❖ Hút khói hành lang phòng khách sạn
Tham khảo: TCVN 5687: 2020. Phụ lục L
B: chiều rộng của cánh cửa lớn hơn mở từ hành lang hay sảnh vào cầu thang hay ra ngoài nhà, B = 1 (m)
H: là chiều cao của cửa đi, khi chiều cao lớn hơn 2,5m thì lấy H = 2,5m. Chọn H = 2,1 (m)
Kd: là hệ số thời gian mở cửa đi kéo dài tương đối từ hành lang ra cầu thang hay ra ngoài nhà trong giai đoạn cháy.
Kd = 1 nếu lượng người thoát nạn trên 25 người qua một cửa. Kd = 0,8 nếu số người thoát nạn dưới 25 người đi qua một cửa. Chọn Kd = 1
n: là hệ số phụ thuộc vào chiều rộng tổng cộng của các cánh lớn cửa đi mở từ hành lang vào cầu thang hay ra ngoài trời khi có cháy, tra và nội suy theo bảng 5.1 ta có
Ta có B=1m nội suy ta được hệ số n=0,873 cho nhà công cộng, hành chính
Bảng 5.1. Hệ số phụ thuộc vào chiều rộng
Hệ số n tương ứng với chiều rộng B
Building Type 0,6m 0,9m 1,2m 1,3m 2,4m
Nhà ở 1,00 0,82 0,70 0,51 0,41
82 Lưu lượng khối lượng khói G1 [kg/h] cần phải hút thải ra khỏi hành lang khi có cháy được xác định bằng công thức: theo Phụ lục L [2]
+ Cho nhà ở: 𝐺 = 3240𝐵𝑛𝐻1.5
+ Cho nhà công cộng: 𝐺 = 4300𝐵𝑛𝐻1.5𝐾𝑑 = 11424 (kg/h) + Khối lượng riêng của khói ở nhiệt độ 3000C: 0,612 (kg/m3) + Lưu lượng thể tích khói: 18667 (m3/h) = 5185,2 (l/s)
+ Hệ số an toàn: 30%
+ Lưu lượng khói cần phải hút: 5185,2 x 1,3 = 6740,76 (l/s)
So với hệ thống hút khói hành lang của công trình đã nêu thì có khoảng chênh lệch là 20%