a. Chuẩn bị
- Pha dung dịch Glycerin vào bồn tích trữ lạnh:
Với thể tích nước ở bồn là 8m3 thì sử dụng khoảng 800kg Glycerin. Do kinh phí còn hạn chế nên chỉ sử dụng 750kg. Glycerin sử dụng là Refined Glycerin 99.7% của hãng WILFARIN xuất xứ tại Indonesia với qui cách 1 phuy là 250kg.
- Kiểm tra đồng hồ đo điện 3 pha dùng để đo lượng điện tiêu thụ trong lúc vận hành. - Kiểm tra nguồn điện, tủ điện.
- Kiểm tra đồng hồ đo áp suất đầu đẩy, đầu hút, áp suất dầu của máy nén. - Kiểm tra các van chặn, van ba ngã trên các đường ống.
- Kiểm tra hoạt động của van điện từ, van tiết lưu.
65 - Kiểm tra nước và đường ống nước cấp cho tháp giải nhiệt, dung bịch trong bồn tích trữ lạnh, kiểm tra nước trong dàn ống trao đổi nhiệt trong bồn,…
b. Vận hành hệ thống
Chế độ tích trữ lạnh:
+ Bật nguồn (5) → Bật tất cả chế độ về Man → Mở bơm bình bay hơi (2) → Mở bơm tháp giải nhiệt (3) → Mở van điện từ (6) → Bật điện trở sấy dầu máy nén → Đợi 1 đến 2 phút sau đó mở chạy máy nén (4).
+ Trong quá trình chạy thường xuyên kiểm tra áp suất đầu hút, áp suất đầu đẩy, áp dầu, dòng điện,…. Để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.
+ Ghi chép số liệu trong quá trình hoạt động của hệ thống.
+ Khi nhiệt độ trong bồn tích trữ lạnh đạt nhiệt độ yêu cầu thì ta dừng hệ thống. Dừng máy nén (4) → Tắt van điện từ (6) → Dừng bơm tháp giải nhiệt (3) → Dừng bơm giàn bay hơi (2) → Ngắt nguồn điện (5).
Hình 4.40. Tủ điện vận hành hệ thống
1. Bơm, quạt FCU 2. Bơm dàn bay hơi 3. Bơm tháp giải nhiệt 4. Máy nén
5. Nguồn 6. Van điện từ
66 Chế độ xả lạnh:
Sau khi thực hiện quá trình tích trữ lạnh, chế độ xả sẽ hoạt động khi có nhu cầu sử dụng. Đối với chế độ xả ta chỉ cần bật bơm, quạt của FCU, sau đó kiểm tra nhiệt độ của bồn tích trữ và nhiệt độ đầu ra của các dàn FCU.
+ Ghi chép số liệu
67
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN