Blippar được khá nhiều người biết đến như một ứng dụng để nhận diện một thương hiệu. Blippar phổ biến nhất trong lĩnh vực bán hàng và Marketing, ứng dụng giúp tăng trải nghiệm của người dùng và tạo cảm giác thích thú hơn.
Với Blippar, các marketer có thể mô hình các quảng cáo in ấn như brochure, leaflet, print-ad và bao bì tĩnh nhàm chán, mang đến những trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn hơn. Những bao bì được tích hợp AR có thể được xem như một kênh Marketing mới, có thể kể câu chuyện của thương hiệu, tăng tương tác với người tiêu dùng.
Các cửa hàng thức ăn nhanh có thể tích hợp những tính năng tương tác với món ăn hoặc bao bì để nhận quà, gọi thêm món hoặc giải trí. Trong các ngành như dược hay kỹ thuật, những đơn thuốc và bản hướng dẫn có thể được đơn giản hóa, hướng dẫn chi tiết bằng những hình ảnh 3D và video sinh động.
Tất cả những tiện ích này được trải nghiệm dễ dàng bằng cách mở ứng dụng Blippar và quét các vật thể, người dùng có thể xem TVC, video, các hiệu ứng hình ảnh 3D. Blippar là một công cụ hữu ích gói gọn nhiều hình thức quảng cáo trong một vài cú chạm quét, tiết kiệm được phần lớn chi phí quảng cáo đa kênh mà người tiêu dùng vẫn có những trải nghiệm về thương hiệu.
3.4. Ứng dụng Blippar trong dạy và học tập về hệ thống phanh dầu trên ô tô 3.4.1. Đăng ký tài khoản Blippar
Vào đường link: https://accounts.blippar.com/signup/free
37 Sau khi đăng ký tài khoản xong thì chúng ta sử dụng tài khoản đó đăng nhập vào Blippar trên website và có thể bắt đầu tạo thư viện.
Hình 3.13: Giao diện Blippar sau khi đăng nhập
Sau khi đăng nhập thành công thì tiếp tục tải ứng dụng Blippar trên kho ứng dụng CH Play trên Android hay App store trên IOS.
Bước tiếp theo là tiến hành xây dựng thư viện thực tế tăng cường trên Blippar phù hợp với nội dung trong tài liệu về hệ thống phanh dầu trên ô tô. Trên thư viện Blippar có thể upload lên video, âm thanh, hình ảnh,… sao cho phù hợp với mục đích của thư viện đó.
3.4.2. Xây dựng thư viện trên Blippar
3.4.2.1. Trigger Image
Vì Blippar sử dụng máy quay để quét hình ảnh hoặc vật thể ở dạng 2D để cho ra Overlay tương ứng nên bước đầu tiên cực kì quan trọng đó là phải xác định được sẽ upload lên thư viện bao nhiêu Trigger để tạo sự thuận tiện cho mục đích sử dụng.
Trên Blippar cho phép xây dựng mỗi thư mục có tối đa 20 Trigger Images, định dạng JPEG, RBG hay PNG với kích thước 300x800 pixel đối với chiều rộng và chiều cao.
3.4.2.2. Overlay
Blippar hỗ trợ 5 loại Overlay chính: - Hình ảnh
- Video - Âm thanh
38 - Vật thể 3D (không áp dụng cho người dùng sử dụng phiên bản miễn phí)
- Các đường link hoặc thậm chí là cả file tài liệu PDF Có một số lưu ý khi upload file lên Blippar:
Video:
- Video phải ở dạng MP4 - Kích thước tệp tối đa 50MB
- Để có trải nghiệm người dùng tốt nhất, video nên dài tối đa 60 giây. Video càng dài, người dùng càng ít có khả năng tiếp tục tham gia. Giữ cho video luôn ngắn và mượt mà.
- Người dùng có thể nhấn để mở video ở chế độ toàn màn hình trong trình phát video gốc.
- Nếu video không có âm thanh, bạn phải thêm tệp âm thanh trống để sử dụng trong Blipp của mình.
Âm thanh:
- Tải lên tệp âm thanh dài đến 30 giây.
- Kiểm tra nút để chọn xem các vòng lặp âm thanh hoặc phát một lần.
- Không có điều khiển phát lại để dừng hoặc tạm dừng âm thanh trong ứng dụng Blippar.
3.4. Xây dựng các Overlay phù hợp với đề tài
3.4.1. Xây dựng bản vẽ 3D của bộ trợ lực phanh và xi lanh chính
39 Hình 3.14: Giao diện của phần mềm Solidworks 2018
Bộ trợ lực phanh không phải là một khối liền mạch mà nó được cấu tạo thành từ nhiều chi tiết khác nhau và vẽ từng chi tiết nhỏ lẻ rồi ghép lại với nhau thành một khối hoàn chỉnh.
40 Hình 3.16: Hình 3D thân van điều khiển
Sau khi vẽ hoàn thiện các chi tiết nhỏ lẻ của bộ trợ lực phanh thì láp ráp tất cả lại ra được một bộ trợ lực phanh hoàn chỉnh.
Hình 3.17: Bộ trợ lực phanh hoàn chỉnh sau khi lắp ráp hoàn thiện
Sau khi vẽ hoàn thiện, tiếp theo là xuất video bằng cách thiết lập các Animation (chuyển động) cho các chi tiết và các hiệu ứng lắp ráp và rã chi tiết. Sau khi hoàn thiện thì xuất video bằng nút nhấn “Save Animation”.
41 Hình 3.18: Xuất video trên phần mềm Solidworks
Hình 3.19: Giao diện xuất video trong Solidworks
Tương tự như việc xây dựng bản vẽ trên bộ trợ lực phanh thì việc xây dựng bản vẽ 3D trên bộ xi lanh chính cũng như vậy.
42 Hình 3.20: Ống thân của xi lanh chính
Hình 3.21: Xi lanh chính sau khi hoàn thiện và lắp ráp lại
Do định dạng video xuất từ Solidworks là “.avi” nên ta phải cần đến phần mềm khác để chuyển đổi về đuôi “.mp4” và chỉnh sửa thêm tên các chi tiết bằng phần mềm Camtasia.
43 Hình 3.22: Chỉnh sửa và xuất video trên phần mềm Camtasia
3.4.2. Xây dựng hình ảnh 2D, hình vẽ màu
Hình 3.23: Ảnh bộ trợ lực phanh sau khi vẽ và tô màu lại
Dựa trên các hình ảnh trắng đen trong sách tài liệu, ta vẽ lại các hình và tô màu lên để hiển thị rõ các chi tiết hơn các hình trắng đen khó nhìn hơn trong tài liệu.
Để thực hiện vẽ lại hình minh họa của các bộ phận trong hệ thống phanh, chúng tôi đã sử dụng phần mềm Adobe Illustrator (viết tắt là Ai) để dùng các công cụ vẽ của phần mềm và dựa trên hình ảnh chụp lại từ sách tài liệu đưa vào phần mềm và vẽ lại.
44 Hình 3.24: Giao diện phần mềm Adobe Illustrator
Để tiến hành vẽ thì trước tiên như những phần mềm khác thì cần phải tạo một môi trường làm việc mới. Vào “Flie -> New” rồi nhấn “Ok” rồi giao diện làm việc sẽ hiện ra và sau đó chỉ cần đưa ảnh mình cần vẽ vào và dùng công cụ “Pen tool” để tiến hành vẽ lại theo các đường nét trên hình.
Hình 3.25: Các nét vẽ sau khi dùng công cụ Pentool để vẽ lại
Sau khi vẽ tiến hành thì ta tiếp tục bước tiếp theo là tô màu và xuất file ảnh .png ra để phục vụ cho thư viện Blippar.
45 Hình 3.26: Hình vẽ sau khi đã hoàn tất việc tô màu
Hình 3.27: File ảnh PNG sau khi xuất ra từ phàn mềm Ai
3.4.3. Xây dựng video đơn giản mô tả nguyên lý hoạt động của ABS
Để có thể tạo dựng được video nguyên lý hoạt động của hệ thống ABS thì có rất nhiều phần mềm hỗ trợ như: AutoCAD, Camtasia,… Nhưng ở đề tài này, chúng tôi sử
46 dụng phần mềm trình chiếu Power Point để làm video ngắn diễn tả nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống ABS.
Để có thể bắt đầu tạo một video dạng Animation (chuyển động) thì chúng ta cần một ảnh nền của hệ thống ABS mà không có nền (file ảnh PNG) bằng phần mềm Ai.
Hình 3.28: Vẽ lại hệ thống ABS bằng phần mềm Ai rồi xuất thành file ảnh Sau khi hoàn tất việc vẽ lại hệ thống ABS như trên tài liệu thì bước tiếp theo là chuyển file hình ảnh đó sang phần mềm Power Point để bắt đầu tiến hành làm video biểu diễn nguyên lý hoạt động của hệ thống bằng cách cho đường áp suất dầu chạy trong đường ống.
Hình 3.29: Giao diện của phần mềm Power Point
Bảng hiệu ứng chuyển động Bảng quản lý các chuyển động
47 Sau khi đưa hình ành vào Power Point thành công thì bước tiếp theo là thiết lập các hiệu ứng chuyển động cho các khối đỏ mô phỏng như đường áp sấp dầu trong hệ thống ABS.
Trong Power Point có rất nhiều và rất đa dạng các hiệu ứng chuyển động nhưng ở đề tài này thì chỉ cần sử dụng hiệu ứng “lên, xuống, sang trái và sang phải”. Sau khi đặt hoàn tất các hiệu ứng chuyển động thì sẽ xuất hiện bảng điều khiển (Animation Pane) là nơi để quản lý chuyển động và thời gian chuyển động để điều chỉnh hợp lý.
Hình 3.30: Giao diện xuất video trên Power Point
Sau khi đã hoàn tất việc áp các hiệu ứng thì bước cuối cùng là xuất video. Vào mục File -> Export -> Create a video -> chọn Record Timings and Narrations sau đó nhấn nút “Create video”. Chờ phần mềm xuất thành công thì chúng ta đã có video về nguyên lý hoạt động của ABS.
48
Chương 4: TẠO THƯ VIỆN THỰC TẾ TĂNG CƯỜNG TRÊN BLIPPAR VÀ KẾT QUẢ
4.1. Upload dữ liệu lên Blippar
Sau khi đã tạo tài khoản và đăng nhập bằng tài khoản đó trên Blippar, sẽ xuất hiện giao diện Blippar như hình 4.1.
Hình 4.1: Giao diện Blippar sau khi đăng nhâp vào Blippar trên website Để tạo một thư viện mới, nhấn vào ô “Create Blipp”.
Hình 4.2: Cửa sổ tạo một thư viện mới
Tạo một thư viện Blippar mới
49 - Click chọn “Blippbuilder”.
- Tiến hành upload Trigger.
- Nhấn “Browse” để chọn ảnh Trigger đưa lên thư viện.
Lưu ý: kích thước ảnh tải cao hơn 300 pixles bề rộng và hơn 800 pixles chiều cao, Blippar cho phép upload được tới 20 ảnh Trigger.
50 Sau khi upload Trigger thành công ta click “Continue” để sang giao diện làm việc của Overlay.
Hình 4.4: Upload Trigger thành công
Hình 4.5: Giao diện thao tác và làm việc của Overlay Tiến hành upload dữ liệu lên thư viện blippar.
+ Click chọn “Upload” (1) để chuyển sang giao diện Download dữ liệu lên thư viện.
51 + Chọn “Browse” (2) để chọn và upload dữ liệu.
Hình 4.6: Tiến hành upload dữ liệu
Để hiển thị các dữ liệu thành các Overlay chỉ cần kéo các dữ liệu đã Upload thành công vào khu vực hiển thị và điều chỉnh lại kích thước sao cho phù hợp với màn hình hiển thị trên thiết bị quét.
Hình 4.7: Giao diện làm việc và hiển thị của Overlay
Dữ liệu được Upload thành công 2 1 Overlay Khu vực hiện thị
52 Sau khi điều chỉnh hoàn tất Overlay, click chọn nút “Preview” bên góc phải để xem thử kết quả hiện thị trước khi xuất ra chính thức.
Hình 4.8: Nhấn nút “Preview” để xuất bản thử nghiệm
Sau khi nhấn nút “Preview”, cửa sổ nhập mã Test Code xuất hiện. Tại cửa sổ này, nhập mã code mà người nhập muốn và mã code này có thể dùng chung cho nhiều thư viện để có thể test cùng một lúc.
Hình 4.9: Cửa sổ nhập mã code để test
Preview
53 Hình 4.10: Cửa sổ
Tiếp theo, chỉ cần bật app Blippar trên thiết bị Android và IOS đã được tải trên CH Play và App Store tương ứng.
Hình 4.11: Giao diện của app Blippar sau được mở lên
Sau khi bật app Blippar lên, sẽ xuất hiện một giao diện như hình 4.10. Để sử dụng được và xuất hiện các Overlay tương ứng như đã được thiết lập và tạo như thư viện trên website Blippar thì trước tiên phải nhập “Test Code” tương ứng như đã đặt ở trên thư viện. Để nhập “Test Code”, vào phần “Setting” (Hình 2) sau đó sẽ xuất hiện cửa sổ
Test Code Test Code
Setting
1 2 3
54 “Setting” (Hình 3), nhập mã “Test Code” rồi nhấn “Confirm” và như vậy đã có thể sử app Blippar để quét Trigger. Nhấn vào nút “Tap to scan” để quét Trigger và sẽ xuất hiện Overlay tương ứng.
Hình 4.12: Overlay xuất hiện sau khi quét các Trigger tương ứng
4.2. Kết quả
Sau đây là một số hình ảnh minh họa về Overlay của bộ xy lanh chính và trợ lực phanh cho ra hình ảnh và các video tương ứng.
- Xy lanh chính:
55 Hình 4.13: Overlay của xy lanh chính hiển thị trên màn hình điện thoại
Người dùng có thể tương tác với Overlay này thông qua màn hình điện thoại. Khi chạm vào nút “Tructure” thì sẽ xuất hiện ra một cửa sổ mới chứa video mô phỏng về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xy lanh chính.
56
- Trợ lực phanh:
Hình 4.15: Hình ảnh Trigger của bộ trợ lục phanh
57 Hình 4.17: Cửa sổ chứa video mô phỏng hoạt động hiện lên khi nhấn vào nút “How it
work”
Hình 4.18: Cửa sổ chứa video mô phỏng cấu tạo hiện lên khi nhấn vào nút “Tructure” Bên cạnh đó, để thuận tiện hơn cho các bạn sinh viên có thể tự học ở bất kỳ nơi đâu và bất cứ lúc nào mà không cần phải mang theo những quyển sách, những hình ảnh Trigger thì đề tài cũng đã tạo ra một thư viện tổng hợp mới. Chỉ với hình ảnh Trigger
58 đơn giản là hình ảnh logo khoa Cơ khí Động lực cùng với chiếc smartphone có cài ứng dụng Blippar thì cũng có thể quét và dùng thư viện này cho mục đích học tập và tìm tòi. Logo khoa Cơ khí Động lực là một ảnh Trigger rất dễ kiếm và ngay cả trên áo khoa, áo xưởng cũng có. Sau đây là một số hình ảnh minh họa về thư viện tổng hợp về hệ thống phanh thủy lực này.
Hình 4.19: Hình ảnh logo khoa trên chiếc áo xưởng và Overlay xuất hiện sau khi sử dụng phần mềm Blippar để quét
Trên Overlay chính xuất hiện hình ảnh một chiếc xe và tên và vị trí đặt các bộ phận thuộc hệ thống phanh thủy lực. Người dùng có thể tương tác với màn hình, nhấn vào tên từng bộ phận trên màn hình để xuất hiện các cửa sổ chứa các nội dung liên quan đến bộ phận đó.
59
Xy lanh chính Phanh tang trống
P van
60
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Đề tài đã trình bày được những nội dung cơ bản của hệ thống phanh thủy lực trên ô tô: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động.
Giới thiệu được ứng dụng Blippar, hiểu được các điều cơ bản về thực tế tăng cường AR. Ứng dụng thành công công nghệ thực tế tăng cường AR trong việc tự học về hệ thống phanh thủy lực trên ô tô, cụ thể:
Xây dựng được mô hình 3D và video mô phỏng bằng phần mềm Solidworks.
Xây dựng được video mô phỏng nguyên lý hoạt động của hệ thống ABS bằng phần mềm Power Point.
Cách tạo tài khoản, đăng nhập và xây dựng thư viện trên phần mềm Blippar.
Tìm hiểu được về các upload của video, hình ảnh, âm thanh lên thư viện Blippar. Trong thời gian thực hiện đề tài, chúng em chỉ thực hiện được những nội dung cơ bản nhất trong phạm vi đề tài cho phép và với kiến thúc còn hạn hẹp nên chắc chắn nội dung đề tài sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong quý thầy cô và tất cả các bạn có thể góp ý và đóng góp để chúng em có thể sửa lỗi và hoàn thiện đề tài hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.
5.2. Kiến nghị/hướng phát triển
Nếu như có thêm nhiều thời gian, chúng em sẽ nghiên cứu thêm nhiều hệ thống hơn trong bộ môn khung gầm để phục vụ cho việc học và giảng dạy.
Mục đích chính của đề tài mà chúng em muốn mang đến là tạo dựng một phương tiện dạy và học sinh động, hiệu quả hơn. Qua đây, chúng em cũng xin kiến nghị khoa xem xét việc đưa đề tài này ứng dụng và giúp ích cho các bạn sinh viên trong việc học, tạo cho việc tự học và tìm hiểu trở nên dễ dàng và sinh động hơn.
61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] GVC.MSc. Đặng Quý, Giáo Trình Ô Tô, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh , 2007.
[2] Tài liệu đào tạo tập 13 hệ thống phanh giai đoạn 2
[3] https://www.tapatalk.com/groups/oto_bkhn/h-th-ng-phanh-t6.html