xâm phạm trật tự quản lý hành chính song cịn ít, riêng năm 2009, tại Hà Nội chỉ có 1 bị cáo thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế và khơng có bị cáo nào thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính.

Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung chiếm tỉ lệ cao trong tổng số các bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền (khoảng trên 80%). Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung chủ yếu với các nhóm tội phạm về ma túy (năm 2009 có 43 bị cáo), các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cơng (năm 2009 có 241 bị cáo)… Mặc dù tại khoản 2 Điều 30 BLHS có quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung với các tội tham nhũng nhưng thực tế lại rất ít áp dụng. Năm 2007 và năm 2009 khơng có trường hợp nào áp dụng hình phạt tiền đối với các tội tham nhũng và năm 2008 chỉ có 13 bị cáo.

* Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đơng dân nhất, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam đồng thời cũng là địa bàn có tình hình tội phạm diễn ra phức tạp. Đánh giá thực trạng áp dụng hình phạt tiền của các Tịa án tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một cơng việc cần thiết để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng hình phạt tiền trên cả nước.

Bảng 3 Năm Tổng số vụ án xét xử sơ thẩm Tổng số bị cáo bị xét xử sơ thẩm Tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền Tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính Tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung 2007 6144 10214 681 48 633 2008 6768 10886 600 18 582 2009 6669 10718 561 25 536

(Nguồn: Phòng tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao).

Qua bảng số liệu trên có thể thấy số lượng bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền tại Thành Phố Hồ Chí Minh chiếm tỉ lệ rất thấp trong tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm và có xu hướng giảm dần qua các năm. Con số này qua ba năm 2007, 2008, 2009 tương ứng là: 6,7%, 5,5%, 5,2%. Cũng giống như thực trạng áp dụng hình phạt tiền tại các Tịa án trong cả nước, hình phạt tiền tại Thành phố

Hồ Chí Minh cũng chỉ được áp dụng chủ yếu là hình phạt bổ sung. Hình phạt tiền áp dụng là hình phạt chính chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ: 7 % (2007), 3% (2008), 4,4% (2009).

Trong năm 2009, hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính chủ yếu đối với các bị cáo phạm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (71 bị cáo), ngồi ra cịn được áp dụng đối với các bị cáo phạm các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự công cộng (3 bị cáo) và các bị cáo thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu (1 bị cáo) . Hình phạt tiền được áp dụng hình phạt bổ sung chủ yếu với các tội phạm xâm phạm sở sữu (114 bị cáo), nhóm tội phạm ma túy (251 bị cáo)... Đặc biệt theo quy định của BLHS, hình phạt tiền được áp dụng đối với nhóm tội phạm tham nhũng nhưng trong năm 2009, khơng có trường hợp nào bị áp dụng hình phạt tiền.

* Qua phân tích số liệu về việc áp dụng hình phạt tiền trong cả nước và hai địa bàn quan trọng là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Mặc dù BLHS hiện hành đã mở rộng phạm vi và điều kiện áp dụng hình phạt nhưng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền qua các năm có tăng lên nhưng khơng đáng kể và chiếm tỉ lệ thấp trong tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử. Trong đó, hình phạt tiền được áp dụng chủ yếu với tư cách là hình phạt bổ sung cịn với tư cách là hình phạt chính hình phạt tiền rất ít được áp dụng. Điều đó cho thấy các Tịa án chưa thấy hết vị trí, vai trị của hình phạt tiền trong giáo dục, cải tạo người phạm tội.

- Hình phạt tiền chủ yếu được áp dụng với nhóm tội xâm phạm trật tự cơng cộng, an tồn cơng cộng. Mặc dù được quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với nhóm tội tham nhũng nhưng thực tế cho thấy Tịa án rất ít áp dụng hình phạt tiền đối với các nhóm tội tham nhũng và thậm chí là khơng áp dụng.

* Nguyên nhân của những bất cập và hạn chế trong việc áp dụng hình phạt tiền trong thực tiễn:

Một là, mặc dù hình phạt tiền theo BLHS hiện hành đã được mở rộng

điều kiện và phạm vi áp dụng, đã quy định mức phạt tối thiểu, cách thức nộp tiền phạt nhưng các Tịa án vẫn chưa thấy hết được vị trí của hình phạt tiền trong giáo dục, cải tạo người phạm tội.

Hai là, do công tác triển khai, hướng dẫn thi hành việc áp dụng hình

phạt tiền chưa được quan tâm đúng mức nên dẫn đến nhận thức của một số thẩm phán về hình phạt tiền chưa đúng, chưa thấy được tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ của hình phạt tiền trong nền kinh tế thị trường, chưa hiểu rõ những quy định của BLHS về hình phạt tiền nên khơng áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính thậm chí khơng áp dụng hình phạt tiền và có tư tưởng xem hình phạt tiền chỉ là hình phạt phụ.

Ba là, nguyên nhân từ pháp luật thực định

- Những quy định giữa phần chung và phần các tội phạm trong BLHS về hình phạt tiền còn chưa thống nhất. Trong khi phần chung quy định áp dụng hình phạt tiền đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì phần các tội phạm lại quy định áp dụng hình phạt tiền đối với cả tội nghiêm trọng thậm chí rất nghiêm trọng. Phạt tiền khi quy định là hình phạt chính và hình phạt bổ sung đều được quy định là chế tài lựa chọn cùng các hình phạt chính khác như: tù có thời hạn, cảnh cáo...(khi áp dụng là hình phạt chính), hoặc các hình phạt bổ sung khác như: tịch thu tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ quyền hạn... (khi được áp dụng là hình phạt bổ sung). Do vậy khi quyết định hình phạt, Tịa án thường có xu hướng khơng áp dụng hình phạt tiền. Điều đó khiến cho phạm vi áp dụng hình phạt tiền bị thu hẹp rất nhiều.

- “BLHS hiện hành chưa có sự phân biệt rạch rịi giữa hình phạt tiền

với tính chất là hình phạt chính và hình phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung về mức tiền phạt” [15, 4]. BLHS đã quy định mức khởi điểm của hình phạt

khi đó, về ngun tắc hình phạt chính phải có mức độ nghiêm khắc hơn hình phạt bổ sung. Hình phạt tiền được quy định trong BLHS có thể là hình phạt chính có thể là hình phạt bổ sung nên khi quy định về hình phạt này phải có sự phân định rõ sự khác nhau về mức độ nghiêm khắc ngay trong Điều 30. Có như vậy mới thực hiện triệt để ngun tắc các thể hóa hình phạt trong khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội.

- Khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa trong một số điều luật của BLHS hiện hành cịn chưa hợp lí. Mặc dù khoảng cách này đã được thu hẹp hơn so với BLHS năm 1985 nhưng vẫn còn sự chênh lệch khá lớn khi đa số các điều luật có mức chênh lệch giữa mức tối đa và tối thiểu là 10 lần, có 5 điều luật quy định mức chênh lệch lên tới 20 lần (Điều 172 K1, Điều 201 K2, Điều 220 K1, Điều 224K1, Điều 225K1), cá biệt có 1 điều luật quy định mức chênh lệch 30 lần (Điều 249 K1), 1 điều luật quy định mức chênh lệch 50 lần (Điều 178 K1). Với khoảng cách này, một mặt nó tạo điều kiện cho Tồ án lựa chọn một hình phạt phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội nhưng mặt khác nó dễ dẫn đến sự tùy tiện thiếu thống nhất trong áp dụng hình phạt, chưa thể phát huy tối đa ngun tắc cá thể hóa hình phạt trên thực tế.

- Mức phạt tiền còn thấp. Quy định mức tối thiểu là 1 triệu đồng và mức phạt tiền cao nhất ở mỗi điều luật cụ thể còn thấp. Mặc dù Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 có tăng mức tiền phạt ở một số tội danh nhưng vẫn chưa phù hợp với sự tăng lên của giá cả thị trường, nhất là trong điều kiện kinh tế phát triển như ngày nay. Điển hình như vụ Constantin Bengeanu (quốc tịch Rumani) và các đồng phạm. Có thể tóm tắt nội dung vụ án như sau:

Amaranath Bandara (quốc tịch Sri Lanka), Edmundo T Cabando (quốc tịch Philippines) phạm tội điều khiển phương tiện hàng hải, vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung vụ án như sau: Constantin Bengeanu là thuyền trưởng tàu SIMA PRIDE, quốc tịch Singapore. Hành trình của tàu là từ cảng Keelung – Đài Loan đến cảng Cát Lái

Thành Phố Hồ Chí Minh Việt Nam. Tàu SIMA PRIDE rời cảng Keelung Đài Loan từ ngày 25-02-2006, đến tối ngày 27-02-2006 tàu SIMA PRIDE đến hải phận Việt Nam (tọa độ 10o14’600N, 107o2800E). Lúc này Constantin Bengeanu ngồi trên đài chỉ huy của tàu, còn Amaranth Bandara và Edmundo T Cabando làm công việc thuộc ca trực. Khi tàu SIMA PRIDE đến vùng biển tỉnh Bà Rịa vũng tàu, thuyền trưởng Constantin Bengeanu đã không thông báo cho cảng vụ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu biết. Đến khoảng 21 gio 06’ tàu SIMA PRIDE đã đâm vào ghe, biển số BV 7094TS tại tọa độ 10014’N, 1070E làm 8 người chết, 8 người bị thương, ghe bị vỡ, tài sản trên ghe bị chìm xuống biển, thiệt hại về tài sản trị giá là 4 tỷ 772.800.000 đồng. sau khi gây ra tai nạn, tàu SIMA PRIDE tiếp tục hành trình cập cảng Cát Lái Thành Phố Hồ Chí Minh. Tại phiên tịa sơ thẩm hình sự ngày 08-02-2007, Tịa án tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã quyết định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với các bị cáo. Phạt bị cáo thuyền trưởng 700.000.000 (bảy trăm triệu đồng), phạt một bị cáo 650.000.000 đồng (sáu trăm năm mươi triệu đồng), phạt một bị cáo 600.000.000 đồng (sáu trăm triệu đồng), các bị cáo còn lại phải bồi thường thiệt hại.

Điều 223 BLHS quy định mức phạt tiền cao nhất là tám trăm triệu đồng. Do vậy, trong trường hợp mà thiệt hại do các bị cáo gây ra lớn hơn nữa thì mức phạt tiền quy định tại điều 223 là quá thấp so với thiệt hại xảy ra và không đủ sức răn đe tội phạm.

Một phần của tài liệu Hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w