Nguồn dữ liệu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương) (Trang 64)

1. ối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các vườn quốc gia

2.3. Nguồn dữ liệu

2.3.1. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Ban quản lý VQG, Cục kiểm lâm là nơi quản lý trực tiếp VQG Cúc Phương, các số liệu thu thập từ sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình và các tài liệu đã được công bố khác. Nội dung thu thập chủ yếu là tình hình quản lý các VQG hiện nay, cơ cấu khách du lịch, xu hướng đi du lịch và kinh nghiệm quản lý và khai thác du lịch tại các VQG trong và ngoài nước.

2.3.2. Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp của đề tài được thu thập trực tiếp từ các đối tượng có liên quan đến quản lý các VQG và hoạt động khai thác du lịch sinh thái tại các VQG và đặc biệt là tại VQG Cúc Phương. Những đối tượng liên quan được thu thập dữ liệu sơ cấp gồm: Ban quản lý VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT và Ban quản lý VQG Cúc Phương; Cộng đồng dân cư địa phương tại VQG Cúc Phương; Các doanh nghiệp du lịch có gửi khách đến VQG Cúc Phương và khách du lịch đến tham quan VQG Cúc Phương.

56

Dữ liệu sơ cấp từ khách du lịch được thu thập dưới dạng các mẫu biểu phỏng vấn trực tiếp các du khách đến VQG để điều tra mức bằng lòng chi trả của du khách, đặc điểm của khách du lịch đến VQG, thu nhập, nghề nghiệp… của du khách; Những bảng phỏng vấn này được thiết kế gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở và được phỏng vấn trực tiếp khách du lịch nội địa tại VQG Cúc Phương.

Dữ liệu sơ cấp về hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG và VQG Cúc Phương được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp tại Ban quản lý VQG và các cơ quan quản lý các VQG.

Dữ liệu sơ cấp liên quan đến những yếu tố thúc đẩy hay cản trở sự tham gia vào hoạt động du lịch tại VQG của cộng đồng dân cư địa phương và các công ty du lịch được thu thập thông qua phỏng vấn chuyên sâu chính quyền địa phương và các hộ dân trong phạm vi gần VQG cũng như các công ty du lịch có gửi khách đến VQG.

2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

2.4.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Việc thu thập dữ liệu sơ cấp của Luận án chủ yếu dùng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn chuyên sâu các đối tượng có liên quan tới quản lý và khai thác du lịch sinh thái tại VQG. Các đối tượng được phỏng vấn và tham vấn ý kiến trong luận án là:

Phỏng vấn khách du lịch

Khách du lịch đến các VQG nói chung và VQG Cúc Phương nói riêng gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa với các mục đích đi du lịch khác nhau. Theo thống kê về số lượng khách phân theo đối tượng là khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa thì tỷ lệ khách du lịch quốc tế chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số lượt khách du lịch đến VQG Cúc Phương, Trung bình từ năm 1994 đến năm 2010 đã có 6.6 lượt khách đến vườn, nhưng số lượng khách quốc tế chỉ chiếm 8,4%. Do đó trong luận án chỉ thực hiện phỏng vấn đối với khách du lịch nội địa đến tham quan VQG Cúc Phương. Phỏng vấn khách du lịch nội địa đến VQG Cúc

57

Phương được thực hiện dưới dạng bảng hỏi với dung lượng mẫu phỏng vấn là 210 du khách. Việc lựa chọn dung lượng mẫu là hơn 200 du khách đủ đảm bảo tính đại diện và có thể áp dụng các công cụ thống kê. ( ột số ngưỡng tham khảo về dung lượng mẫu khảo sát là (i) Quy mô tối thiểu để có thế áp dụng công cụ thống kê quan sát là 0 ( Hair at ail, 199 ), (ii) Quy mô thông thường để có thể phân tích hồi quy, tương quan, hay kiểm định nhóm là từ 100 quan sát trở lên.[ 4]

Thiết kế bảng hỏi

Bảng hỏi được thiết kế, xây dựng để thu thập thông tin về thị trường du khách tới VQG Cúc Phương, về vùng xuất phát của du khách và đặc điểm khách du lịch đến VQG Cúc Phương. Bên cạnh đó, bảng hỏi cũng cung cấp thông tin về mức sẵn lòng tri trả (WTP) của du khách. Bảng hỏi có 4 nội dung chính:

1. Thông tin về điều kiện kinh tế, xã hội của du khách: nghề nghiệp hiện tại, thu nhập trung bình hàng tháng, điều kiện kinh tế, nhu cầu giải trí, nhu cầu về môi thu nhập trung bình hàng tháng, điều kiện kinh tế, nhu cầu giải trí, nhu cầu về môi trường…

2. Những đánh giá của du khách đối với du lịch tại VQG Cúc Phương

3. Thông tin về mức sẵn lòng chi trả (WTP) của du khách: Các câu hỏi được thiết kế để thu thập thông tin về mức sẵn lòng đóng góp để khôi phục, bảo tồn, duy trì giá trị cảnh quan tại VQG Cúc Phương. Từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất.

4. Ngoài những thông tin trên thì những thông tin chung của du khách: tuổi, giới tính, nơi ở hiện tại cũng được quan tâm. Những thông tin này giúp cho kết quả điều tra có tính chính xác cao hơn.

Bảng 2.2. Nội dung, câu hỏi nghiên cứu và các khoản mục điều tra du khách ( phụ lục 01)

Nội dung Câu hỏi nghiên cứu Khoản mục điều tra

1. Những thông tin về kinh tế và xã hội của du khách

- Câu hỏi nghiên cứu 2c : Thị trường khách du lịch của VQG là ở đâu? Đối tượng khách du lịch chính

Câu hỏi 1 đến câu hỏi , 1 , 19 trong phiếu phỏng vấn (phụ lục 01). Những thông tin về nơi xuất phát

58

của VQG là ai ? của du khách, các hoạt động tại VQG, nghề nghiệp…

2. Những thông tin về đánh giá của du khách đối với VQG.

- Câu hỏi nghiên cứu 2b, 2d, 2e : Hoạt động du lịch tại VQG và tài nguyên DLST tại VQG ?

Câu hỏi 9, 21,21 trong phiếu phỏng vấn. Những thông tin về mức độ hài lòng của du khách và những nhận xét của du khách đối với hoạt động Du lịch tại VQG

. ức sẵn lòng chi trả của du khách

- Câu hỏi nghiên cứu 2b, 2c : Nâng cao hiệu quả của việc khai thác DLST tại VQG

Câu hỏi 10 đến 1 trong phiếu phỏng vấn : Những thông tin về mức sẵn lòng chi trả thêm của du khách mỗi khi đến VQG

4. Thông tin chung của du khách

- Giúp cho kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn

Câu hỏi 14 đến 19 trong phiếu điều tra

- Phỏng vấn cộng đồng dân cư địa phương

Do địa bàn VQG Cúc Phương nằm trải dài trên địa phận 1 xã thuộc 4 huyện của tỉnh, với số dân khoảng gần 0.000 người do vậy việc điều tra đầy đủ các xã và tỉnh là không cho phép. Luận án chủ yếu điều tra các hộ dân và cộng đồng dân cư gần khu vực cổng vườn là nơi có liên quan nhiều đến hoạt động du lịch và bán hàng lưu niệm và người dân ở các làng liên quan trong tuyến du lịch của vườn. Việc phỏng vấn người dân được thực hiện thông qua bảng hỏi và phỏng vấn chuyên sâu.

Thiết kế bảng hỏi:

Bảng hỏi được thiết kế nhằm thu thạp các thông tin của người dân địa phương và mức độ tham gia của họ vào hoạt động du lịch tại VQG cũng như ảnh

59

hưởng của hoạt động du lịch tới cộng đồng dân cư địa phương. Bảng hỏi được thiết kế gồm các nội dung chính sau:

1. Các hoạt động du lịch mà người dân tham gia.

2. ức độ ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến người dân.

. Sự hỗ trợ của Ban quản lý VQG đối với người dân trong hoạt động du lịch cũng như những cản trợ đối với người dân khi tham gia vào hoạt động du lịch tại VQG.

4. Đánh giá của người dân về mức độ hấp dẫn của VQG đối với khách du lịch.

. Những thông tin cá nhân của người được phỏng vấn để làm tăng độ tin cậy của thông tin thu thập.

Bảng 2.3. Nội dung, câu hỏi nghiên cứu và các khoản mục điều tra hộ gia đình ( Phụ lục 02)

Nội dung Câu hỏi nghiên cứu Khoản mục điều tra

1. Tác động của hoạt động du lịch đến người dân địa phương

- Câu hỏi nghiên cứu 1a, 1b : Những yếu tố thúc đẩy, cản trở sự tham gia của người dân vào hoạt động DL tại VQG ?

Câu hỏi 6 ( phụ lục 02)

2. Những thông tin mối quan hệ giữa các hộ dân và VQG

- Câu hỏi nghiên cứu 1a, 1b : Những yếu tố thúc đẩy, cản trở sự tham gia của người dân vào hoạt động DL tại VQG ?

Câu hỏi 2,3,4,5,10 trong phiếu phỏng vấn ( phụ lục 02). Những thông tin về các hoạt động DL mà hộ gia đình tham gia, những 3. ối quan hệ giữa hộ

gia đình và khách du lịch

- Giúp cho kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn

Câu hỏi 8 4. Thông tin chung của

Hộ gia đình

- Giúp cho kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn

Câu hỏi 1và 12 trong phiếu điều tra

80

+ Quản lý bảo vệ toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên của Vườn, mọi giá trị tài nguyên văn hoá, lịch sử, khảo cổ, các cảnh quan có giá trị thẩm m đặc biệt, phục hồi những khu vực đã bị tác động hoặc bị tàn phá.

+ Tổ chức điều tra, nghiên cứu khoa học, thực nghiệm phục vụ công tác bảo vệ, phục hồi quản lí và khai thác nguồn tài nguyên hợp lí.

+ Đảm nhiệm tốt dịch vụ DLST trên cơ sở tôn trọng luật lệ, nguyên tắc bảo vệ và sử dụng tài nguyên của VQG, tạo điều kiện cho mọi người tham quan, học tập, giải trí, thưởng thức giá trị của VQG, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường…

3.3. Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phương

3.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

. .1.1. Hệ thực vật rừng

VQG Cúc Phương có 20.47 ha rừng trong tổng số diện tích 22.200ha (chiếm 92,2%). Thảm thực vật ở đây là rừng mưa nhiệt đới thường xanh, Cúc Phương là nơi rất đa dạng về cấu trúc tổ thành loài trong hệ thực vật. Với diện tích chỉ có 0,07% so với cả nước, nhưng lại có số họ thực vật chiếm tới 7,9 % số chi 6,09% và số loài chiếm 17,27% trong tổng số họ, chi và loài của cả nước.

Cúc Phương là nơi hội tụ của nhiều luồng thực vật di cư cùng sống với nhiều loài bản địa. Đại diện cho thành phần bản địa là các loài trong họ Long não (Lauraceae), Ngọc lan (Magnoliaceae) và họ Xoan (Meliaceae ). Đại diện cho luồng di cư từ phương Nam ấm là các loài trong họ Dầu (Dipterocarpaceae). Đại diện cho luồng thực vật có nguồn gốc từ phương Bắc là các loài trong họ Giẻ (Fagaceae).

Cúc Phương còn diện tích rừng nguyên sinh đáng kể, chủ yếu tập trung trên vùng núi đá vôi và ở các thung lũng trung tâm Vườn. Đặc biệt là trên diện tích rất nhỏ của Cúc Phương đã có 19 loài thực vật có mạch, (Danh lục thực vật Cúc Phương năm 1997). Chính do vị trí đặc biệt nên đã dẫn đến kết cấu tổ thành loài của rừng Cúc Phương rất phong phú.

81

Đặc biệt Cúc Phương có nhiều loài đặc hữu quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Cấu trúc rừng mưa nhiệt đới, do vậy rừng Cúc Phương là rừng nhiều tầng, có nhiều cây gỗ lớn, có hoa quả trên thân… đây là những yếu tố kỳ thú đối với khách du lịch. Sự phong phú hấp dẫn của thế giới thực vật của Cúc Phương còn thể hiện ở sự đa dạng của các loài cây dây leo thân gỗ, hiện tượng cây phụ sinh, … Nguồn tài nguyên thực vật đa dạng và phong phú này không chỉ có giá trị về mặt khoa học, mà còn thu hút khách du lịch với sự ngưỡng mộ và trân trọng.

. .1.2. Hệ động vật rừng

Khu hệ động vật Cúc Phương cũng rất phong phú, theo số liệu điều tra, Cúc Phương có 9 loài thú, 07 loài chim, 110 loài bò sát và lưỡng cư, 6 loài cá và gần 2.000 loài côn trùng. Trong các loài thú ở Cúc Phương, nhiều loại đã được xếp vào loại quý hiếm như Báo gấm, Báo lửa, Gấu ngựa và nhiều loài đặc hữu như sóc bụng đỏ. Cúc Phương có loài linh trưởng rất đẹp, ngoài Việt Nam chúng không còn tồn tại nơi nào khác. Đó là loài Voọc mông trắng, chim gõ kiến đầu đỏ, chim phượng hoàng đất. Chính vì vậy Cúc Phương được chọn là một trong những điểm xem chim lý tưởng cho các nhà khoa học trong và ngoài nước. Về côn trùng ở Cúc phương đã ghi nhận 1.800 loài thuộc 200 họ. Nhiều loài là và có giá trị khoa học cao như bọ que, đặc biệt là khu hệ bướm với muôn màu sắc.

3.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

. .2.1. Về dân cư

Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, VQG Cúc Phương đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, rừng được bảo vệ và phát triển. Cúc Phương được ví như " ột ốc đảo xanh" nằm giữa "biển người". Trải dài trên địa phận 1 xã thuộc 4 huyện của tỉnh, với số dân khoảng gần 0.000 người chủ yếu là dân tộc ường, mật độ bình quân là 1 người/km2 trong đó 4 xã có dân nằm trong ranh giới của vườn là:

Xã Cúc Phương thuộc huyện Nho Quan - Ninh Bình. Xã Thạch Lâm thuộc huyện Thạch Thành - Thanh Hóa.

82

Tổng số nhân khẩu của 4 xã khoảng 6.000 người

Do đặc điểm dân cư chủ yếu tập trung ở vùng thấp gần các trục đường giao thông, nên phân bố lao động và sản xuất cũng tập trung chủ yếu ở đây. Dân tộc chủ yếu là người ường và người Kinh. Người ường chủ yếu phân bố ở các bản vùng núi thuộc các xã Yên Nghiệp, Ân Nghĩa, Cúc Phương, Thạch Lâm. Dân tộc ường thường sống tập trung thành những bản nhỏ từ 20 - 40 hộ ở các thung lũng có nguồn nước ổn định. Người Kinh sống ở làng bản gần đường giao thông và thị trấn.

Tốc độ tăng dân số khá cao, các tập quán sản xuất, sinh hoạt còn lạc hậu. Từ nhiều thế kỷ người ường đã định cư và phát triển ở vùng núi cao và hoàn toàn không phụ thuộc vào người Kinh sống ở vùng đồng bằng. Dân tộc ường đã phát triển những phong tục tập quán và ngôn ngữ của họ khác biệt với dân tộc khác. Tuy nhiên các thôn bản ở gần đường giao thông không còn giữ được các bản sắc đặc thù của mình và đang hòa đồng với cách sống của người Kinh, chỉ còn một số bản ở phía tây của Vườn là khu vực thung lũng sông Bưởi như bản Khanh, xóm Voọc…Còn giữ được một số nét văn hoá sinh hoạt bản địa.

. .2.2. Các yếu tố về văn hoá, lịch sử

Cư dân lâu đời ở đây là người dân tộc ường có nét văn hoá - xã hội riêng biệt, đặc thù. Người ường sinh sống trong các ngôi nhà sàn bên sườn đồi thành những Bản, họ đã cư trú ở đây 00 năm, sản xuất nông nghiệp là nghề chính, có thêm nghề dệt vải thổ cẩm, chủ yếu để dùng trong gia đình, nghề nuôi ong lấy mật. Công cụ sản xuất truyền thống của họ mang nặng tính bản sắc như con nước, cối giã gạo bằng sức nước, máng dẫn nước bằng ống bương, những khung cửi dệt vải thủ công, rìu nỏ làm bằng gỗ… Thêm vào đó là các trang phục độc đáo, nếp sống sinh hoạt đặc trưng bởi nhiều thế hệ sống chung trong một ngôi nhà, phong tục uống rượu cần, lễ hội Cồng chiêng, tục chơi xuân ném còn. Họ sống thật thà, gắn bó, thương yêu lẫn nhau và rất hiếu khách.

Về yếu tố lịch sử: Di khảo cổ góp phần làm tăng thêm tính hấp dẫn du lịch ở Cúc Phương. Các dấu vết di chỉ khảo cổ đã được tìm thấy tại một vài hang động như động Người Xưa, hang Con oong:

83

Động Người Xưa: Năm 1966 Viện khảo cổ Việt Nam phối hợp với VQG Cúc Phương, được sự giúp đỡ của các chuyên gia Đức, đã tiến hành khai quật hang

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)