Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng tín dụng và việc giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Đề tài: " Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng No& PTNT Láng Hạ. " pps (Trang 25 - 30)

việc một cá nhân hay pháp nhân dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho khoản vay tại ngân hàng. Thế chấp tài sản phải làm thành văn bản dưới hình thức hợp đồng thế chấp tài sản, phải được cơ quan công chứng nhà nước chứng thực. Trong hợp đồng đó phải ghi rõ khối lượng, giá trị tài sản thế chấp, thời hạn thế chấp, phương thức xử lý tài sản thế chấp…Nếu số tiền phát mại tài sản thế chấp không đủ để trả nợ cho ngân hàng bằng các nguồn tài sản khác. Nếu bên đi vay không đủ trả nợ cho ngân hàng có quyền khởi kiện bên vay trước pháp luật.

Cầm cố trong quan hệ hợp đồng tín dụng ngân hàng là việc người đi vay dùng số động sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho khoản tiền vay ngân hàng. Về phía ngân hàng, hoạt động dịch vụ cầm cố là một hình thức cho vay bằng biện pháp cầm cố mà bên nhận cầm cố buộc người có tài sản cầm cố phải giao vật cầm cố là tài sản của mình cho bên nhận cầm cố quản lý, để làm vật bảo đảm trả nợ một khoản tiền cầm cố khi người có tài sản cầm cố hoặc người bảo lãnh không trả được nợ. Cũng như thế chấp việc cầm cố phải được lập thành văn bản và phải được cơ quan Công chứng Nhà nước chứng thực.

3. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng tín dụng và việc giải quyết tranh chấp chấp

Trong quan hệ tín dụng ngân hàng giữa tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng nếu có tranh chấp nảy sinh thì các bên tự dàn xếp và thương lượng. Trường hợp các bên không tự giải quyết được với nhau thì được quyền đưa tranh chấp đó giải quyết tại toà án kinh tế hoặc trọng tài kinh tế phi Chính phủ.

3.1. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng tín dụng

Vi phạm hợp đồng tín dụng là hành vi của một bên hoặc cả hai bên tham gia hợp đồng, cố ý hoặc vô ý làm trái các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Các điều kiện sau bị coi là vi phạm hợp đồng tín dụng:

- Người thực hiện hành vi phải là các bên tham gia hợp đồng tín dụng.

- Hành vi đó trái với các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Hành vi làm trái với cam kết trong hợp đồng tín dụng thường là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết. Để chứng minh một hành vi rõ ràng là trái với cam kết trong hợp đồng tín dụng, bên có quyền lợi bị xâm hại bởi hành vi đó phải dẫn chứng, đồng thời phải chứng minh rằng người đó đã thực hiện hành vi trái với những cam kết của chính họ trong hợp đồng tín dụng.

- Bên thực hiện hành vi có một lỗi xác định là cố ý hoặc vô ý. Bên có quyền lợi bị xâm hại cần chứng minh được bên đối tác đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ như cam kết là cơ sở để xác định lỗi của người đó. Còn bên bị xem là có hành vi trái với cam kết trong hợp đồng tín dụng chỉ được giải thoát trách nhiệm khi không có lỗi.

- Hành vi đó nhằm xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên đối ước, hoặc xâm hại tới các lợi ích khác như lợi ích chung của toàn xã hội, lợi ích của các tổ chức tín dụng và cá nhân khác.

3.2. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng

Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng là tình trạng pháp lý của quan hệ hợp đồng tín dụng, trong đó các bên thể hiện sự xung đột hay bất đồng ý chí với nhau về những quyền và nghĩa vụ hoặc lợi ích phát sinh từ hợp đồng tín dụng. Một hợp đồng tín dụng chỉ được coi là có tranh chấp khi sự xung đột, bất đồng về quyền lợi giữa các bên tham gia hợp đồng được thể hiện ra bên ngoài.

Cần xác định thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp hợp đồng tín dụng: Thời hiệu khởi kiện là thời hạn do pháp luật quy định để cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Theo khoản 1- điều

31- pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định “người khởi kiện phải làm đơn yêu cầu toà án giải quyết các vụ án kinh tế trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày phát sinh tranh chấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Đối với hợp đồng tín dụng hiện nay có hai quan điểm khác nhau về vấn đề xác định thời hạn khởi kiện:

- Thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp hợp đồng tín dụng được áp dụng đối với các tranh chấp hợp đồng kinh tế theo quy định tại thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 7-01-1995 của toà án nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp hợp đồng tín dụng được vận dụng trong hai trường hợp sau:

+ Nếu hợp đồng tín dụng có quy định thời hạn phải chịu lãi chậm trả thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày liền sau ngày hết hạn lãi chậm trả. Đối với hợp đồng tín dụng càng chặt chẽ hơn và bao giờ cũng thể hiện rõ thời hạn trả nợ cụ thể cùng với lãi suất vay.

+ Nếu hợp đồng tín dụng không quy định thời hạn phải chịu lãi chậm trả thì thời hiệu khởi kiện không hạn chế. Việc hai bên xác lập một khế ước vay vốn đã hình thành mối quan hệ gắn liền với khối tài sản vay cũng như tài sản khác nhằm bảo đảm việc vay vốn. Việc các thành phần kinh tế tham gia vay vốn của ngân hàng là hoàn toàn tự nguyện nhưng phải hội đủ các điều kiện cần thiết. Nếu các chủ thể vay vốn không thực hiện nghĩa vụ hoàn vốn và lãi phát sinh thì có thể bị cưỡng chế phát mãi tài sản bằng các biện pháp do luật định hoặc được quyền khởi kiện đến toà án. Do vậy, không thể đặt vấn đề thời hiệu khởi kiện đối với loại tranh chấp kinh tế đặc biệt này.

Quan điểm cho rằng nếu hợp đồng tín dụng không quy định thời hạn phải chịu lãi chậm trả thì thời hiệu khởi kiện không hạn chế dựa trên lập luận: Trong hợp đồng tín dụng hai bên đã thoả thuận nợ đến hạn không trả được thì chuyển thành nợ quá hạn và phải chịu lãi suất chậm trả. Như vậy, nghĩa vụ thanh toán đã được hai bên thoả thuận kéo dài. Sự thoả thuận đó trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng nên

không thể coi là hết thời hiệu khởi kiện. Trong hệ thống các văn bản pháp luật chuyên ngành về tín dụng, không có quy định: nếu hợp đồng tín dụng không quy định thời hạn phải chịu lãi chậm trả thì thời hiệu khởi kiện không hạn chế. Quan hệ hợp đồng tín dụng vừa chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hợp đồng kinh tế, vừa chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật chuyên ngành về tín dụng. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng tín dụng chính là thời hạn cho vay ghi trong hợp đồng. Có thể là ngắn hạn, trung hạn, dài hạn tuỳ từng khoản vay cụ thể, phù hợp với quy định tại khoản 1- điều 12- Nghị định số 17/NĐ-HĐBT ngày 16-1- 1990 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế và quy định tại khoản 3- điều 6 của thể lệ tín dụng trung, dài hạn ban hành kèm theo Quyết định số 367/QĐ- NH ngày 21-12-1995 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về nguyên tắc tín dụng.

Việc ngân hàng và bên vay thoả thuận nợ đến hạn không trả được thì chuyển thành nợ quá hạn và phải chịu lãi suất chậm trả là biện pháp chế tài áp dụng đối với bên vay khi vi phạm hợp đồng tín dụng thực hiện không đúng hợp đồng về thời hạn trả nợ.Trong trường hợp không có quy định của pháp luật, các bên có quyền thoả thuận về mức tiền phạt; quá hạn bên vay chưa trả hết nợ thì vẫn phải có nghĩa vụ tiếp tục trả nợ vay còn lại, đồng thời chịu phạt dưới hình thức trả lãi suất nợ quá hạn. Vì ngân hàng là đơn vị hoạt động kinh doanh tiền tệ, huy động vốn để cho vay nên việc bên vay không trả nợ đúng hạn đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, nếu quá hạn trả nợ mà ngân hàng và bên vay không có thoả thuận khác thì ngày liền sau ngày hết thời hạn vay ghi trong hợp đồng chính là thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện.

Việc áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với loại hợp đồng này là nhằm bảo đảm tính thống nhất của pháp luật, nhưng không làm phương hại đến lợi ích nhà nước. Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại rất quan tâm và chú ý đến thời hạn khởi kiện hợp đồng tín dụng. Bởi vì, chỉ có trong thời hạn khởi kiện còn hiệu lực của hợp đồng tín dụng, thì ngân hàng mới được thực hiện quyền khởi kiện khách hàng vay ra toà án có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Nếu quá thời hạn khởi kiện của hợp đồng tín dụng mà ngân hàng lại khởi kiện khách

hàng để thu hồi nợ, toà án có quyền từ chối thụ lý đơn khởi kiện của ngân hàng để giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tín dụng. Việc ngân hàng khởi kiện khách hàng vay không những làm cho mối quan hệ vốn có giữa ngân hàng và khách hàng xấu đi mà còn có thể chấm dứt mối quan hệ bạn hàng đã được thiết lập. Còn khách hàng có thể phải bán đi một số tài sản để trả nợ cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng nên chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định sản xuất, tiếp tục kinh doanh có lãi để trả nợ ngân hàng.

3.2.1. Hình thức thương lượng

Theo quy định của pháp luật, để giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, các bên có quyền tự thương lượng với nhau về các xung đột, bất đồng trên tinh thần bình đẳng, thiện chí, hợp tác và cùng có lợi. Hình thức này nhằm tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên và giúp cho các bên tránh được những chi phí không cần thiết do phải khởi kiện ra toà.

3.2.2. Tại trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng trọng tài đối với những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ký kết giữa tổ chức tín dụng với khách hàng mà các bên có thoả yêu cầu cơ quan trọng tài giải quyết.

3.3. Tại toà án

Hợp đồng tín dụng thực chất là hợp đồng kinh tế và nó hội đủ các điều kiện nhưng nó tuỳ thuộc với chủ thể vay vốn cũng như mục đích vay vốn mà khi xảy ra tranh chấp thì có thể giải quyết bằng tố tụng dân sự hoặc tố tụng kinh tế. Như vậy, khi đã xác lập một hợp đồng vay vốn giữa ngân hàng với một pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, khi có tranh chấp xảy ra bằng con đường toà án thì đây là tranh chấp kinh tế do toà án nhân dân giải quyết. Để vụ án giải quyết đúng pháp luật thì khi thụ lý vụ án, toà án cần phải xem xét các điều kiện đó là: người khởi kiện có quyền khởi kiện hay không, thời hạn khởi kiện còn hay hết; để thẩm phán quyết định có thụ lý vụ án kinh tế theo điều 33 hoặc trả lại đơn khởi kiện theo điều 32- Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế. Toà án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự đối

với những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ký kết giữa tổ chức tín dụng với khách hàng mà các bên có thể thoả thuận về việc yêu cầu toà án giải quyết. Ngoài ra, đối với những tranh chấp từ hợp đồng tín dụng nhưng các bên không có thoả thuận nào về cơ quan giải quyết tranh chấp thì về nguyên tắc, tranh chấp đó cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án theo thủ tục tố tụng dân sự.

CHƯƠNG II:

Một phần của tài liệu Đề tài: " Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng No& PTNT Láng Hạ. " pps (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w