QUY TRÌNH KIỂM TRA BẢO DƯỠNG CƠ CẤU PHANH

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN XE TOYOTA VIOS 2019 (Trang 52)

3.2.1. Chuẩn bị

Vị trí cầu nâng: xe được nâng lên vị trí trung bình, thuận tiện cho việc tháo các bánh xe.

Hình 3.3 Vị trí cầu nâng

Dụng cụ đo: thước đo, panme, đồng hồ so, thước cặp, tủ dụng cụ.

Chuẩn bị khăn lau, găng tay, mỡ bôi trơn, dầu phanh

3.2.2. Quy trình tháo lắp

Bước Nội dung Hình ảnh minh họa

Bước 1 Tháo bánh xe

Bước 2 Lau khô các bề mặt bị dính dầu nếu có

Bước 3

Tháo bu lông và miếng đệm để tháo đường ống dầu ra khỏi cụm xi lanh

Bước 4

Tháo 2 bu lông và cụm xi lanh phanh ra khỏi giá đỡ

xi lanh

Bước 5 Tháo 2 má phanh ra khỏi giá đỡ xi lanh phanh

Bảng 3.1 Quy trình tháo lắp cơ cấu phanh

3.2.3. Kiểm tra và thay thế

Kiểm tra má phanh.

Sử dụng thước đo để đo độ dày của má phanh. Chắc chắn rằng má phanh mòn đều.

Nếu má phanh có chiều dày bằng hoặc nhỏ hơn độ dày tối thiểu cho phép, cần phải thay thế má phanh mới.

Các bước thay thế má phanh:  Bước 1: Tháo càng phanh.

 Bước 2: tháo 2 má phanh cùng với đệm chống ồn.

Chú ý rằng khi thay má phanh mòn, tấm chống ồn và miếng báo mòn phải được thay thế cùng với má phanh.

 Bước 3: Bôi mỡ vào tấm chống ồn và lắp nó lên má phanh mới.

 Bước 4: Lắp 2 má phanh cùng với tấm chống ồn.chắc chắn rằng không có dầu hay mỡ trên bề mặt ma sát của má phanh hay đĩa phanh.

 Bước 5: Dùng cán búa hay vật tương tự ấn pít tông phanh vào.  Bước 6: Lắp càng phanh.

 Kiểm tra đĩa phanh.

Kiểm tra các hư hỏng, mòn trên bề mặt đĩa phanh.

Nếu đĩa phanh bị những vết xước sâu hoặc bị cong vênh thì cần được thay thế, những vết xước nhẹ hoặc những rãnh nhỏ bình thường sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của phanh. Thay đĩa phanh mới nếu nó mòn quá giới hạn cho phép.

 Chiều dày của đĩa phanh: dùng panme đo chiều dày đĩa phanh

Hình 3.4 Dùng panme đo chiều dày đĩa phanh

- Nếu chiều dày đĩa phanh nhỏ hơn chiều dày tiêu chuẩn, cần phải thay đĩa phanh mới, trong quá trình sử dụng cần phải vệ sinh kiểm tra độ dày má phanh định kì.

3.3. QUY TRÌNH THAY XILANH PHANH CHÍNH

Hình 3.5 Các chi tiết cụm xilanh phanh chính

1: Pittong với cuppen; 2: Phanh hãm; 3: Bulong hãm; 4: Gioăng; 5: Nắp bình chứa; 6: Xilanh phanh chính; 7: Gioăng chữ O

Tháo xylanh phanh chính ra khỏi xe, tháo rời nó và thay píttông cùng với các cuppen.

Nếu khu vực lắp cuppen bên trong xylanh phanh chính bị biến chất, có thể xảy ra rò rỉ dầu và áp suất dầu có thể bị mất, nó có thể dẫn đến mất hiệu quả phanh.

QUY TRÌNH XẢ DẦU PHANH:

Hình 3.6 Xả dầu phanh 1: Xilanh; 2: Giẻ

- Rải một miếng giẻ bên dưới xylanh phanh chính sao cho dầu phanh không bám vào bất kỳ chi tiết hay bề mặt sơn nào thậm chí nếu nó bắn ra.

- Dùng xylanh, rút dầu phanh ra khỏi bình chứa của xylanh phanh chính.

THÁO XILANH PHANH CHÍNH RA KHỎI XE:

Hình 3.7 Tháo Xilanh phanh chính

1: SST (cờ lê đai ốc dầu phanh); 2: Đai ốc nối; 3: Giẻ

Nếu dùng cờ lê nới lỏng ống phanh, nó có thể làm hỏng đai ốc bắt ống dầu phanh.

THAY BỘ PHỤ KIỆN CỦA XILANH PHANH CHÍNH:

Hình 3.8 Thay bộ phụ kiện xilanh phanh chính

1 - Êtô; 2 - Tấm nhôm; 3 – Píttông; 4 - Bulông hãm; 5 - Phanh hãm; 6 - Kìm tháo phanh hãm; 7 – Giẻ

Đầu tiên cần tháo rời các chi tiết của xylanh phanh chính:

Bước 1: Kẹp phần lắp bộ trợ lực của xylanh phanh chính lên êtô giữa các tấm nhôm mềm

Bước 2: Ấn píttông và tháo bulông hãm píttông và phanh hãm

Hình 3.9 Tháo pittong ra khỏi xilanh

Bước 3: Kéo píttông số 1 thẳng ra khỏi xylanh.

Bước 4: Đặt mặt bích của xylanh phanh chính vào lòng bàn tay của bạn hay gập miếng giẻ lại và đặt lên trên một miếng gỗ rồi cẩn thận gõ cho đến khi đầu của píttông số 2 bật ra.

Bước 5: Khi đầu của píttông bật ra, kéo píttông thẳng ra

XẢ KHÍ XILANH PHANH CHÍNH:

Hình 3.10 Đổ dầu phanh

Bước 1: Kẹp phần lắp bộ trợ lực của xylanh phanh chính lên êtô giữa các tấm nhôm mềm.

Bước 2: Đổ dầu phanh vào bình chứa đến mức max

Hình 3.11 Thao tác xả khí xilanh phanh chính

Bước 3: Ấn pittong vào và giữ nó ở vị trí đó

Bước 4: Bịt đầu ra của xylanh phanh chính bằng ngón tay, trả píttông về và thả ngón tay ra

Bước 5: Lặp lại bước (3) và (4) cho đến khi dầu chảy ra khỏi đầu ra. Bước 6: Lau sạch dầu phanh bắn ra

LẮP XILANH CHÍNH:

Hình 3.12 Lắp xilanh chính

3.4. QUY TRÌNH THAY DẦU, XẢ KHÍ

Ta có quy trình xả khí như sau

Tháo mũ (nắp) cao su ra khỏi van thông của cơ cấu xy lanh bánh xe rồi chụp lên van một ống cao su còn đầu kia của ống thì đặt vào một hộp hay một chai chứa dầu phanh không ít hơn 0,2 lít.

Đạp bàn phanh cho đến khi nào có cảm giác phanh có tác động thì vặn van xả ra khoản 1/2-3/4 vòng ren (chú ý vặn từ từ) làn như thế nhiều lần cho đến khi không khí trong hệ thống được xả hết thì thôi.

Trong khi xả khí ra khỏi hệ thống thì ta đạp bàn đạp phanh nhanh còn khi nhả bàn đạp phanh thì nhả từ từ.

Đạp phanh xong ta giữ nguyên chân phanh lúc siết chặt van xả tháo ống ra sau đó đậy nắp lại.

Ta xả không khí ra khi hệ thống qua van xả với tất cả các bánh xe theo một nguyên tắc là xả các cơ cấu phanh bánh xe vị trí xa nhất rồi tiến hành với cơ cấu phanh bánh xe gần xy lanh chính.

Khi xả không khí ra khi hệ thống cần đổ thêm dầu vào bình chứa và mức dầu ở mức Max.

Ngoài quy trình trên hiện nay ta có thể thực hiện việc xả khí nhờ dụng cụ hỗ trợ. [6]

Hình 3.13 Xả khí dầu phanh dùng máy nén khí

1-Bộ thay dầu phanh; 2-Ống bộ thay dầu phanh; 3-Nút xả khí; 4-Máy nén khí; 5-Bọt khí

Lưu ý: Trong quá trình xả khí, cẩn thận không để dầu phanh trong xi lanh phanh chính bị hết.

3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

- Sau một thời gian sử dụng hệ thống phanh, việc kiểm tra, bảo dưỡng định kì hệ thống vô cùng quan trọng, giúp vận hành êm ái và đảm bảo an toàn cho chính người ngồi trên xe.

- Quy trình kiểm tra một số lỗi hư hỏng thường gặp sẽ giúp người lái nhận biết phanh có bị hư hỏng hay không, cần thực hiện theo đúng thứ tự, đúng cách.

- Khi việc kiểm tra đúng cách sẽ mang lại cảm giác lái tự tin, yên tâm và an toàn cho người lái xe.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian tìm hiểu, thu thập tài liệu cùng với sự hướng dẫn tận tình, giúp đỡ của TS. Vũ Hải Quân cùng các thầy giáo trong khoa công nghệ ô tô đến nay đề tài: “Nghiên cứu hệ thống phanh ABS trên xe Toyota Vios 2019” đã hoàn thiện bao gồm các nội dung chính sau:

Chương 1: Tổng quan về hệ thống phanh trên ô tô

Chương 2: Phân tích đặc điểm cấu tạo, nguyên lí hoạt động của hệ thống phanh trên xe Toyota Vios 2019

Chương 3: Quy trình kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh

Qua đây chúng ta có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của hệ thống phanh ABS, là hệ thống phanh điều khiển điện tử có tính năng ngăn ngừa hãm cứng bánh xe trong những tình huống khẩn cấp cần giảm tốc. Điều này sẽ tránh được hiện tượng văng trượt đồng thời giúp người lái kiểm soát hướng lái dễ dàng hơn. Đảm bảo ổn định cho thân xe ô tô.

Cũng chính vì thế mà hiện nay hệ thống phanh ngày càng được cải tiến, nâng cấp, tiêu chuẩn về thiết kế chế tạo và sử dụng hệ thống phanh ngày càng nghiêm ngặt và chặt chẽ góp phần giảm thiểu số tai nạn xe hơi trên toàn thế giới.

Trong thời gian làm đề tài, em đã có rất nhiều cố gắng, tích cực, chủ động học hỏi tuy nhiên do trình độ và khả năng còn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo của thầy giáo và các bạn để đồ án hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Vũ Hải Quân và các thầy trong khoa công nghệ ô tô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đồ án.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Văn Anh (2019), Giáo trình kết cấu ô tô, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ.

[2] Nguyễn Thanh Quang-Phạm Văn Thoan-Trần Phúc Hòa-Lê Văn Anh (2017), Giáo trình lí thuyết ô tô, NXB Khoa học và Kĩ thuật.

[3] Nguyễn Hoàng Việt (2003), Bộ điều chỉnh lực phanh -hệ thống chống

hãm cứng bánh xe khi phanh ABS, Trường Ðại Học Ðà Nẵng.

[4] Nguyễn Khắc trai (2010), Kết cấu ô tô, NXB Bách khoa Hà Nội.

[5] Nguyễn Huy Chiến (2019), Nghiên cứu hệ thống phanh trên xe Toyota

Vios, NXB Đại học Công Nghiệp Hà Nội.

[6] Lê Văn Anh (2015), Giáo trình kĩ thuật bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, NXB Khoa học và Kĩ thuật.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN XE TOYOTA VIOS 2019 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)