Sự thay đổi trạng thái không khí của sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp mùa hè được trình bày trên đồ thị t-d (hình 4.2).
40 Trong đó:
- Điểm T, N lần lượt là trạng thái không khí trong phòng và ngoài trời.
- Điểm N’ là trạng thái không khí sau khi qua bộ tái hồi nhiệt từ gió thải HRW - Điểm N’’ là trạng thái không khí sau khi qua PAU.
- Điểm H là trạng thái hòa trộn giữa không khí tươi và không khí tuần hoàn. - Điểm V là trạng thái không khí trước khi cấp vào phòng điều hòa.
- Điểm C, S lần lượt là điểm đọng sương của phòng và của thiết bị.
Các bước xác định trạng thái điểm nút trên đồ thị t-d:
- Xác định toàn bộ lượng nhiệt thừa hiện và ẩn của không gian điều hoà do gió tươi mang vào;
- Xác định tổng lượng nhiệt hiện; - Xác định tổng lượng nhiệt ẩn;
- Xác định tổng lượng nhiệt ẩn và thừa của không gian cần điều hoà; - Xác định hệ số đi vòng BF ;
- Tính: hf, ht, hef ; - Xác định các điểm:
Điểm trong nhà: T (tT (0C) ; φT (%)) ( nhiệt độ và độ ẩm của không khí trong nhà xác định tùy theo công năng phòng)
Điểm bên ngoài: N (tN = 34,6 0C ; φN = 65 %)
Điểm sau bộ tái hồi nhiệt gió thải HRW: N’ (tN’-DB = 26,920C, t N’-WB= 26,87 0C) Điểm sau PAU: N’’ (tN’’-DB = 210C, t N’’-WB = 20,4 0C)
Điểm gốc: G (24 0C; φ = 50%)
- Qua T kẻ đường song song với G - hef cắt φ = 100% tại S, ta xác định được nhiệt độ đọng sương tS .
- Qua S kẻ đường song song với G - ht cắt đường NT tại H, ta xác định được điểm hoà trộn H.
- Qua T kẻ đường song song với G - hf cắt đường SH tại O. Khi bỏ qua tổn thất nhiệt từ quạt gió và từ đường ống gió ta có V O là điểm thổi vào.
41