Cấu tạo hệ thống treo trên HONDA CRV 1.5L 2018

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống theo honda CRV 1 5l 2018 đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 32)

v. Các nội dung chính của đề tài

2.3. Cấu tạo hệ thống treo trên HONDA CRV 1.5L 2018

2.3.1. Hệ thống treo trên HONDA CRV 1.5L 2018

Hình 2.7. Sơ đồ hệ thống treo trên Honda CRV 1.5L 2018. 2.3.2. Hệ thống treo trước

Hệ thống treo trước trên Honda CRV 1.5L 2018 sử dụng là loại hệ thống treo độc lập kiểu MacPherson. Hệ thống treo MacPherson cấu tạo cơ bản gồm ba bộ phận chính: Giảm chấn thủy lực, lò xo và đòn ngang dẫn hướng.

Ưu điểm:

⚫ Sử dụng ít linh kiện hơn, giúp cho việc sửa chữa bảo dưỡng đơn giản và tiết kiệm hơn.

⚫ Với việc thường sử dụng cho cầu trước, hệ thống treo này giúp giảm khối lượng phần đầu xe, giải phóng không gian cho khoang lái.

Nhược điểm: Bánh xe lắc ngang so với mặt đường dẫn đến độ chụm của xe dễ bị lệch hơn nên cần đi kiểm tra góc đặt bánh xe nhiều hơn.

Đặc điểm : Hệ thống treo kiểu MacPherson chỉ có 2 điểm kết nối giữa khung xe với các chi tiết của hệ thống treo. Bộ phận giảm chấn là phần dẫn hướng của hệ thống chỉ còn một đòn dưới (càng dưới) gắn với trục bánh xe. Bộ lò xo cùng giảm chấn gắn với khung xe qua ụ cao su hạn chế hành trình ở điểm trên. Hệ thống treo kiểu MacPherson mới có lò xo được đặt lệch đi so với giảm chấn và nghiêng vào phía trong, còn những ụ cao su giảm chấn ở khớp tiếp xúc với khung được giữ nguyên. Những thay đổi này làm giảm đáng kể ma sát và độ mài mòn trong giảm chấn.

Hình 2.8. Hệ thống treo trước của HONDA CRV 1.5L 2018.

1.Giảm chấn và lò xo 2.Thanh ổn định

3.Thanh nối thanh ổn định

4.Khớp nối/Moay-ơ/Vòng bi bánh xe 5.Đòn ngang dưới 1 2 3 4 5

2.3.3. Hệ thống treo sau

Hệ thống treo sau sử dụng trên Honda CRV 1.5L 2018 là loại hệ thống treo độc lập kiểu đa liên kết. Hệ thống treo đa liên kết là một sự cải tiến của hệ thống treo tay đòn kép.

Ưu điểm:

⚫ Đảm bảo sự tiếp xúc của bánh xe với mặt đường tốt nhất trong các loại hệ thống treo.

⚫ Góc Camber và Caster có thể điều chỉnh mà không ảnh hưởng lẫn nhau khiến quá trình điều chỉnh góc đặt bánh xe dễ dàng hơn.

⚫ Giúp tăng khả năng lái và kiểm soát xe trên các loại địa hình khác nhau.

Nhược điểm: Cấu tạo phức tạp của treo đa liên kết dẫn đến giá thành để sản xuất khá cao. Việc bảo hành, thay thế sửa chữa cũng sẽ mất nhiều thời gian và khó khăn hơn. Đặc điểm: Hệ thống này không chỉ sử dụng một đòn treo như trên MacPherson hay hai đòn treo như trên hệ thống treo tay đòn kép, mà có tới 4 đòn treo (cả đòn ngang và đòn dọc). Mục đích của mỗi liên kết là hạn chế hoặc ngăn trục đi theo bốn bậc tự do: Trái, phải, tiến và lùi. Mỗi đòn treo được gắn trên các khớp nối đặc biệt (bản lề nằm ở hai đầu đòn treo) và chỉ có thể di chuyển theo phương thẳng đứng trong quá trình chuyển động của hệ thống treo. Kết hợp với nhau, các cấu trúc thành phần đặt bánh xe ở điểm mong muốn và tạo thành một khung cứng nhưng có thể chuyển động được gắn với trục, ngăn không chỉ chuyển động tự do của trục sau mà còn tạo ra động học cần thiết của các bộ phận chuyển động của hệ thống treo của ô tô.

Hình 2.9. Hệ thống treo sau của HONDA CRV 1.5L 2018.

1.Giảm chấn 2.Lò xo

3.Thanh ổn định và thanh nối thanh ổn định 4.Đòn trên 5.Đòn A dưới 6.Đòn B dưới 7.Đòn kéo 1 2 3 4 5 6 7

2.3.4. Chức năng và nguyên lí hoạt động các bộ phận của hệ thống treo 2.3.4.1. Thanh ổn định 2.3.4.1. Thanh ổn định

Thanh ổn định ngang có tác dụng làm giảm góc nghiêng ngang thân xe, tức là làm tăng tính chất chuyển động ổn định của ô tô khi quay vòng hoặc chuyển động trên đường không bằng phẳng.

Khi xe chuyển động trên đường không bằng phẳng hoặc quay vòng, dưới tác dụng của lực bên (lực ly tâm, gió bên,..), phản lực thẳng đứng của hai phần tử đàn hồi trên một cầu thay đổi, một bên tăng tải và một bên giảm tải gây nên sự nghiêng thân xe. Thanh ổn định ngang lắp trên ô tô được xem là bộ phận đàn hồi phụ với chức năng hạn chế sự nghiêng thân xe. Với các ô tô có yêu cầu cao về tiện nghi đòi hỏi bộ phận đàn hồi (nhíp lá, lò xo, thanh xoắn,...) có độ cứng nhỏ để tăng sự êm dịu. Dẫn đến khả năng gây nên mômen chống lật của bộ phận đàn hồi chính nhỏ, vì vậy cần thiết thêm vào hệ thống treo thanh ổn định ngang.

2.3.4.2. Các đòn treo

Các đòn treo giúp hạn chế, ngăn trục đi theo các phương: Tiến, lùi, trái phải làm phá vỡ quan hệ động học của bánh xe với mặt đường. Các đòn treo chỉ cho phép chuyển động lên và xuống của hệ thống treo trong khi vẫn giữ các bánh xe trên mặt đường. Cho phép bánh xe chuyển động theo phương thẳng đứng khi đi vào các đoạn đường mấp mô mà vẫn giữ được quan hệ động học với mặt đường. Chức năng khác là liên kết các bộ phận như khớp nối moay-ơ, khung xe lại với nhau.

2.3.4.3. Giảm chấn

Trên Honda CRV 1.5L 2018 giảm chấn được sử dụng là loại giảm chấn thủy lực 2 chiều

Chức năng chính của giảm chấn là dập tắt các dao động của xe. Ở hành trình bánh xe dịch chuyển đến gần khung vỏ (gọi là hành trình nén của giảm chấn), giảm chấn giảm bớt xung lực va đập truyền từ bánh xe lên khung. Ở hành trình bánh xe đi xa khung vỏ (gọi là hành trình trả của giảm chấn), giảm chấn giảm bớt xung lực va đập của bánh xe trên nền đường, tạo điều kiện đặt êm bánh xe trên nền và giảm bớt phản lực truyền ngược từ mặt đường tới thân xe.

Hình 2.12. Cấu tạo của giảm chấn 2 ống.

1. Cần pít-tông 2. Vỏ 3. Bạc lót 4. Buồng dầu 5. Ống ngoài 6. Ống trong 7. Van một chiều 8. Van chính 9. Pít-tông 10. Lò xo 11. Van đế

2.3.4.4. Lò xo

Lò xo là bộ phận đàn hồi dùng để tiếp nhận và truyền chủ yếu các lực theo phương thẳng đứng, giảm va đập, giảm tải trọng lên khung vỏ và hệ thống truyền động khi ô tô chuyển động thẳng trên đường không bằng phẳng và đảm bảo độ êm dịu cần thiết.

Khi bánh xe đi qua đoạn đường mấp mô, lò xo sẽ nén lại nhanh chóng. Lò xo có xu hướng trở về hình dạng ban đầu do nên nó sẽ giãn ra, nâng thân xe lên phía trên. Tuy nhiên do lò xo tích lũy năng lượng trong quá trình nén nên nó sẽ giãn ra quá chiều dài ban đầu để giải phóng năng lượng. Sau đó thân xe chuyển động xuống lại nén lò xo lại. Quá trình này lặp đi lặp lại được gọi là sự dao động của lò xo. Biên độ của mỗi lần dao động sẽ nhỏ hơn lần trước, cuối cùng dập tắt hẳn dao động lên xuống của thân xe.

Ưu điểm:

• Trọng lượng nhẹ, kết cấu đơn giản, gọn.

• Mức độ hấp thụ năng lượng trên 1 đơn vị khối lượng lớn hơn nhíp nên rất ưu việt trong việc giảm chấn động, mang lại tính êm dịu chuyển động tuyệt vời. Nhược điểm: Bộ phận giảm chấn loại lò xo trụ là chỉ truyền được tải trọng theo phương thẳng đứng mà không truyền được lực dọc ngang và cũng không dẫn hướng được bánh xe nên phải bố trí thêm bộ phận dẫn hướng dẫn đến kết cấu phức tạp, đắt tiền, khó khăn trong việc bảo dưỡng sửa chữa.

Đường kình Chiều cao Đường kính dây thép Số bước lò xo

CHƯƠNG 3: KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỮA CHỮA HỆ THỐNG TREO. 3.1. Kiểm tra

3.1.1. Kiểm tra góc đặt bánh xe

3.1.1.1. Yêu cầu trước khi cân chỉnh - kiểm tra Bảng 3.1. Những yêu cầu trước khi cân chỉnh - kiểm tra Bảng 3.1. Những yêu cầu trước khi cân chỉnh - kiểm tra

STT Các yêu cầu

1 Nhả phanh đỗ để tránh đo không chính xác.

2 Đảm bảo hệ thống treo không bị thay đổi, không bị biến dạng.

3 Đảm bảo bình nhiên liệu đầy và lốp dự phòng, kích xe, và các dụng cụ được đặt trong xe.

4 Kiểm tra kích thước lốp xe và áp suất lốp xe theo những thông tin của lốp xe. 5 Xoay vô lăng về vị trí chính giữa để bánh xe ở vị trí thẳng về phía trước. 6 Kiểm tra độ đảo của các bánh xe và lốp xe.

7 Kiểm tra các khớp cầu hệ thống treo: Nâng xe giữ lốp bằng tay và di chuyển bánh xe theo hướng lên, xuống, phải, trái để kiểm tra sự di chuyển.

8 Trước khi kiểm tra độ cân chỉnh, đảm bảo gỡ tất cả vật nặng ra khỏi xe, và trong xe không nên có ai (người lái hoặc hành khách).

9 Hạ thấp xe tới mặt đất. Nhún xe lên và xuống một vài lần để ổn định hệ thống treo.

3.1.1.2. Kiểm tra góc Caster

Bảng 3.2. Quy trình kiểm tra góc Caster

STT Các bước thực hiện Dụng cụ

1 Nâng xe và tháo các chụp bánh xe.

2 Đặt các đồng hồ đo bán kính quay bên dưới các bánh xe trước. 3 Để các tấm ván bên dưới các bánh xe sau có cùng độ dày như các

đồng hồ đo bán kính quay, sau đó hạ thấp xe.

Ván phẳng. 4 Lắp đồng hồ đo góc đặt bánh xe lên moay-ơ bánh xe.

5 Đạp phanh để phanh bánh trước.

6 Quay bánh xe trước 20° ra ngoài, sau đó xoay vít điều chỉnh của đồng hồ đo góc đặt bánh xe sao cho bong bóng ở 0°.

7 Quay bánh xe 20° vào trong sao cho bong bóng ở giữa của đồng hồ đo và đọc số đo góc Caster.

Góc Caster cho phép: 5° 04 ± 30’

• Nếu số đo nằm trong phạm vi thông số kỹ thuật, đo góc Camber bánh trước.

• Nếu số đo không nằm trong phạm vi của thông số kỹ thuật, kiểm tra hư hỏng hoặc cong các thành phần của hệ thống treo.

Đồng hồ đo góc đặt bánh xe bằng thủy lực.

3.1.1.3. Kiểm tra góc Camber

Bảng 3.3. Quy trình kiểm tra góc Camber

STT Các bước kiểm tra Dụng cụ

1 Xoay vô lăng về vị trí chính giữa để các bánh trước về vị trí thẳng phía trước (thẳng lái).

2 Tháo các chụp bánh xe.

3 Lắp đồng hồ đo góc đặt bánh xe lên moay-ơ bánh xe. 4 Đọc góc Camber trên đồng hồ đo.

Góc Camber bánh trước cho phép: −0° 12’ ± 30’ Góc Camber bánh sau cho phép: −1° 12’ ± 45’

⚫ Nếu số đo nằm trong phạm vi thông số kỹ thuật, đo độ chụm.

⚫ Nếu số đo không nằm trong phạm vi thông số kỹ thuật, kiểm tra hư hỏng hoặc cong các thành phần hệ thống treo.

Đồng hồ đo góc đặt bánh xe bằng thủy lực.

3.1.1.4. Kiểm tra độ chụm

Bảng 3.4. Quy trình kiểm tra độ chụm bánh xe

STT Các bước kiểm tra Dụng cụ

1 Xoay vô lăng về vị trí chính giữa để chỉnh các bánh trước về vị trí thẳng phía trước (thẳng lái).

2 Nhả phanh tay.

3 Dùng thước đo độ chụm bánh xe đo độ chụm bánh trước. Tổng độ chụm bánh trước cho phép: A − B = 0 ± 2 mm

• Nếu số đo không nằm trong phạm vi cho phép thì điều chỉnh độ chụm bánh trước.

• Nếu số đo nằm trong phạm vi cho phép, chuyển sang kiểm tra độ chụm bánh sau.

Thước đo độ chụm bánh xe.

4 Dùng thước đo độ chụm bánh xe đo độ chụm bánh sau. Tổng độ chụm lớn nhất: A − B = 4,5 mm

Tổng độ chụm nhỏ nhất: A − B = 1,5 mm

• Nếu số đo nằm trong khoảng phạm vi thông số kỹ thuật, đo góc quay.

Nếu số đo không nằm trong phạm vi thông số kỹ thuật, chuyển sang điều chỉnh độ chụm bánh sau.

Thước đo độ chụm bánh xe.

3.1.1.5. Kiểm tra góc quay

Bảng 3.5. Quy trình kiểm tra góc quay bánh xe

STT Các bước kiểm tra

1 Đặt các đồng hồ đo bán kính quay bên dưới các bánh xe trước.

2 Để các tấm ván bên dưới các bánh xe sau có cùng độ dày như các đồng hồ đo bán kính quay, sau đó hạ thấp xe.

3 Đạp phanh và xoay vô lăng sang trái và phải tương ứng với góc quay vào trong và ra ngoài của bánh xe.

Góc quay:

Hướng vào trong: 37° 40’ ± 2° Hướng ra ngoài: 31° 02’

• Nếu số đo không nằm trong phạm vi thông số kỹ thuật thì điều chỉnh độ chụm bánh trước.

• Nếu độ chụm đúng, nhưng góc quay không nằm trong phạm vi thông số kỹ thuật, kiểm tra hư hỏng hoặc cong các thành phần của hệ thống treo.

3.1.2. Điều chỉnh góc đặt bánh xe

3.1.2.1. Điều chỉnh góc Camber bánh trước

Bảng 3.6. Quy trình điều chỉnh góc Camber bánh trước

STT Các bước thực hiện Hình ảnh Dụng cụ

1 Nâng xe và tháo bánh trước ra.

Tuýp, cầu nâng xe.

2 Tháo cảm biến bánh xe. Cờ lê.

3 Thay bộ đai ốc điều chỉnh Camber (A) mới.

Cờ lê.

4 Siết vừa phải đai ốc (A) và điều chỉnh góc Camber bằng cách điều chỉnh bu-lông (A) sao cho phần dưới của giảm chấn di chuyển như hình.

Cờ lê.

5 Giữ cố định bu lông Camber và siết đai ốc (A) lại đúng lực siết chỉ định.

Cờ lê.

6 Lắp lại cảm biến bánh xe. Cờ lê.

7 Lắp lại bánh xe trước. Tuýp.

8 Hạ xe tới mặt đất, và nhấn phía trước của xe lên và xuống một vài lần để ổn định hệ thống treo.

9 Kiểm tra góc Camber. Nếu góc Camber đúng thì điều chỉnh độ chụm. Đồng hồ đo góc đặt bánh xe bằng thủy lực. (A)

3.1.2.2. Điều chỉnh độ chụm bánh trước

Bảng 3.7. Quy trình điều chỉnh độ chụm bánh trước

STT Các bước thực hiện Dụng cụ

1 Nới lỏng đai ốc hãm thanh nối (A) và giữ thanh nối (B) bằng cờ-lê, quay cả hai đầu thanh nối (C) (quay sao cho đều hai bên bánh xe) cho đến khi độ chụm bánh trước đạt đến thông số kỹ thuật.

Cờ lê.

2 Kiểm tra lại độ chụm bánh trước. Thước đo độ

chụm bánh xe. 3 Sau khi kiểm tra, siết chặt các đai ốc hãm thanh nối tới lực siết

chỉ định. Cờ lê. Hình 3.5. Điều chỉnh độ chụm bánh trước. (A) (B) (C)

3.1.2.3. Điều chỉnh độ chụm bánh sau

Bảng 3.8. Quy trình điều chỉnh độ chụm bánh sau

STT Các bước thực hiện Dụng cụ

1 Giữ bu-lông điều chỉnh (A) trên đòn B dưới để tháo đai ốc tự khóa (C).

Cờ lê

2 Thay đai ốc tự khóa bằng một cái mới.

3 Điều chỉnh độ chụm sau bằng cách xoay bu-lông điều chỉnh đến khi độ chụm đúng.

Cờ lê

4 Kiểm tra lại độ chụm bánh sau.

5 Siết chặt đai ốc tự hãm tới lực siết chỉ định trong khi giữ bu- lông điều chỉnh.

Cờ lê

Hình 3.6. Điều chỉnh độ chụm bánh sau.

(A) (C)

3.1.3. Kiểm tra độ đảo bánh xe

Bảng 3.9. Quy trình kiểm tra độ đảo bánh xe

STT Các bước thực hiện Dụng cụ

1 Nâng xe. Cầu nâng xe

2 Kiểm tra biến dạng lốp xe và mâm xe. 3 Lắp đồng hồ so như hình vẽ.

4 Quay bánh xe để đo độ đảo trục. Lần lượt thực hiện cho các bánh trước và sau: Tiêu chuẩn: 0-0,3 mm.

Đồng hồ so

5 Thiết lập lại đồng hồ số đến vị trí số 0 và lắp đồng hồ so để đo độ đảo hướng tâm bằng như hình vẽ.

6 Quay bánh xe để đo độ đảo hướng tâm. Lần lượt thực hiện cho các bánh trước và sau.

Tiêu chuẩn: 0-0,3 mm.

• Nếu độ đảo bánh xe không nằm trong phạm vi thông số, kiểm tra độ rơ vòng bi bánh xe và đảm bảo bề mặt tiếp xúc giữa đĩa phanh và mặt trong bánh xe sạch sẽ.

• Nếu độ rơ vòng bi nằm trong phạm vi thông số kỹ thuật nhưng độ đảo bánh xe lớn hơn giới hạn thì thay mâm xe.

3.1.4. Kiểm tra độ rơ vòng bi bánh xe

Bảng 3.10. Quy trình kiểm tra độ rơ vòng bi bánh xe

STT Các bước kiểm tra Dụng cụ

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống theo honda CRV 1 5l 2018 đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)