Kết luận, kiến nghị

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) PHƯƠNG PHÁP bồi DƯỠNG học SINH GIỎI hóa học 10 (Trang 45 - 47)

D. Liên kết trong phân tử K2S và CsCl là liên kết ion.

3. Kết luận, kiến nghị

3.1. Kết luận:

Sau một thời gian nghiên cứu tích lũy tôi đã nêu ra được một cách tóm tắt những nội dung sau:

- Một số biện pháp phát hiện học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hoá học.

- Hệ thống và phân loại bài tập hoá học dùng để phát hiện học sinh giỏi hoá học Ưu điểm về mặt sư phạm của đề tài là tính vừa sức của nó, có thể lôi cuốn và gây hứng thú học tập cho đối tượng học sinh. Mục đích cuối cùng là giúp học sinh đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi tỉnh và thi vào đại học.

Thông qua việc nghiên cứu đề tài và những kết quả nghiên cứu ở trên, tôi nhận thấy sâu sắc rằng: Để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kì mới, người giáo viên cần thường xuyên tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao chất lượng chuyên môn, tìm tòi phương pháp dạy học phù hợp với trình độ từng đối tượng học sinh thì mới trang bị được cho học sinh kiến thức cơ bản tốt, tính tích cực trong hoạt động nhận thức và tư duy sáng tạo trong học tập.

Hiện nay với nhiều nguồn thông tin tài liệu tham khảo việc chọn lựa giới thiệu tài liệu, hướng dẫn cách đọc, cách học qua sách tham khảo, sử dụng công nghệ thông tin để cập nhật kiến thức cho học sinh cũng là một yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao kiến thức, bồi dưỡng năng lực nhận thức, năng lực hành động cho học sinh giỏi.

Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng đây chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu, dùnđã cố gắng rất nhiều trong việc biên soạn tập tài liệu này nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót bởi vậy tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện nội dung nghiên cứu của mình trong quá trình giảng dạy tiếp theo.

Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của mình được hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn !

3.2. Kiến nghị

1- Đối với nhà trường

- Cần trang bị cho giáo viên sách tham khảo phù hợp với nội dung chương trình của bộ giáo dục, triển khai có hiệu quả các chuyên đề do sở giáo dục quy định

2- Đối với giáo viên :

- Cần nghiên cứu tích luỹ kiến thức và áp dụng SKKN đạt giải cấp tỉnh vào giảng dạy, cập nhật đổi mới kiến thức và phương pháp phù hợp với thực tiễn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNGĐƠN VỊ ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Hà

TT TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Sách giáo khoa Hóa học lớp 10- do Bộ GĐT phát hành 2 Sách bài tập Hóa học lớp 10- do Bộ GĐT phát hành 3 Nguồn đề thi THPT Quốc gia của Bộ GD

DANH MỤC

CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNGĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC

CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hà

Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo Viên Trường THPT Ba Đình.

Số tt Tên sáng kiến Xếp loại cấp

tỉnh

01 - Năm học 2004 - 2005: Đề tài “Củng cố bài giảng bằng

câu hỏi trắc nghiệm”

được xếp loại B cấp tỉnh.

02 - Năm học 2006 – 2007: Đề tài: “Một số phương pháp

biên soạn bài tập định lượng”

được xếp loại C cấp tỉnh.

03 - Năm học 2007 – 2008: Đề tài: “Sử dụng phương pháp

khái quát hóa trong hoạt động dạy học hoá học để giúp học sinh giải nhanh các bài tập trắc nghiệm”

được xếp loại C cấp tỉnh.

04 - Năm học 2010 – 2011: Đề tài: “Xây dựng hệ thống câu

hỏi để mở rộng kiến thức cho học sinh”

được xếp loại B cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) PHƯƠNG PHÁP bồi DƯỠNG học SINH GIỎI hóa học 10 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w