Thực trạng tổ chức quản lý tại vườn quốc gia Cúc Phương

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương) (Trang 94)

. Điều kiện cơ sở hạ tầng

3.4. Thực trạng tổ chức quản lý tại vườn quốc gia Cúc Phương

3.4.1. ô hình tổ chức quản lý

Các hoạt động du lịch hoàn toàn do sự điều hành và giám sát của Ban giám đốc, giám đốc là người đứng đầu và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Vườn. Phó giám đốc tham mưu giúp việc cho giám đốc.

Các đơn vị trực thuộc chủ yếu như sau:

- Phòng Kế hoạch tài chính: Quản lý vốn, tài sản của Vườn, tham mưu cho giám đốc sử dụng vốn kinh doanh đạt hiệu quả cao, tăng nhanh, thay mặt Vườn kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh củaVườn.

- Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế: Nhiệm vụ phòng này chủ yếu thực

hiện các dự án trong Vườn quan hệ với các tổ chức nước ngoài thực hiện dự án đầu tư nghiên cứu về khoa học nghiên cứu bảo tồn loài.

- Hạt kiểm lâm: Chức năng chính của đơn vị này là làm công tác quản lý

rừng và bảo vệ rừng.

- Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường: Chủ yếu làm công tác đón tiếp khách đến thăm vườn hướng dẫn điều tiết khách, ngoài ra còn một công việc rất quan trọng là làm công tác tuyên truyền để người dân và du khách nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn.

Theo sơ đồ 4. ta thấy với mô hình quản lí thì các hoạt động du lịch hoàn toàn do sự điều hành và giám sát của Ban quản lý VQG. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp giữa hoạt động du lịch với công tác bảo tồn của VQG. Ban quản lý VQG có thể chủ động trong việc quy hoạch, điều chỉnh các hoạt động du lịch cho phù hợp với nhiệm vụ, chức năng của vườn đó là bảo tồn và nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường.

86

Sơ đồ 3.5: Cơ cấu tổ chức VQG Cúc Phương

GIÁM ĐỐC VQG HẠT TRƯỞNG HẠT KIỂM LÂM

PHÓ GIÁM ĐỐC VQG HẠT KIỂM LÂM PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KHOA HỌC & HTQT PHÒNG K. HOẠCH TAÌ CHÍNH TRUNG TÂM CỨU HỘ BẢO TỒN ĐTV HDQH TRUNG TÂM DỊCH VỤ DLST GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG PHÓ GIÁM ĐỐC VQG TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP TỔ DỊCH VỤ TRUNG TÂM (Bống) TỔ DỊCH VỤ HỒ MẠC TỔ DỊCH VỤ CỔNG VƯỜN TỔ VĂN NGHỆ TỔ HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP TỔ HƯỚNG DẪN Nguồn: VQG Cúc Phương[46]

87

VQG Cúc Phương trực thuộc Bộ NN&PTNT do vậy về tổ chức hoạt động DLST vườn đã thành lập trung tâm DVDLST&GDMT. Trung tâm chủ yếu thực hiện hoạt động sau đây:

+ Tổ chức hướng dẫn thăm quan, + Phục vụ nhà nghỉ,

+ Kinh doanh phục vụ khách Du lịch: ăn uống, bán quà lưu niệm.

* Nội dung hoạt động của các tổ như sau:

+ Tổ hướng dẫn làm nhiệm vụ tiếp đón, giới thiệu, cung cấp mọi thông tin về Vườn cho du khách, xây dựng lịch trình tham quan và hướng dẫn khách tham quan.

+ Tổ dịch vụ nhà nghỉ: Hiện nay ở VQG Cúc Phương tổ chức thành 3 khu nhà nghỉ cho du khách nghỉ lại qua đêm là khu cổng Vườn, khu trung tâm và Hồ Mạc. Tổng số nhà nghỉ có thể đáp ứng cho 326 chỗ nghỉ, ngoài ra phục vụ được cho 150 chỗ nghỉ bằng hình thức cắm trại ngoài trời. Vào tối thứ 7 hàng tuần thì tổ chức giao lưu văn hoá, văn nghệ cùng với các trò chơi để khách du lịch được thoả mãn với chuyến đi du lịch của mình.

+ Tổ dịch vụ cổng Vườn: Chuyên làm công việc đón tiếp khách, cho khách quốc tế thuê xe đạp, bán quà lưu niệm, đưa khách du lịch đi thăm quan những nơi lân cận và vào bên trong trung tâm.

+ Tổ dịch vụ Hồ Mạc: Tổ này chủ yếu phục vụ cho khách du lịch về ăn uống, nghỉ ngơi ban ngày, khách đi bè mảng, câu cá trên hồ cắm trại ngoài trời giao lưu văn hoá văn nghệ giữa những đoàn khách thăm quan tạo nên bầu không khí vui vẻ làm hài lòng du khách.

+ Tổ khu trung tâm: Do tổ này cách xa tổ Hồ Mạc và cổng Vườn nên điều kiện để phục vụ khách rất khó khăn phải thuê xe chở thực phẩm từ thị trấn Nho Quan vào nên điều kiện đi lại không thuận lợi.

Ngoài ra các dịch vụ ăn uống và bán hàng cũng được tổ chức theo 3 khu vực, với tổng số 5 quầy bán hàng, nhà ăn.

Tuy VQG đã có trung tâm DVDLST&GDMT để thực hiện hoạt động khai thác tiềm năng DLST nhưng về cơ cấu tổ chức như hiện nay thì VQG Cúc Phương

88

vẫn chưa có bộ phận marketing để quảng bá về du lịch của vườn. Với mô hình hoạt động như hiện nay thì chủ yếu là hoạt động đón tiếp khách đến vườn chứ chưa chú trọng đến hoạt động thu hút khách và xây dựng các chương trình du lịch có điểm đến là VQG.

3.4.2. Đặc điểm lao động của vườn quốc gia Cúc Phương

Về số lượng lao động: Tổng số cán bộ, công chức, viên chức và lao động của Vườn quốc gia Cúc Phương năm 2011 là 1 người. Trong đó: Số lao động đã được biên chế là 99 người, lao động hợp đồng là 9 người.

Nhìn chung chất lượng lao động của VQG Cúc Phương còn thấp. Số lượng lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 29,11 % tổng số lao động. Số lượng lao động trung cấp chiếm 4 , 7 % , sơ cấp chiếm 22.79 % tổng số lao động.

Đội ngũ lao động của trung tâm DLST&GD T là: 4 người; CBVC: 9 người; LĐHĐ: 9 người. Trong đó:

- Trình độ đại học, cao đẳng: 10 người - Trình độ trung cấp: 16 người

- Trình độ sơ cấp: 11 người

- Lao động phổ thông và mới qua tập huấn: 11 người

- 2/3 số lao động trên sử dụng được tiếng Anh, trong đó có người sử dụng thành thạo.

Bảng 3.4: Trình độ lao động của VQG năm 2011

Nguồn: Tổng hợp báo cáo VQG Cúc Phương[46 ]

Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ (%) Thạc sĩ 6 3,79 Đại học 40 25,32 Cao đẳng 4 2,53 Trung cấp 72 45,57 Sơ cấp 36 22,79 Tổng 158 100

89

Về chuyên môn nghiệp vụ của lao động tại VQG Cúc Phương, những người được đào tạo chủ yếu là có chuyên môn về lâm nghiệp để làm công tác kiểm lâm và bảo tồn, những người có chuyên môn về du lịch hầu như là không có. Một số cán bộ làm trực tiếp tại trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường được tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về du lịch.

3.5.Thực trạng kinh doanh du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phương

3.5.1. Cơ sở vật chất k thuật phục vụ du lịch

3.5.1.1 Cơ sở lưu trú

Hiện nay các khu nhà nghỉ của VQG Cúc Phương được bố trí ở ba khu vực là: Khu cổng Vườn, khu trung tâm và khu Hồ Mạc.

- Khu cổng Vườn là khu nhà nghỉ chính có 2 dãy nhà 2 tầng, 2 dãy nhà cấp III, 1 nhà sàn, 2 dãy nhà cấp IV và 4 kiểu nhà Bugalow (nhà Luồng) với chủ yếu là phòng đơn khép kín và có thể đáp ứng 52 chỗ nghỉ lại.

- Khu trung tâm có 4 nhà Bungalow, 2 nhà sàn và 1dãy nhà 2 tầng với tổng sức chứa là 86 chỗ nghỉ. Ở đây được chia thành 2 khu nhỏ, một cho các đoàn ít người đi du lịch dưới dạng du lịch sinh thái và một khu nhà dành cho các đoàn tập thể đi du lịch đại chúng. Hình thức lều trại được cho phép dựng ở 2 vị trí cố định ở khu cổng vườn và khu trung tâm Bống cho các đoàn học sinh - sinh viên có nhu cầu hoặc Ban du lịch không còn chỗ nghỉ. Đây là hình thức được du khách rất ưa thích, nhưng để hạn chế các tác động ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên VQG (vệ sinh, tiếng ồn ban đêm, đốt lửa trại dễ gây cháy rừng…). Vườn chỉ cho phép (lều trại) dựng 2 - 3 lều trại, như vậy đáp ứng chỗ nghỉ cho 80 - 100 người.

- Khu Hồ Mạc là khu nhà nghỉ mới xây dựng, gồm có 3 nhà Bungalow và 2 nhà sàn tập thể với tổng sức chứa là 88 chỗ nghỉ.

Ngoài ra ở khu trung tâm và khu Hồ Mạc còn bố trí 8 nhà bạt kiểu Camping với sức chứa khoảng 150 chỗ nghỉ cho đối tượng là học sinh, sinh viên.

Số phòng nghỉ ở VQG Cúc Phương không phải là ít, nhưng phân bố không tập trung, chất lượng phòng lại rất khác nhau nên không đáp ứng được nhu cầu của

90

các đoàn khách đông người. Nhiều phòng nghỉ đang xuống cấp mạnh, nhưng chưa có kinh phí để sửa chữa, nâng cấp. Theo thống kê của Ban du lịch hiệu suất sử dụng phòng hàng năm chỉ đạt từ 17 đến 20%. Song lại không đủ đáp ứng nhu cầu vào những thời điểm đông khách, nhất là vào các ngày lễ. Nhiều đoàn khách không đăng ký lưu trú trước phải quay ra nghỉ nhờ nhà dân hoặc ra thị trấn Nho Quan.

Bảng 3.5: Số lượng phòng nghỉ ở Trung tâm DLST&GDMT

Loại phòng Trang thiết bị

Khu cổng vườn Khu Trung tâm Nhà luồng - Phòng đôi khép kín - Điều hòa, TV 1 4 Căn hộ khép kín ( Khu Hồ Mạc) - Phòng đôi - Khép kín 8 0 Nhà cấp III (Loại I) - Phòng đôi, khép kín - Điều hòa, ti vi 28 0 Nhà cấp III (Loại II) - Phòng đôi, khép kín

- Điều hòa, ti vi, tủ lạnh 4 0

Căn hộ khép kín (Khu môi trường )

- 04 giường, quạt

- Vệ sinh chung cho 2 phòng

6 5 0 Nhà Sàn - Phòng đôi - Phòng đơn 2 5 4 Nhà sàn tập thể - 0 - 40 người 6 1

Nhà hai tầng B - 04 giường đơn 7

Nhà trại 1 người 5 0

Nguồn: Số liệu thống kê của trung tâm DLST &GDMT [46 ]

3.5.1.2. Cơ sở dịch vụ đón tiếp khách

Khu đón khách ở cổng Vườn có nhiệm vụ đón tiếp, thu lệ phí tham quan, hướng dẫn sơ đồ tham quan và phổ biến các nội quy cần thiết cho khách. Vườn có một phòng dành riêng cho việc giới thiệu về VQG Cúc Phương, nâng cao nhận thức môi trường cho các đoàn khách đến tham quan thông qua việc chiếu các băng video

91

về VQG Cúc Phương và sự thuyết trình của các hướng dẫn viên. Nhưng thực tế chỉ có một số ít đoàn khách vào nghe lý do là do xe của họ chỉ dừng ít phút ở phòng lễ tân để mua vé và do tâm lý thích được tự do thoải mái, đến đây chỉ nhằm vui chơi chứ không thích tìm hiểu sâu về ý thức bảo vệ môi trường. Nếu có thì chỉ là đoàn học sinh, sinh viên của các trường đến thực tập. Vì thế chức năng nâng cao nhận thức, bảo vệ môi trường của phòng này không được đảm bảo cho mọi đoàn khách đến đây.

Ở trung tâm Vườn có hai khu vực phía dưới các nhà sàn (ở khu A và kh B) là nơi để khách nghỉ ngơi, ăn uống trước hoặc sau khi đi tham quan.

Ngoài ra còn có hai hội trường: một ở khu cổng vườn và một ở khu trung tâm để phục vụ nhu cầu hội nghị hoặc hội họp của các đoàn khách tham quan với sức chứa khoảng 150 - 200 người/ một hội trường.

3.5.1. . Cơ sở ăn uống

Vườn có ba nhà ăn phục vụ khách bố trí ở cạnh ba khu: khu cổng vườn, khu hồ Mạc và khu trung tâm. Nhà nghỉ với tổng năng lực phục vụ khoảng 00 lượt khách ăn cho một bữa với chất lượng phục vụ ở mức trung bình, chỉ có một nhà ăn phục vụ được khoảng 40 người ở khu cổng vườn là đạt tiêu chuẩn nhà hàng khách du lịch với sức chứa khoảng 60 - 100 người, phục vụ đặt tiệc, các món ăn dân tộc và đồ ăn kiêng.

Đặt ăn ở Cúc Phương thường phải đặt trước bằng điện thoại, nhất là những đoàn ăn có số người đông, có mức ăn cao. Cũng do còn hạn chế về khả năng phục vụ ăn uống mà rất nhiều đoàn khách mang theo đồ ăn sẵn từ ngoài vào. Nhìn chung dịch vụ ăn uống ở khu du lịch Cúc Phương còn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

3.5.1.4. Cở sở dịch vụ bán hàng

VQG Cúc Phương có tổng số 5 quầy bán hàng phục vụ khách du lịch, ở khu cổng vườn có 2 quầy, khu hồ Mạc 1 quầy, khu trung tâm 1 quầy và chân động Người Xưa một quầy. Các quầy hàng này chủ yếu bán một số loại đồ uống, bánh kẹo, thuốc lá. Các mặt hàng lưu niệm đũa kim giao, một vài sản phẩm trang phục

92

của người Mường, một số tranh ảnh, sách giới thiệu về VQG và đặc biệt có rượu nhung hươu và rượu mơ do vườn sản xuất được coi là hương vị riêng của Vườn nhưng chỉ có một số ít khách mua.

Trên một địa bàn rộng mà chỉ tổ chức 5 quầy bán hàng là quá ít, song vì khu du lịch ở tách biệt với các vùng dân cư, Vườn lại chưa mở rộng cho người dân vào tham gia kinh doanh vì lý do bảo tồn. Vì vậy mà dịch vụ bán hàng mới chỉ đáp ứng ở mức độ thấp.

3.5.1. . Các cơ sở dịch vụ khác

- Cơ sở vui chơi giải trí: Ở Cúc Phương có sân chơi thể thao phục vụ các môn: cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền… ngoài ra có một bể bơi ở khu trung tâm Bống được đưa vào khai thác để phục vụ cho hoạt động của các đoàn khách lưu lại. Nhìn chung khâu vui chơi giải trí cho khách du lịch ở VQG Cúc Phương chưa được đầu tư nhiều, chỉ mới tổ chức được một số hoạt động vui chơi giải trí như: giao lưu đêm rừng, biểu diễn văn nghệ dân tộc, chèo thuyền Kayak, đạp vịt, câu cá, bida, đốt lửa trại…ở khu hồ ạc.

- Cho thuê xe đạp: Du khách có thể thực hiện chuyến du lịch bằng xe đạp và thuê xe đạp tại văn phòng du lịch trong Vườn.

- Cho thuê các trang thiết bị phục vụ đi rừng, phong họp với 40- 0 chỗ ngồi, tổ chức văn hóa, văn nghệ dân tộc.

3.5.2. Các hoạt động du lịch chủ yếu tại vườn quốc gia Cúc Phương

Với tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng hiện tại VQG Cúc Phương đã tổ chức nhiều hoạt động du lịch tại vườn cụ thể như:

Đi bộ trong rừng nguyên sinh: VQG Cúc Phương đã xây dựng được nhiều tuyến đi bộ trong rừng, với nội dung và thời gian khác nhau, du khách có thể lựa chọn cho mình những tuyến phù hợp, một số tuyến đi bộ du khách có thể tự khám phá, tuy nhiên với sự hướng dẫn, giới thiệu của hướng dẫn viên chắc chắn chuyến đi của du khách sẽ trở nên thú vị và ý nghĩa hơn. Tuyến cắm trại và ngủ đêm trong rừng, tuyến đi bộ dài ngày lên khu bảo tồn Ngọc Sơn, khu bảo tồn Pù Luông là những tuyến hấp dẫn được nhiều du khách quan tâm.

93

Xem động vật hoang dã ban đêm: Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, có thể tổ chức chương trình xem động vật hoang dã ban đêm, thực hiện chương trình này du khách sẽ có cơ hội được nhìn thấy một số loài động vật hoang dã như: Sóc đen, Sóc bay, Hoẵng, Culi và một số loài thú ăn thịt nhỏ.

Đạp xe trong rừng: Một trong những hình thức khám phá bí ẩn của thiên nhiên Cúc Phương đó là đạp xe đạp trong rừng. Đạp xe trong rừng sẽ mang lại cho du khách không chỉ những cảm giác yên tĩnh, cảm nhận thực sự về thiên nhiên mà còn giúp cho du khách có được những cơ hội để bắt gặp những loài động vật khó gặp ở Cúc Phương.

Thăm các điểm đa dạng sinh học: Hiện tại Cúc Phương đã thống kê được 4 điểm đa dạng sinh học, thăm các điểm đa dạng sinh học này du khách sẽ có nhiều cơ hội để học tập và tìm hiểu các loài thực vật nhiệt đới.

Chương trình văn nghệ dân tộc: Đến với Cúc Phương, ngoài cơ hội chiêm ngưỡng những vẻ đẹp mà tạo hoá ban tặng, du khách còn được thưởng thức những điệu múa, những bài hát truyền thống của dân tộc ường và các dân tộc vùng cao. Hoạt động này được xây dựng nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá các

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương) (Trang 94)