3.1.1. Định nghĩa về công nghệ thực tế tăng cường
Để có thể định nghĩa được “thực tế tăng cường” đầu tiên cần phải hiểu “thực tế ảo” là gì.
- Thực tế ảo (VR) là gì?
Virtual Reality-VR hay được gọi là “thực tế ảo” có thể hiểu một cách đơn giản đây là công nghệ sẽ giúp đưa ta vào một thế giới ảo do máy tính tạo ra. Công nghệ này đã được phát triển từ những năm 1990, tuy nhiên hầu hết những nhà nghiên cứu phát triển đều thất bại do công nghệ cũng như cơ sở vật chất chưa thực sự đáp ứng đủ.
Để có thể sử dụng được công nghệ VR ta cần có những thiết bị và phần mềm hỗ trợ ví dụ như kính thực tế ảo. Tuy nhiên, những phần mềm và thiết bị hỗ trợ cho VR lại có chi phí rất đắt đỏ.
- Thực tế tăng cường (AR) là gì?
Augmented Reality-AR được tạm dịch là “Thực tế tăng cường” chính là một công nghệ được phát triển từ công nghệ VR. Đây là công nghệ dùng máy tính mô phỏng sự xuất hiện của những vật thể ảo trong môi trường thực tế. AR biến thế giới thực trở nên tốt hơn nhờ “tăng cường” thêm những vật ảo.
Cũng giống như VR, AR cũng cần những thiết bị và phần mềm để hỗ trợ. Loại kính AR thông dụng nhất hiện nay là Hololens của Microsoft.
- Sự khác biệt giữa AR và VR
Đặc tính của công nghệ” thực tế ảo”-Virtual Reality là “hòa nhập (Immersive)”. Đây là một thuật ngữ để miêu tả cảm giác của chúng ta khi được đưa vào thế giới VR. Chúng ta sẽ thấy một không gian hoàn toàn mới, cảm giác được những đối tượng ảo xuất hiện trong thế giới đó. Sự hòa nhập này xuất phát từ việc kính thực tế ảo sẽ bao phủ hết tầm mắt của chúng ta nên chúng ta sẽ không thấy gì ở ngoài đời thật cả.
Nếu như “thực tế ảo” tập trung người trải nghiệm vào một thế giới hoàn toàn khác thì “thực tế tăng cường” lại kết hợp cả thế giới ảo và thế giới thật lại làm một. AR sẽ đưa những vật thể ảo vào thế giới thật và cho phép người dùng có thể tương tác với những vật thể ảo ở thế giới thật.
27
- Lợi thế của AR so với VR ở thời điểm hiện tại
Mặc dù AR và VR chưa bao giờ là đối thủ cạnh tranh và mỗi công nghệ lại có mục đích áp dụng riêng. Nhưng ở thời điểm hiện tại, “thực tế tăng cường” AR vẫn có ưu thế nhỉnh hơn so với công nghệ “thực tế ảo” VR.
Để có thể trải nghiệm môi trường thực tế ảo một cách tốt nhất thì VR đòi hỏi phải có một máy tính có khả năng xử lý mạnh, kèm theo đó là một bộ dụng cụ như các thiết bị đầu vào và các thiết bị đầu ra. Điều này làm VR trở nên bất tiện khi di chuyển. Ngoài ra VR đòi hỏi người trải nghiệm phải có một nguồn ngân sách lớn để có thể đáp ứng được những yêu cầu cần thiết khi trải nghiệm thực tế ảo.
Không giống như VR, AR đơn giản hơn rất nhiều. AR có thể phát triển ngay trên các thiết bị di động nhờ vào hệ thống camera. Do đó, theo sự phát triển của các thiết bị di động, “thực tế tăng cường” cũng sẽ phát triển theo và người dùng có thể trải nghiệm một cách tốt nhất mà không cần phải thêm quá nhiều thiết bị hỗ trợ hay phải cần một chi phí “khủng”. Đây chính là lợi thế của AR so với VR ở thời điểm hiện tại.
3.1.2. Đặc điểm của công nghệ “thực tế tăng cường”
- Không cần mua thêm thiết bị hỗ trợ.
- Tất cả các thao tác sử dụng đều thông qua thiết bị di động có camera.
- Không cần phải đeo kính nên không gây ra sự khó chịu hay nguy hiểm cho người dùng.
- Mang tính chất rất linh hoạt, không yêu cầu nhiều khoảng trống để thực hiện.
3.2. Ứng dụng của thực tế tăng cường trong đời sống
3.2.1. Ứng dụng thực tế tăng cường trong bản đồ và du lịch
AR có thể bổ sung thêm thông tin về tất cả các địa điểm bạn muốn ghé thăm, bản đồ kết hợp với hướng dẫn AR có thể mang lại cho bạn trải nghiệm tuyệt vời trong việc khám phá thành phố.
Khách hàng cũng có thể trải nghiệm, tham quan các địa điểm nổi tiếng nào đó thông qua 1 ứng dụng AR được cài trên các thiết bị như smartphone và tablet, mặc dù họ đang ở đâu mà chưa có điều kiện đi đến tham quan trực tiếp địa điểm đó, đó là một tiện ích tuyệt vời cho những người thích khám phá, tham quan du lịch.
Viện bảo tàng cũng có thể áp dụng công nghệ này để tạo lợi thế, bằng cách nói cho du khách của họ truy cập biết thêm về các mục họ thấy và đưa họ vào trải nghiệm.
28 Hình 3.1: Ứng dụng thực tế tăng cường trong du lịch và bản đồ
3.2.2. Ứng dụng thực tế tăng cường trong Giáo dục
Hãy tưởng tượng, làm thế nào những bài học sẽ thú vị, sinh động, hiệu quả. Giáo viên sử dụng công nghệ AR để giải thích một số sự kiện lịch sử, khoa học, sinh học. Việc biến bất kỳ vật nhàm chán trở thành sinh động, thú vị hơn khi nhìn thấy chúng hoạt động.
Hinh 3.2: Ứng dụng AR trong giáo dục
Trường học đang số hóa, sử dụng máy tính, ứng dụng di động cho các bài học của mình. Hãy suy nghĩ về những gì họ có thể làm với công nghệ AR. Ví dụ, sinh viên có thể đi lang thang xung quanh bên trong một tế bào người hoặc nhìn thấy, tương tác với một thiên hà 3D trên màn hình điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng của mình. Khoa học, lịch sử, sinh học, nổi bật ấn tượng hơn với sự giúp đỡ của công nghệ AR. Việc tiếp thu, ghi nhớ kiến thức sẽ nhanh hơn, việc dạy và học sẽ hiệu quả hơn.
29
3.2.3. Ứng dụng thực tế tăng cường trong trang trí nội thất, mua sắm
Vấn đề lớn nhất của việc mua nội thất là hầu như không biết nó có thực sự phù hợp với không gian của bạn. Đây là lý do mọi người thuê thiết kế để hiển thị toàn bộ hình ảnh trực quan trước cho bạn.
Hình 3.3: Ứng dụng thực tế tăng cường trong việc trang trí nội thất
Với ứng dụng AR, bạn có thể đặt thử đồ nội thất vào căn hộ một cách dễ dàng. Hãng nội thất lớn nhất thế giới IKEA đã thực hiện một trong những ý tưởng thực tế tăng cường đến với cuộc sống khi họ phát hành ứng dụng thực tế tăng cường của họ cho phép bạn làm điều đó. Nó có thể mở rộng đồ nội thất, màu sắc, có thể chọn sofa hoàn hảo cho phòng khách của bạn.
30
3.2.4. Ứng dụng thực tế tăng cường trong ngành ô tô
- Ứng dụng thực tế tăng cường trong việc giảng dạy và đào tạo
Thay vì các động tác, các bài giảng trên lớp từ trước đến nay đang được truyền đạt bằng các phương pháp truyền thống, thủ công sẽ được thay bằng phương pháp dạy mới dễ tiếp thu, hiệu quả cao hơn với công nghệ 3D, công nghệ thực tế tăng cường. Việc đào tạo các kỹ sư, các thợ làm nghề trở nên dễ dàng hơn nhờ các công nghệ thực tế tăng cường.
Hình 3.5: Ứng dụng AR trong đào tạo kỹ sư, công nhân
Người học sẽ được thực hành trên môi trường mô phỏng 3D, y như thật, nhưng nội dung phong phú hơn, tình huống đa dạng hơn và có thể thực hành được nhiều lần, dễ dàng tiếp cận. Như vậy chi phí thực hành sẽ giảm xuống, đỡ nguy hiểm, hiệu quả cao. Đó là cách làm mới, hướng đi mới phù hợp với sự phát triển công nghệ. Thực tế ảo tăng cường sẽ giúp các công ty, nhà máy dây chuyền sản xuất có một công cụ đào tạo công nhân thao tác chính xác hơn trong môi trường làm việc tại vị trí của mình, giảm bớt thời gian đào tạo, tăng năng suất lao động.
31
- Ứng dụng thực tế tăng cường trục tiếp trong ngành ô tô
Công nghệ thực tế tăng cường đang giúp các công ty ô tô trong việc tiếp thị, buôn bán những chiếc ô tô trở nên phong phú hơn đối với khách hàng mà lại đỡ được nhiều chi phí hơn. Điển hình là tập đoàn Mercedes Benz.
Hãng Mercedes-Benz vừa thông báo họ đang triển khai công nghệ thực tế ảo VR và ứng dụng 3D Mercedes cAR app để giúp khách hàng có thêm những trải nghiệm thú vị trong quá trình lựa chọn xe. Dòng A-Class mới sẽ được Mercedes-Benz áp dụng hai công nghệ này đầu tiên trong quá trình bán hàng.
Hình 3.6: Ứng dụng 3D Mercedes cAR
Với ứng dụng thực tế tăng cường AR của Mercedes-Benz, khách hàng và người mua tiềm năng có thể xác định cấu hình riêng chiếc xe mà họ chọn trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng và xem từng chi tiết ở độ phân giải ba chiều độc đáo – cả từ bên trong lẫn bên ngoài.
32 Hình 3.7: Giao diện của ứng dụng 3D Mercedes cAR
33 Hình 3.8: Công nghệ thực tế ảo VR của Mercedes
Ngoài ra, với ứng dụng thực tế ảo mà hãng gọi là “InCar Virtual Reality Experience”, người dùng sẽ đeo kính thực tế ảo VR và trải nghiệm không gian nội thất, ngoại thất của xe theo mọi hình thức trong thời gian thực. Điểm nổi bật khác của công nghệ thực tế ảo VR của Mercedes-Benz là độ phân giải rất cao, mô tả thực nhất những bộ phận, chi tiết của dụ, những chi tiết cụm đèn pha, mâm bánh xe được mô phỏng “như thật” hay thậm chí bề mặt vật liệu như vải, gỗ cũng có thể được hiển thị như thực tế.
34
3.3. Giới thiệu về ứng dụng Blippar 3.3.1. Giới thiệu sơ lược về Blippar 3.3.1. Giới thiệu sơ lược về Blippar
Blippar: Ứng dụng thực tế tăng cường (AR) hàng đầu thế giới
Blippar là ứng dụng thực tế tăng cường (AR) sử dụng trên các thiết bị di động chạy nền tảng Android hay IOS. Thông qua camera trên thiết bị và có kết nối Internet thì Blippar có thể nhận dạng hình ảnh và các đối tượng trong thế giới thực, sau đó hiển thị những nội dung số liên quan có trên thư viện đã được tạo và thiết kế sẵn ở bất kỳ đâu. Ứng dụng này được sử dụng khá phổ biến với mục đích marketing và bán hàng.
Hình 3.9: Ứng dụng Blippar Một số khái niệm khi làm việc với Blippar:
- Trigger imagine: hình ảnh gốc để đưa điện thoại hoặc máy tính bảng quét và cho ra kết quả tương ứng (Overlay).
- Overlay: là hình ảnh mà ta nhìn thấy sau khi quét Trigger imagine bằng phần mềm, nó có thể là âm thanh, hình ảnh, videos,...
3.3.2. So sánh Blippar với các ứng dụng thực tế tăng cường khác
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều công ty đã và đang nghiên cứu về công nghệ thực tế tăng cường AR và họ cũng cho ra những sản phẩm và những app để người dùng có thể phát triển, trải nghiệm về những cái hay trong công nghệ của họ. Điển hình như những app thông dụng và phổ biến hiện nay như: Vuforia, Wikitube, Unity, Layar,…
35 Nhưng những ứng dụng này đòi hỏi phải có nhà phát triển, chi phí cao, lập trình phức tạp và không dễ để các doanh nghiệp nhỏ có thể tận dụng.
Hình 3.10: Phần mềm Vuforia và Unity
Nhưng phần mềm Blippar lại được chọn làm ứng dụng thực hiện cho đề tài này bởi vì Blippar có nhiều điểm hơn nhiều so với các nhà phát triển khác. Khi so sánh với các ứng dụng Vuforia, Wikitube thì Blippar vượt trội hơn hẳn bởi các ưu điểm sau:
+ Môi trường thao tác thân thiện với người dùng.
+ Là một phần mềm rất phổ biến trong ngành bán hàng và marketing. + Tương tác với người dùng tốt và dễ dàng.
+ Có thể tạo ra một thư viện đơn giản mà không phải đòi hỏi chuyên môn cao.
36
3.3.3. Ứng dụng của Blippar
Blippar được khá nhiều người biết đến như một ứng dụng để nhận diện một thương hiệu. Blippar phổ biến nhất trong lĩnh vực bán hàng và Marketing, ứng dụng giúp tăng trải nghiệm của người dùng và tạo cảm giác thích thú hơn.
Với Blippar, các marketer có thể mô hình các quảng cáo in ấn như brochure, leaflet, print-ad và bao bì tĩnh nhàm chán, mang đến những trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn hơn. Những bao bì được tích hợp AR có thể được xem như một kênh Marketing mới, có thể kể câu chuyện của thương hiệu, tăng tương tác với người tiêu dùng.
Các cửa hàng thức ăn nhanh có thể tích hợp những tính năng tương tác với món ăn hoặc bao bì để nhận quà, gọi thêm món hoặc giải trí. Trong các ngành như dược hay kỹ thuật, những đơn thuốc và bản hướng dẫn có thể được đơn giản hóa, hướng dẫn chi tiết bằng những hình ảnh 3D và video sinh động.
Tất cả những tiện ích này được trải nghiệm dễ dàng bằng cách mở ứng dụng Blippar và quét các vật thể, người dùng có thể xem TVC, video, các hiệu ứng hình ảnh 3D. Blippar là một công cụ hữu ích gói gọn nhiều hình thức quảng cáo trong một vài cú chạm quét, tiết kiệm được phần lớn chi phí quảng cáo đa kênh mà người tiêu dùng vẫn có những trải nghiệm về thương hiệu.
3.4. Ứng dụng Blippar trong dạy và học tập về hệ thống phanh dầu trên ô tô 3.4.1. Đăng ký tài khoản Blippar
Vào đường link: https://accounts.blippar.com/signup/free
37 Sau khi đăng ký tài khoản xong thì chúng ta sử dụng tài khoản đó đăng nhập vào Blippar trên website và có thể bắt đầu tạo thư viện.
Hình 3.13: Giao diện Blippar sau khi đăng nhập
Sau khi đăng nhập thành công thì tiếp tục tải ứng dụng Blippar trên kho ứng dụng CH Play trên Android hay App store trên IOS.
Bước tiếp theo là tiến hành xây dựng thư viện thực tế tăng cường trên Blippar phù hợp với nội dung trong tài liệu về hệ thống phanh dầu trên ô tô. Trên thư viện Blippar có thể upload lên video, âm thanh, hình ảnh,… sao cho phù hợp với mục đích của thư viện đó.
3.4.2. Xây dựng thư viện trên Blippar
3.4.2.1. Trigger Image
Vì Blippar sử dụng máy quay để quét hình ảnh hoặc vật thể ở dạng 2D để cho ra Overlay tương ứng nên bước đầu tiên cực kì quan trọng đó là phải xác định được sẽ upload lên thư viện bao nhiêu Trigger để tạo sự thuận tiện cho mục đích sử dụng.
Trên Blippar cho phép xây dựng mỗi thư mục có tối đa 20 Trigger Images, định dạng JPEG, RBG hay PNG với kích thước 300x800 pixel đối với chiều rộng và chiều cao.
3.4.2.2. Overlay
Blippar hỗ trợ 5 loại Overlay chính: - Hình ảnh
- Video - Âm thanh
38 - Vật thể 3D (không áp dụng cho người dùng sử dụng phiên bản miễn phí)
- Các đường link hoặc thậm chí là cả file tài liệu PDF Có một số lưu ý khi upload file lên Blippar:
Video:
- Video phải ở dạng MP4 - Kích thước tệp tối đa 50MB
- Để có trải nghiệm người dùng tốt nhất, video nên dài tối đa 60 giây. Video càng dài, người dùng càng ít có khả năng tiếp tục tham gia. Giữ cho video luôn ngắn và mượt mà.
- Người dùng có thể nhấn để mở video ở chế độ toàn màn hình trong trình phát video gốc.
- Nếu video không có âm thanh, bạn phải thêm tệp âm thanh trống để sử dụng trong Blipp của mình.
Âm thanh:
- Tải lên tệp âm thanh dài đến 30 giây.
- Kiểm tra nút để chọn xem các vòng lặp âm thanh hoặc phát một lần.
- Không có điều khiển phát lại để dừng hoặc tạm dừng âm thanh trong ứng dụng Blippar.
3.4. Xây dựng các Overlay phù hợp với đề tài
3.4.1. Xây dựng bản vẽ 3D của bộ trợ lực phanh và xi lanh chính