Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương) (Trang 61)

1. ối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các vườn quốc gia

2.1. Mô hình nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, mô hình nghiên cứu của luận án được xây dựng để trả lời các câu hỏi nói trên. ô hình được xây dựng dựa trên việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý và khai thác DLST tại các VQG theo hướng phát triển bền vững

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu

Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và khai thác DLST tại các VQG đó là yếu tố về tài nguyên, cơ chế quản lý, khách du lịch, cộng đồng địa phương và các công ty du lịch. Cụ thể: Yếu tố quản lý Mô hình tổ chức Cơ chế thực hiện Quản lý, Khai thác DLST ở các VQG Theo hướng bền vững

Yếu tố liên quan đến khai thác Ban quản lý VQG Cộng đồng địa phương Doanh nghiệp du lịch Khách du lịch Tài nguyên du lịch

53

- Vai trò của Ban quản lý VQG trong quản lý và khai thác DLST tại VQG như thế nào?

- Cơ chế quản lý ảnh hưởng đến hoạt động khai thác DLST tại các VQG như thế nào?

- Vai trò của các bên liên quan trong quản lý và khai thác DLST tại VQG như thế nào?

- Sự phối hợp giữa các bên liên quan như thế nào để khai thác DLST tại các VQG theo hướng bền vững.

Từ việc phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng luận án sẽ đề xuất mô hình phát triển DLST ở các VQG theo hướng phát triển bền vững đồng thời đề xuất mô hình tổ chức quản lý các VQG và các giải pháp khai thác tài nguyên du lịch sinh thái tại các VQG một cách hiệu quả.

2.2. Phương pháp luận nghiên cứu luận án

Ngày nay, các nghiên cứu thường được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng hoặc kết hợp cả hai vừa nghiên cứu định tính vừa nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính là nghiên cứu nhằm phát hiện hoặc đề xuất các luận điểm khoa học mà không sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế lượng, hay công cụ có thể giúp lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố. Nghiên cứu định tính giúp xây dựng lý thuyết – mô hình, giúp hiểu sâu hơn bản chất vấn đề và giải thích cho các kết quả nghiên cứu định lượng. Đặc điểm của nghiên cứu định tính [34] là: (i) không thể hiểu tính phức tạp của thực tiễn khách quan thông qua một bộ dữ liệu mà phải khám phá sự phức tạp đó thông qua các nguồn dữ liệu khác nhau.(ii) Nghiên cứu định tính chịu ảnh hưởng của các chuẩn mực giá trị của nhà nghiên cứu cũng như của các đối tượng nghiên cứu. (iii) Quá trình thu thập, phân tích dữ liệu gắn chặt với nhau.(iv) Nghiên cứu định tính thường “ lộn xôn”, “ rủi ro” và “ khó dự đoán kết quả hơn nghiên cứu định lượng.

54

thông qua việc sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế lượng, hoặc toán học đơn thuần. Nghiên cứu định lượng có những đặc điểm chính là (i) các dữ liệu trong nghiên cứu định lượng phải được số hóa, (ii) nghiên cứu định lượng là phải lượng hóa được các mối quan hệ giữa các nhân tố.

Những đặc điểm khác biệt giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng có thể tổng hợp khái quát thông qua bảng 2.1

Các nhà nghiên cứu du lịch cũng đã sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng, các phương pháp khác nhau cho phép họ tiếp cận vấn đề nghiên cứu của họ trong nhiều cách khác nhau. Việc sử dụng một phương pháp nghiên cứu duy nhất sẽ giới hạn phạm vi nghiên cứu, và có thể tạo ra khó khăn trong việc tìm kiếm các kết quả. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã ngày càng thông qua một kết hợp của phương pháp nghiên cứu sẽ cho phép họ có thể giải quyết các vấn đề một cách đầy đủ hơn.

Bảng 2.1. Những đặc điểm khác biệt giữa nghiên cứu đị nh lượng và định tính

Yếu tố Định tính Định lượng

Dữ liệu thu được Dữ liệu “mềm” (tính

chất) Dữ liệu “cứng” (số lượng)

Phương pháp thu thập dữ liệu

Chủ động giao tiếp với đối tượng nghiên cứu

Thụ động giao tiếp với đối tượng nghiên cứu

Số lượng mẫu (đối

tượng nghiên cứu) Nhỏ Lớn

Thu thập dữ liệu Trực tiếp qua quan sát hay phỏng vấn Phải qua xử lý ối quan hệ Trực tiếp tiếp xúc với

người được phỏng vấn Gián tiếp Bối cảnh nghiên cứu Không kiểm soát Có kiểm soát Phân tích dữ liệu

Phân tích nội dung (tường thuật, tổng hợp, có thể sử dụng số liệu để mô tả)

Phân tích số liệu với sự hỗ trợ của các trình xử lý dữ liệu như icrosoft Excel hay SPSS for Window.

55

Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp định tính có kết hợp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính để tìm ra các mối quan hệ giữa phát triển du lịch sinh thái với sự bền vững của các VQG, nghiên cứu tiềm năng du lịch của các VQG, nghiên cứu những yếu tố thúc đẩy, cản trở sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương và các doanh nghiệp du lịch trong hoạt động du lịch tại các VQG để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm phát huy tối đa sự tham gia của các tác nhân này vào việc quản lý và khai thác DLST tại các VQG một cách hiệu quả; ột phần nghiên cứu định lượng được sử dụng trong việc thiết kế để xác định mức độ bằng lòng chi trả của du khách cho một chuyến du lịch đến VQG, hiệu quả hoạt động du lịch tại VQG Cúc Phương để từ đó xây dựng phương án khai thác hợp lý nhằm tăng nguồn kinh phí hoạt động cho các VQG những vẫn không làm giảm lượng cầu du khách tới các VQG.

2.3. Nguồn dữ liệu

2.3.1. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Ban quản lý VQG, Cục kiểm lâm là nơi quản lý trực tiếp VQG Cúc Phương, các số liệu thu thập từ sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình và các tài liệu đã được công bố khác. Nội dung thu thập chủ yếu là tình hình quản lý các VQG hiện nay, cơ cấu khách du lịch, xu hướng đi du lịch và kinh nghiệm quản lý và khai thác du lịch tại các VQG trong và ngoài nước.

2.3.2. Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp của đề tài được thu thập trực tiếp từ các đối tượng có liên quan đến quản lý các VQG và hoạt động khai thác du lịch sinh thái tại các VQG và đặc biệt là tại VQG Cúc Phương. Những đối tượng liên quan được thu thập dữ liệu sơ cấp gồm: Ban quản lý VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT và Ban quản lý VQG Cúc Phương; Cộng đồng dân cư địa phương tại VQG Cúc Phương; Các doanh nghiệp du lịch có gửi khách đến VQG Cúc Phương và khách du lịch đến tham quan VQG Cúc Phương.

56

Dữ liệu sơ cấp từ khách du lịch được thu thập dưới dạng các mẫu biểu phỏng vấn trực tiếp các du khách đến VQG để điều tra mức bằng lòng chi trả của du khách, đặc điểm của khách du lịch đến VQG, thu nhập, nghề nghiệp… của du khách; Những bảng phỏng vấn này được thiết kế gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở và được phỏng vấn trực tiếp khách du lịch nội địa tại VQG Cúc Phương.

Dữ liệu sơ cấp về hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG và VQG Cúc Phương được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp tại Ban quản lý VQG và các cơ quan quản lý các VQG.

Dữ liệu sơ cấp liên quan đến những yếu tố thúc đẩy hay cản trở sự tham gia vào hoạt động du lịch tại VQG của cộng đồng dân cư địa phương và các công ty du lịch được thu thập thông qua phỏng vấn chuyên sâu chính quyền địa phương và các hộ dân trong phạm vi gần VQG cũng như các công ty du lịch có gửi khách đến VQG.

2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

2.4.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Việc thu thập dữ liệu sơ cấp của Luận án chủ yếu dùng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn chuyên sâu các đối tượng có liên quan tới quản lý và khai thác du lịch sinh thái tại VQG. Các đối tượng được phỏng vấn và tham vấn ý kiến trong luận án là:

Phỏng vấn khách du lịch

Khách du lịch đến các VQG nói chung và VQG Cúc Phương nói riêng gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa với các mục đích đi du lịch khác nhau. Theo thống kê về số lượng khách phân theo đối tượng là khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa thì tỷ lệ khách du lịch quốc tế chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số lượt khách du lịch đến VQG Cúc Phương, Trung bình từ năm 1994 đến năm 2010 đã có 6.6 lượt khách đến vườn, nhưng số lượng khách quốc tế chỉ chiếm 8,4%. Do đó trong luận án chỉ thực hiện phỏng vấn đối với khách du lịch nội địa đến tham quan VQG Cúc Phương. Phỏng vấn khách du lịch nội địa đến VQG Cúc

57

Phương được thực hiện dưới dạng bảng hỏi với dung lượng mẫu phỏng vấn là 210 du khách. Việc lựa chọn dung lượng mẫu là hơn 200 du khách đủ đảm bảo tính đại diện và có thể áp dụng các công cụ thống kê. ( ột số ngưỡng tham khảo về dung lượng mẫu khảo sát là (i) Quy mô tối thiểu để có thế áp dụng công cụ thống kê quan sát là 0 ( Hair at ail, 199 ), (ii) Quy mô thông thường để có thể phân tích hồi quy, tương quan, hay kiểm định nhóm là từ 100 quan sát trở lên.[ 4]

Thiết kế bảng hỏi

Bảng hỏi được thiết kế, xây dựng để thu thập thông tin về thị trường du khách tới VQG Cúc Phương, về vùng xuất phát của du khách và đặc điểm khách du lịch đến VQG Cúc Phương. Bên cạnh đó, bảng hỏi cũng cung cấp thông tin về mức sẵn lòng tri trả (WTP) của du khách. Bảng hỏi có 4 nội dung chính:

1. Thông tin về điều kiện kinh tế, xã hội của du khách: nghề nghiệp hiện tại, thu nhập trung bình hàng tháng, điều kiện kinh tế, nhu cầu giải trí, nhu cầu về môi thu nhập trung bình hàng tháng, điều kiện kinh tế, nhu cầu giải trí, nhu cầu về môi trường…

2. Những đánh giá của du khách đối với du lịch tại VQG Cúc Phương

3. Thông tin về mức sẵn lòng chi trả (WTP) của du khách: Các câu hỏi được thiết kế để thu thập thông tin về mức sẵn lòng đóng góp để khôi phục, bảo tồn, duy trì giá trị cảnh quan tại VQG Cúc Phương. Từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất.

4. Ngoài những thông tin trên thì những thông tin chung của du khách: tuổi, giới tính, nơi ở hiện tại cũng được quan tâm. Những thông tin này giúp cho kết quả điều tra có tính chính xác cao hơn.

Bảng 2.2. Nội dung, câu hỏi nghiên cứu và các khoản mục điều tra du khách ( phụ lục 01)

Nội dung Câu hỏi nghiên cứu Khoản mục điều tra

1. Những thông tin về kinh tế và xã hội của du khách

- Câu hỏi nghiên cứu 2c : Thị trường khách du lịch của VQG là ở đâu? Đối tượng khách du lịch chính

Câu hỏi 1 đến câu hỏi , 1 , 19 trong phiếu phỏng vấn (phụ lục 01). Những thông tin về nơi xuất phát

58

của VQG là ai ? của du khách, các hoạt động tại VQG, nghề nghiệp…

2. Những thông tin về đánh giá của du khách đối với VQG.

- Câu hỏi nghiên cứu 2b, 2d, 2e : Hoạt động du lịch tại VQG và tài nguyên DLST tại VQG ?

Câu hỏi 9, 21,21 trong phiếu phỏng vấn. Những thông tin về mức độ hài lòng của du khách và những nhận xét của du khách đối với hoạt động Du lịch tại VQG

. ức sẵn lòng chi trả của du khách

- Câu hỏi nghiên cứu 2b, 2c : Nâng cao hiệu quả của việc khai thác DLST tại VQG

Câu hỏi 10 đến 1 trong phiếu phỏng vấn : Những thông tin về mức sẵn lòng chi trả thêm của du khách mỗi khi đến VQG

4. Thông tin chung của du khách

- Giúp cho kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn

Câu hỏi 14 đến 19 trong phiếu điều tra

- Phỏng vấn cộng đồng dân cư địa phương

Do địa bàn VQG Cúc Phương nằm trải dài trên địa phận 1 xã thuộc 4 huyện của tỉnh, với số dân khoảng gần 0.000 người do vậy việc điều tra đầy đủ các xã và tỉnh là không cho phép. Luận án chủ yếu điều tra các hộ dân và cộng đồng dân cư gần khu vực cổng vườn là nơi có liên quan nhiều đến hoạt động du lịch và bán hàng lưu niệm và người dân ở các làng liên quan trong tuyến du lịch của vườn. Việc phỏng vấn người dân được thực hiện thông qua bảng hỏi và phỏng vấn chuyên sâu.

Thiết kế bảng hỏi:

Bảng hỏi được thiết kế nhằm thu thạp các thông tin của người dân địa phương và mức độ tham gia của họ vào hoạt động du lịch tại VQG cũng như ảnh

59

hưởng của hoạt động du lịch tới cộng đồng dân cư địa phương. Bảng hỏi được thiết kế gồm các nội dung chính sau:

1. Các hoạt động du lịch mà người dân tham gia.

2. ức độ ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến người dân.

. Sự hỗ trợ của Ban quản lý VQG đối với người dân trong hoạt động du lịch cũng như những cản trợ đối với người dân khi tham gia vào hoạt động du lịch tại VQG.

4. Đánh giá của người dân về mức độ hấp dẫn của VQG đối với khách du lịch.

. Những thông tin cá nhân của người được phỏng vấn để làm tăng độ tin cậy của thông tin thu thập.

Bảng 2.3. Nội dung, câu hỏi nghiên cứu và các khoản mục điều tra hộ gia đình ( Phụ lục 02)

Nội dung Câu hỏi nghiên cứu Khoản mục điều tra

1. Tác động của hoạt động du lịch đến người dân địa phương

- Câu hỏi nghiên cứu 1a, 1b : Những yếu tố thúc đẩy, cản trở sự tham gia của người dân vào hoạt động DL tại VQG ?

Câu hỏi 6 ( phụ lục 02)

2. Những thông tin mối quan hệ giữa các hộ dân và VQG

- Câu hỏi nghiên cứu 1a, 1b : Những yếu tố thúc đẩy, cản trở sự tham gia của người dân vào hoạt động DL tại VQG ?

Câu hỏi 2,3,4,5,10 trong phiếu phỏng vấn ( phụ lục 02). Những thông tin về các hoạt động DL mà hộ gia đình tham gia, những 3. ối quan hệ giữa hộ

gia đình và khách du lịch

- Giúp cho kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn

Câu hỏi 8 4. Thông tin chung của

Hộ gia đình

- Giúp cho kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn

Câu hỏi 1và 12 trong phiếu điều tra

80

+ Quản lý bảo vệ toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên của Vườn, mọi giá trị tài nguyên văn hoá, lịch sử, khảo cổ, các cảnh quan có giá trị thẩm m đặc biệt, phục hồi những khu vực đã bị tác động hoặc bị tàn phá.

+ Tổ chức điều tra, nghiên cứu khoa học, thực nghiệm phục vụ công tác bảo vệ, phục hồi quản lí và khai thác nguồn tài nguyên hợp lí.

+ Đảm nhiệm tốt dịch vụ DLST trên cơ sở tôn trọng luật lệ, nguyên tắc bảo vệ và sử dụng tài nguyên của VQG, tạo điều kiện cho mọi người tham quan, học tập, giải trí, thưởng thức giá trị của VQG, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường…

3.3. Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phương

3.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

. .1.1. Hệ thực vật rừng

VQG Cúc Phương có 20.47 ha rừng trong tổng số diện tích 22.200ha (chiếm 92,2%). Thảm thực vật ở đây là rừng mưa nhiệt đới thường xanh, Cúc Phương là nơi rất đa dạng về cấu trúc tổ thành loài trong hệ thực vật. Với diện tích chỉ có 0,07% so với cả nước, nhưng lại có số họ thực vật chiếm tới 7,9 % số chi 6,09%

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)