VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
I. ĐÁNH GIÁ VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH CHI NHÁNH
● Theo bảng báo cáo kết quả kinh doanh công tác tín dụng: Tổng nợ xấu năm 2006 là 9,785 triệu đồng, chiếm 0.48 % tổng dư nợ tăng 3 tỷ đồng so với năm
2005 trong đó nợ nhóm 4 là 3,610 triệu đồng và nợ nhóm 5 là 2,865 triệu đồng chủ yếu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng, đời sống. Tổng dư nợ tại chi nhánh tăng trưởng 10% so với năm 2005:
- Dư nợ có sự tăng trưởng về thị phần trong tổng dư nợ cho vay của cá tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội. Chi nhánh đã tập trung đầu tư vào các dự án, phương án thực sự có hiệu quả không phân biệt thành phần kinh tế, chú trọng tới công tác thẩm định đảm bảo chất lượng khoản vay.
- Thực hiện tốt công tác cơ cấu và phân loại nợ theo quyết định 493, rà soát dư nợ theo từng thời điểm để xác định đúng chất lượng tín dụng.
- Đảm bảo dư nợ từng thời kỳ cân đối với mức tăng trưởng của nguồn vốn đảm bảo cân đối vốn theo quyết định 115/QĐ- HĐQT- KHTH.
- Chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty cổ phần, công ty TNHH nâng tổng số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh lên 90 doanh nghiệp.
Tổng nợ xấu năm 2005 là 6,750 triệu đồng chiếm 0.36 % tổng dư nợ chủ yếu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng, đời sống trong đó toàn bộ là do quá hạn gốc trên 90 ngày. Như vậy, chất lượng tín dụng năm 2005 là thấp so với năm 2004. Năm 2004, tổng dư nợ quá hạn chưa phân loại nợ theo quyết định mới là 2,789 tỷ đồng trong khi đó năm 2005 nợ xấu đã là 6,750 tỷ đồng. Năm 2005, tổng dư nợ tại chi nhánh bằng 85% so với năm 2004 và chỉ đạt 78% so với kế hoạch năm 2005 trung ương giao. Dư nợ của chi nhánh chiếm 2.2% thị phần các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội, tăng 0.1% so với thị phần năm 2001.
- Dư nợ theo loại tiền năm 2005 có sự chuyển dịch về cơ cấu: dư nợ ngoại tệ có sự sụt giảm lớn so với năm 2004 (giảm 370 tỷ đồng) là do giảm dư nợ của tổng công ty xăng dầu vì cho vay bằng ngoại tệ có chênh lệch lãi suất quá thấp. Chi nhánh phải chủ động đàm phán với khách hàng để chuyển sang cho vay bằng đồng nội tệ giúp tăng chênh lệch lãi suất.
- Dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng, đời sống, cầm cố đã có sự tăng trưởng về tỷ trọng. Trong năm 2005, chi nhánh đã
chuyển hướng đẩy mạnh việc cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng, đời sống song tỷ lệ còn quá khiêm tốn.
- Dư nợ trung dài hạn năm 2005 vượt 2% so với giới hạn cho phép của trung ương (45%/ tổng dư nợ) là do chi nhánh giảm dư nợ ngắn hạn nên dẫn đến tăng tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn song về cơ bản là không thay đổi.
- Chất lượng tín dụng năm 2005 là thấp hơn so với năm 2004, tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng 0.36% tổng dư nợ.
Năm 2004, tổng nợ quá hạn là 2,789 tỷ đồng chủ yếu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong đó 1,704 tỷ là do quá hạn gốc và lãi chưa thu nên gốc chuyển còn lại 1,085 tỷ chưa đến hạn nhưng do có cùng số hợp đồng nên bị chuyển nợ quá hạn. Năm 2004, có sự tăng trưởng lớn về dư nợ ngoại tệ do chi nhánh giải ngân một số dự án lớn.
Tổng số món bảo lãnh năm 2006 là 373món với tổng giá trị 2,404 tỷ đồng. Gồm: +Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: 45 món với giá trị là 794 tỷ đồng.
+ Bảo lãnh dự thầu: 74 món với giá trị là 39 tỷ đồng. + Bảo lãnh thanh toán: 51 món với giá trị là 7 tỷ đồng. + Bảo lãnh khác: 7 món với giá trị 586 tỷ đồng.
+ Tổng số tiền cho vay bắt buộc: không có.
Số phí thu được từ tổng số món bảo lãnh là 11 tỷ đồng chiếm 68,9% tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ.
● Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế:
- Về kinh doanh ngoại tệ: Năm 2006, doanh số mua ngoại tệ đạt 369 triệu USD, doanh số bán ngoại tệ đạt 372 triệu USD, tăng trên 20% so với thực hiện năm 2005 (trong đó năm 2005 doanh số mua ngoại tệ đạt 299 triệu USD; doanh số bán ngoại tệ đạt 313 triệu USD), đạt xấp xỉ 110% kế hoạch năm 2006. Lãi ròng thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là 212 triệu đồng trong đó đã bù đắp khoản phí mua bán nội bộ của NHNo Việt Nam.
- Về thanh toán quốc tế: Doanh số thanh toán quốc tế đạt 550 triệu USD năm 2006 bằng 124% so với năm 2005 (năm 2005 là 442 triệu USD), đạt 112% kế hoạch
(KH: 491 triệu USD), trong đó chuyển tiền là 98 triệu USD và thanh toán L/C là 452 triệu USD.
- Thanh toán biên giới đạt 3 triệu NDT ngang bằng so với năm 2005, đạt 160% kế hoạch năm 2006 (KH: 1, 875 triệu NDT)
- Chuyển tiền kiều hối năm 2006 là 3,9 triệu USD đạt 205% so với năm 2005 bằng 177% kế hoạch năm 2006 trong đó Western Union là 1,2 triệu USD đạt 388% so với năm 2005, bằng 240% so với kế hoạch năm 2006.
Đánh giá về hoạt động này:
- Doanh số thanh toán quốc tế tăng trưởng so với năm 2005 do chi nhánh triển khai một số dự án lớn của các khách hàng truyền thống; mức tăng trưởng về doanh số góp phần nâng cao vị thế ngân hàng No&PTNT Việt Nam không những trong nước và trên trường quốc tế.
- Doanh số mua bán ngoại tệ vượt so với kế hoạch năm 2006 do chi nhánh đã phối hợp với khách hàng tìm kiếm khai thác được nguồn ngoại tệ từ thị trường tự do, thuyết phục khách hàng thực hiện giao dịch mua kỳ hạn với mục tiêu giữ khách hàng để mang lại lợi nhuận từ việc gửi ký quỹ bằng VNĐ.
- Các nghiệp vụ hạch toán kế toán ngoại tệ, hạch toán chuyển tiền thanh toán biên giới, chuyển tiền kiều hối,…chi nhánh thực hiện kịp thời hoàn thành tốt và không để xảy ra sai sót.
Như vậy, việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh được diễn ra thuận lợi nên đã đem lại thu nhập cho chi nhánh rất nhiều (qua các bảng kết quả kinh doanh về nguồn vốn, về tín dụng của chi nhánh) do nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan đem lại; bên cạnh đó vẫn còn những bất cập như chi nhánh vẫn để nợ quá hạn cao (năm 2005 là 6750 triệu đ, năm 2006 là 9785 triệu đ);…do đó mà thu nhập của chi nhánh không đạt được kế hoạch đề ra một phần do yếu tố khách quan như dự án quá lớn và dài nên không kịp giải ngân.
Chi nhánh đạt được những kết quả trên là do:
+ Chi nhánh Láng Hạ tiếp tục thực hiện các giải pháp tại chỉ thị số 2/2005/CT- NHNN ngày 20/4/2005 của Thống đốc NHNN về việc nâng cao chất lượng tín dụng
phù hợp với khả năng hoạt động vốn và kiểm soát rủi ro; đã bảo đảm an toàn cho các hệ thống và các văn bản triển khai nghiệp vụ ngân hàng; thực hiện các giải pháp mở rộng cho vay gắn với nâng cao chất lượng hiệu quả tín dụng.
+ Thực hiện tốt theo quy định của văn bản số 1700/NHNo- TD về việc chấn chỉnh và nâng cao chất lượng hoạt động huy động và cho vay vốn tại tất cả các chi nhánh; tổ chức phân loại khách hàng theo văn bản số 1261 đối với tất cả các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, thực hiện giảm 5% lãi suất cho vay nhu cầu đời sống; thường xuyên phân tích, xây dựng kế hoạch thu hồi nợ, xử lý nợ tồn đọng để giao chỉ tiêu kế hoạch hợp lý đến từng cán bộ tín dụng; thực hiện tốt quy định về phán quyết cho vay, quy trình thẩm định…
+ Có sự chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả của ban giám đốc và sự phối kết hợp trong tác nghiệp giữa các đơn vị trực thuộc đặc biệt là sự đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao cảu đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ đã góp sức đưa hoạt động kinh doanh tại chi nhánh đạt kết quả.
+ Có chiến lược khách hàng đúng đắn, thông qua quá trình thương lượng, thảo luận để nắm bắt được tâm lý của các đối tượng khách hàng đặc biệt là những khách hàng mới quan hệ lần đầu góp phần mở rộng và nâng cao vị thế của chi nhánh Láng Hạ.
+ Coi trọng công tác tổ chức và đào tạo đội ngũ cán bộ để xây dựng một lực lượng cán bộ giỏi nghiệp vụ chuyên môn, tác phong giao tiếp đạt chuẩn mực quốc tế.
+ Đã tìm kiếm khách hàng có khả năng tài chính tốt, phân loại và đánh giá khách hàng dựa trên nhiều tiêu chí khác, tăng cường chất lượng thẩm định khoản vay, kiểm tra trước và sau khi cho vay, tích cực đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn.
+ Cập nhật nhanh các chương trình mới phục vụ cho công tác thống kê, thông tin báo cáo, thông tin quản lý theo hướng tin học hoá; đảm bảo an ninh hệ thống, an toàn dữ liệu phòng chống virus, chống sao chép các dữ liệu mật trong công ty.
+ Bám sát chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng kinh doanh các ngành, các văn bản của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng nông nghiệp- phát triển nông thôn Việt Nam trong từng thời kỳ phát triển nhằm xây dựng mục tiêu kế hoạch nhiệm vụ phát triển cho chi nhánh.
+ Chi nhánh đã đẩy mạnh việc xử lý nợ: Chi nhánh đã tích cực xử lý nợ khó đòi tồn tại từ những năm trước, mục tiêu của chi nhánh Láng Hạ là không để phát sinh khoản nợ quá hạn mới bằng nhiều biện pháp như: đôn đốc khách hàng trả nợ, phối hợp cùng cơ quan chức năng trong việc xử lý tài sản bảo đảm…
Bên cạnh những mặt chi nhánh đạt được, còn có những mặt còn tồn tại:
- Tổng dư nợ qua các năm thay đổi (năm 2005 giảm 324 tỷ đồng so với năm 2004, còn năm 2006 tăng 181 tỷ đồng so với năm 2005) làm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của chi nhánh mặc dù việc không đạt được kế hoạch đề ra là do một số dự án cho vay dài hạn đã ký hợp đồng tín dụng song chưa giải ngân hết trong năm. Bên cạnh đó nợ xấu vẫn gia tăng (dựa vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm) do một số khách hàng không đủ khả năng trả nợ trước hạn chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay tiêu dùng và đời sống.
- Công tác đầu tư cho vay tuy đã chú trọng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay hộ sản xuất, cho vay tiêu dùng nhưng tỷ trọng cho vay còn quá thấp; chưa có sự thay đổi nhiều trong cơ cấu cho vay. Dư nợ đối với thành phần kinh tế quốc doanh cao (chiếm 79% tổng dư nợ).
- Trình độ công nghệ tin học của một bộ phận cán bộ còn thấp (trình độ tin học cử nhân không nhiều chỉ có 3 người), mặc dù có nhiều người có trình độ nhưng không cao, còn hạn chế do công nghệ hiện đại luôn thay đổi các cán bộ tín dụng chưa kịp thời bồi dưỡng các nghiệp vụ đó; gây khó khăn cho việc áp dụng các dịch vụ mới, các hình thức huy động cũng như các quá trình thanh toán mới vào ngân hàng. Họ chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên việc tiếp nhận phân tích thông tin còn hạn chế khiến cho công tác dự báo, dự đoán chưa được chuẩn xác.
- Chất lượng tín dụng chưa cao, nợ xấu tăng so với năm 2005 chủ yếu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do gặp khó khăn trong vấn đề tài chính, làm ăn thua lỗ, không thu được tiền hàng.
- Các dịch vụ thanh toán vẫn giữ vai trò chính mang lại thu nhập dịch vụ cho chi nhánh, chưa có các dịch vụ mới mang tính đột phá, nghiệp vụ thẻ tín dụng mới dừng ở mức giới thiệu, chưa có nhiều điểm chấp nhận thẻ, chưa có sự phát triển mang tính hệ thống.
- Về trình độ, công nghệ thấp chưa có nhiều dịch vụ hiện đại, chi nhánh cung cấp cho khách hàng vẫn là những dịch vụ truyền thống (tiền gửi, cho vay, ngân quỹ) việc ứng dụng công nghệ và ebanking trong hoạt động ngân hàng bán lẻ còn hạn chế; một số dịch vụ ngân hàng hiện đại mới bước đầu được triển khai thử nghiệm cung cấp cho một số khách hàng.
- Một số cán bộ tín dụng nhận định sai lầm về khách hàng và rủi ro tín dụng, cho vay một số đơn vị thiếu hồ sơ pháp lý hoặc có tình hình tài chính khó khăn chưa đảm bảo điều kiện vay vốn. Việc thẩm định, xây dựng cho vay còn sơ sài, chưa sát với hiệu quả thực tế của dự án; kiểm tra các chứng từ trước và sau khi cho vay còn mang nặng tính hình thức, liệt kê.
- Công tác quản trị của chi nhánh còn yếu kém, lạc hậu và nó chưa tương xứng với sự phát triển về quy mô, nghiệp vụ kinh doanh hiện đại, chưa đổi mới theo phương thức quản lý tập trung nên chưa giám sát và xử lý kịp thời rủi ro phát sinh.