6. Kết cấu của luận án
1.2.3. Du lịch sinh thái và phát triển bền vững
1.2.3.1. Quan hệ giữa du lịch sinh thái và phát triển bền vững
Du lịch sinh thái không những cần có các yêu cầu để tồn tại mà cần có những điều kiện để phát triển bền vững lâu dài. Do vậy trong phát triển DLST cũng cần quan tâm đến quan điểm bền vững. Quan điểm bền vững trong DLST thể hiện ở mối quan hệ giữa DLST với phát triển cộng đồng và công nghệ quản lý đối với DLST phải luôn hướng tới giảm thiểu tác động tối đa tới môi trương nhưng vẫn đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách.
ục tiêu của DLST là sử dụng các nguồn lực địa phương. Qua đó, dân cư địa phương phát huy vai trò làm chủ cuộc sống của họ. Vì vậy, các biện pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng phải là quá trình từng bước và lâu dài, từ thu thập thông tin, tư vấn, quyết định, thực hiện và đánh giá.
Cộng đồng có thể tham gia vào quản lý tài nguyên VQG như sự tham gia cử đại diện địa phương vào quy hoạch của khu bảo tồn thiên nhiên, tập huấn và tuyển
27
người địa phương vào làm nhân viên của khu BTTN, các chủ thầu, người hướng dẫn viên du lịch... ặt khác yêu cầu các nhân viên của khu BTTN tham gia vào công việc của địa phương. Sự hỗ trợ của VQG cho người dân địa phương về y tế, giáo dục và sản xuất cũng là biện pháp tốt để địa phương tích cực hơn trong bảo vệ tài nguyên VQG.
Phát triển DLST là một phương thức khai thác các giá trị cảnh quan, giải trí, nhằm mang lại nguồn lực cho hoạt động bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Trong quá trình đó, DLST không thể không tác động đến môi trường. Tuy nhiên, DLST sẽ không nguy hại đến môi trường và không mâu thuẫn với hoạt động bảo tồn nếu không tác động vượt quá khả năng tự phục hồi của các thành phần môi trường. Giới hạn cho phép của phát triển du lịch ở VQG là ngưỡng mà nó không ảnh hưởng đáng kể tới các thành phần môi trường, không làm suy thoái các chức năng của VQG. Đây là giới hạn chịu đựng của VQG với hoạt động DLST. Phát triển du lịch bền vững là phát triển du lịch bằng những phương thức quản lý mới, những công nghệ mới.
Công nghệ mới trong quản lý du lịch là công nghệ giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trường và những công nghệ phát triển du lịch thỏa mãn những nhu cầu của du khách. Những công nghệ mới thường hướng vào thiết lập các tuyến du lịch, xây dựng đường xá, nhà cửa, bãi cắm trại, hướng dẫn du lịch, chăn nuôi động vật hoang dã, gây trồng cây thuốc, cây cảnh, sản xuất hàng lưu niệm, dịch vụ ẩm thực, giải trí. Các công nghệ mới sẽ là những công nghệ thân thiện với môi trường và thỏa mãn yêu cầu cao của hoạt động du lịch; vừa nâng cao được sức chịu tải du lịch của VQG, vừa tăng nguồn kinh phí cho bảo tồn và phát triển ở địa phương. 1.2.3.2. Nguyên tắc của du lịch sinh thái bền vững
Du lịch sinh thái khi hướng đến mục tiêu bền vững cần thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau đây:[2][42][59]
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn. Cân đối hài hòa trong việc sử dụng một cách bền vững nguồn tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển DLST.
28
- Bảo tồn tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa,… vì DLST lấy bảo tồn là tiêu chí hàng đầu trong hoạt động, khai thác du lịch chỉ là hoạt động thứ yếu.
- Thúc đẩy chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các loại tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả. Tác động giảm thiểu mức tiêu thụ tài nguyên hiện có, giảm thiểu lượng chất thải một cách triệt để nhằm nâng cao chất lượng môi trường.
- Trong quá trình khai thác hoạt động DLST, cần phối hợp mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương, góp phần tạo tính tương tác bền vững cho hoạt động DLST từ địa bàn sở tại.
- Phối hợp lồng ghép hài hòa giữa chiến lược phát triển du lịch của địa phương, vùng và của quốc gia.
- Tạo điều kiện thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương.Với sự tham gia tích cực của cộng đồng sở tại không chỉ đem lại lợi ích cho riêng cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn góp phần tăng cường khả năng đáp ứng tính đa dạng sản phẩm của DLST.
- Triển khai các hoạt động tư vấn các nhóm lợi ích và công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.
- Marketing du lịch một cách trung thực và có trách nhiệm. Phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn nhu cầu của du khách.
- Tổ chức đào tạo c á n b ộ quản lý, chuyên nghiệp hóa các nhân viên phục vụ trong họat động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
1.3. Những vấn đề cơ bản về quản lý và khai thác du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia
1.3.1. ối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các vườn quốc gia
1.3.1.1. Khái niệm vườn quốc gia
29
quản lý VQG. Có thể khái quát một số khái niệm như sau:
Theo Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên thế giới [60]
VQG là một lãnh thổ tương đối rộng trên đất liền hay trên biển mà:
- Ở đó có một hay vài hệ sinh thái không bị thay đổi lớn do sự khai thác hoặc chiếm lĩnh của con người. Các loài động - thực vật, các đặc điểm hình thái, địa mạo và nơi cư trú của các loài, hoặc các cảnh quan thiên nhiên đẹp trong đó là mối quan tâm cho nghiên cứu khoa học, cho giáo dục và giải trí.
- Ở đó có Ban quản lý thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoặc loại bỏ càng nhanh càng tốt sự khai thác hoặc chiếm lĩnh và tăng cường sự tôn trọng những đặc trưng về sinh thái, hình thái học và cảnh quan.
- Ở đó cho phép khách du lịch đến thăm, dưới những điều kiện đặc biệt, cho các mục đích nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, giải trí và lòng ngưỡng mộ.
Việc thiết lập các VQG và các khu bảo tồn nhằm vào ba mục tiêu chủ yếu là bảo tồn đa dạng sinh thái học và tính toàn vẹn lãnh thổ; phục vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục; tạo môi trường du lịch. Như vậy, VQG là những địa bàn khá phù hợp cho sự phát triển của DLST.
Theo tiêu chí phân loại rừng đặc dụng của Việt Nam[39]
Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Quyết định số 62/200 /QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 200 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành văn bản quy định tiêu chí phân loại rừng đặc dụng thì rừng đặc dụng của Việt Nam được chia làm các loại sau:
- Vườn quốc gia: là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp phần đất
ngập nước/biển, có diện tích đủ lớn để thực hiện mục đích bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện khỏi bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc bị đe dọa cho các thế hệ hôm nay và mai sau. VQG là nền tảng cho các hoạt động tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và các hoạt động DLST được kiểm soát và ít có tác động tiêu cực.
- Khu dự trữ thiên nhiên: là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp
30
hoặc ít bị biến đổi và có các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang bị đe doạ. Khu BTTN cũng có thể bao gồm các đặc trưng độc đáo về tự nhiên hoặc văn hoá. Khu BTTN được quản lý chủ yếu nhằm bảo vệ các hệ sinh thái và các loài, phục vụ nghiên cứu, giám sát môi trường, giải trí và GDMT.
- Khu bảo tồn loài - sinh cảnh: là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc có
hợp phần đất ngập nước/biển, được quản lý bằng các biện pháp tích cực nhằm duy trì các nơi cư trú và đảm bảo sự sống còn lâu dài của các loài sinh vật đang nguy cấp. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh được quản lý chủ yếu để bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
- Khu bảo vệ cảnh quan: gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam
thắng cảnh là khu vực trên đất liền hoặc có hợp phần đất ngập nước/biển có tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên từ lâu đời nên đã tạo ra một khu vực có giá trị cao về thẩm m , sinh thái, văn hoá và lịch sử, đôi khi cũng có giá trị đa dạng sinh học cao. Việc duy trì tính toàn vẹn của các mối tác động qua lại truyền thống này là điểm cốt lõi của công tác bảo vệ, duy trì và phát triển Khu bảo vệ cảnh quan.
Như vậy, theo Luật bảo vệ và phát triển rừng và theo các văn bản pháp luật hiện tại thì VQG ở Việt Nam hiện nay được coi là một loại rừng (rừng đặc dụng) và được quản lý và điều chỉnh theo các quy định về quản lý rừng.
1.3.1.2. Khả năng hấp dẫn du lịch sinh thái của các vườn quốc gia
Các VQG và các khu cảnh quan tự nhiên hấp dẫn ngày càng được quan tâm trong việc sử dụng để đầu tư cho phát triển du lịch vì sự phong phú của tự nhiên, sự đa dạng của hệ sinh thái và các cảnh quan đẹp. Chúng được coi như là nền tảng cho sự phát triển của DLST và mang lại lợi ích kinh tế và xã hội.
Ngược lại, một trong những yếu tố kích thích việc thành lập các VQG chính là tạo cơ hội cho mọi người tham quan, giải trí trong thiên nhiên. Bởi vậy, trong nhiều quốc gia, khả năng hấp dẫn khách du lịch là một trong những động lực quan trọng trong việc thành lập các VQG và các khu bảo tồn.
Các yếu tố khiến một VQG hoặc một khu tự nhiên trở thành hấp dẫn khách du lịch rất đa dạng và bao gồm:[56]
31
- Khoảng cách đến sân bay quốc tế, nội địa hay một trung tâm du lịch lớn. - Khả năng đến khu vực tham quan, dễ hay khó?
- Các đặc điểm sinh thái tự nhiên: sự đa dạng các loài quý hiếm, điển hình, các loài đặc hữu, sự hấp dẫn và khả năng để quan sát chúng ( bằng cách nào, thường xuyên hay mang tính mùa), sự an toàn khi quan sát.
- Các yếu tố hấp dẫn khác như: bãi biển, sông, hồ nước với các thiết bị giải trí; thác nước hoặc bể bơi; và các loại giải trí khác.
- Các yếu tố văn hóa xã hội địa phương hấp dẫn khách.
- ức độ bảo đảm các dịch vụ: ăn uống, nơi ở và các dịch vụ khác.
- ức độ xa/gần các điểm du lịch lân cận, sự hấp dẫn của các điểm này đối với du khách, khả năng kết hợp tham quan.
Thông thường, khách DLST mong muốn tìm đến những nơi có đặc điểm khác biệt, và có thể kết hợp với những hoạt động giải trí khác. Vì vậy, một khu tự nhiên hay một VQG sẽ có nhiều khả năng hấp dẫn khách du lịch khi có nhiều các yếu tố trên kết hợp.
Việc khai thác các tiềm năng du lịch của các VQG hay các khu tự nhiên còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn, nhiều khách du lịch đã được tham quan những VQG với chất lượng cao hoặc đã được tiếp cận qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua các phim ảnh, sách báo thường có xu hướng không hài lòng với các khu có chất lượng thấp. Song có thể làm tăng thêm sự hấp dẫn bằng việc bổ sung những điều mang tính tưởng tượng lý thú như: cầu treo, đường lát ván, chòi quan sát, trung tâm thông tin, hướng dẫn viên người bản địa, hoặc các hoạt động ẩn nấp để quan sát động vật.
Như vậy, tiềm năng du lịch của một khu vực tự nhiên hay một VQG có thể bị lu mờ hay được phát huy tùy thuộc vào khả năng khai thác của các nhà quy hoạch, điều hành du lịch trong việc phối hợp với các nhà quản lý các khu tự nhiên cũng như với cộng đồng địa phương. Ngược lại, nếu phát triển du lịch thiếu sự giám sát, quản lý thận trọng, có thể nảy sinh những tác động tiêu cực đến môi trường của khu tự nhiên và dẫn đến phá hủy chính nguồn tài nguyên mà du lịch phụ thuộc vào.
32
1.3.1.3. ối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên tại vườn quốc gia
ối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên được thể hiện ở một trong ba dạng chính như sau.[50]
- Quan hệ cùng tồn tại: khi có rất ít mối quan hệ giữa du lịch và bảo tồn tự nhiên hoặc cả hai tồn tại một cách độc lập.
- Quan hệ cộng sinh: trong đó cả du lịch và bảo tồn tự nhiên đều nhận được những lợi ích từ mối quan hệ này và có sự hỗ trợ lẫn nhau.
- Quan hệ mâu thuẫn: khi sự hiện diện của du lịch, nhất là du lịch đại chúng, làm hại đến bảo tồn tự nhiên.
Những mối quan hệ này tồn tại ở dạng nào tùy thuộc vào rất nhiều vấn đề, trong đó mức độ sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên của du lịch đóng vai trò quan trọng. Điều này thường được phản ánh thông qua các giai đoạn phát triển du lịch.
Ở giai đoạn đầu, du lịch mới bắt đầu, mức độ sử dụng tài nguyên còn thấp, mối quan hệ thường ở dạng quan hệ cùng tồn tại, nghĩa là, cả du lịch và bảo tồn hầu như ít ảnh hưởng đến nhau. Tuy nhiên, dạng quan hệ này rất khó duy trì lâu dài, đặc biệt khi du lịch phát triển hơn, mức độ sử dụng nguồn tài nguyên cao hơn và những tác động đến môi trường cũng rõ rệt hơn.
Giai đoạn tiếp theo, nếu du lịch được quy hoạch, quản lý tốt, phát triển hòa hợp với bảo tồn tự nhiên, mang lại lợi ích cho cả hai thì mối quan hệ sẽ theo hướng tích cực – quan hệ cộng sinh. Có mối quan hệ này, những giá trị của tự nhiên vẫn được bảo vệ, thậm chí ở điều kiện tốt hơn, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng du lịch, đem lại lợi ích cho cả ngành du lịch và cho khu vực.
Ngược lại, nếu du lịch phát triển quá mức, không quan tâm đến bảo tồn, mối quan hệ sẽ theo chiều hướng tiêu cực – quan hệ mâu thuẫn. Thậm chí, ngay cả khi có mối quan hệ cộng sinh, nếu không duy trì và quản lý tốt, vẫn có thể chuyển thành quan hệ mâu thuẫn.
DLST được quy hoạch thận trọng và được quản lý trên cơ sở các nguyên tắc của mình sẽ tạo được mối quan hệ cộng sinh với môi trường. Vì thế, việc nhận thức
33
và đánh giá được những lợi ích, những mất mát có thể nảy sinh là rất cần thiết trong quy hoạch, phát triển và quản lý du lịch ở các VQG.
1. .1.4. Những lợi ích mà du lịch mang lại cho các vườn quốc gia
Du lịch có khả năng mang lại lợi ích về nhiều mặt cho một quốc gia hay mỗi lãnh thổ du lịch cụ thể. Ở góc độ này, nó được coi là một công cụ cho sự phát triển, nhất là đối với các nước đang phát triển. Những lợi ích từ du lịch đối với các VQG