0,8 mol B 0,7 mol C 0,45mo l D 0,3 mol.

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) PHƯƠNG PHÁP bồi DƯỠNG học SINH GIỎI hóa học 10 (Trang 33 - 36)

- Phạm vi áp dụng:

A. 0,8 mol B 0,7 mol C 0,45mo l D 0,3 mol.

Thí dụ 13: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 13,44 lít H2 (đktc). Mặt khác cũng m gam hỗn hợp trên phản ứng với Cl2 dư thì hết 0,775 mol Cl2. Khối lượng kim loại Fe là

A. 2,8 g B. 5,6 g C. 11,2 g D. 9,8 g

Thí dụ 14: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Giá trị của V

là : A. 2,8. B. 3,36. C. 3,08. D. 4,48.

Thí dụ 15: Cho 23,1 gam hỗn hợp X ( gồm Cl2 và Br2 ) có tỉ lệ mol 1:1 tác dụng vừa đủ với 8,85gam hỗn hợp Y ( Fe và Zn) Tính % khối lượng của Fe trong Y ? Thí dụ 16: Cho 6,72 lít hỗn hợp X ( O2 và Cl2 ) có tỉ khối so với H2 là 22,5 tác dụng vừa đủ với hỗn hợp Y ( Al và Mg ) thu được 23,7 gam hh clorua và oxit của hai kim loại. Tính % về khối lượng các chất trong X và Y.

Thí dụ 17: Cho 11,2 lít hh khí gồm Cl2 và O2 ở đktc tác dụng vừa hết với 16,98g hh gồm Mg và Al tạo ra 42,34g hh muối clorua và oxit của 2 kim loại đó.

• Tính thành phần % về thể tích của từng chất trong hh A.

SỬ DỤNG CÁC GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH

Đây là một trong một số phương pháp hiện đại nhất cho phép giải nhanh chóng và đơn giản nhiều bài toán hóa học và hỗn hợp các chất rắn, lỏng cũng như khí.

Nguyên tắc của phương pháp như sau: Khối lượng phân tử trung bình (KLPTTB) (kí hiệu M) cũng như khối lượng nguyên tử trung bình (KLNTTB) chính là khối lượng của một mol hỗn hợp, nên nó được tính theo công thức:

M= tæng khèi l î ng hçn hî p (tÝnh theo gam)

tæng sè mol c¸c chÊt trong hçn hî p

. i i 1 1 2 2 3 3 1 2 3 i M n M n M n M n ... M n n n ... n + + + = = + + + ∑ ∑ (1)

trong đó M1, M2,... là KLPT (hoặc KLNT) của các chất trong hỗn hợp; n1, n2,... là số mol tương ứng của các chất.

Đặc biệt đối với chất khí thì x1, x2, ... cũng chính là % thể tích nên công thức (2) có thể viết thành: i i 1 1 2 2 3 3 1 2 3 i M V M V M V M V ... M V V V ... V + + + = = + + + ∑ ∑ (3) trong đó V1, V2,... là thể tích của các chất khí.

Thí dụ 1: Trung hòa hoàn toàn 3,04g hỗn hợp hiđroxit của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kỳ liên tiếp bằng dung dịch HCl thu được 4,15g các muối clorua. Tìm hiđroxit của hai kim loại kiềm đó.

Hướng dẫn giải

Kim loại kiềm là kim loại nhóm IA. Do đó hiđroxit của hai kim loại kiềm đó có dạng: ROH

PTPƯ: ROH + HCl RCl + H2O

1mol 1mol => khối lượng tăng 35,5-17 = 18,5g 0,06 mol khối lượng tăng 4,15-3,04 = 1,11g MROH = m/n = 3,04/0,06 = 50,67  MR = 33,67

Na (M = 23) < MR = 33,67 < K (M = 39) Vậy 2 hiđroxit cần tìm là NaOH và KOH.

Thí dụ 2: Hoà tan 46g một hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp vào nước thì thu được dung dịch (D) và 11,2 lít khí (đktc). Nếu cho thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch (D) thì dung dịch sau phản ứng chưa kết tủa hết Ba. Nếu cho thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch (D) thì dung dịch sau phản ứng còn dư Na2SO4. Xác định tên 2 kim loại kiềm

Hướng dẫn giải

số mol H2 = 11,2/22,4 = 0,5 mol

Gọi công thức trung bình 2 kim loại kiềm: M Phương trình phản ứng là:

Ba + H2O Ba(OH)2 + H2 (1) x x x M + H2O MOH + 1/2H2 (2) y y y/2

Ba(OH)2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaOH (3) x x

Từ (1) và (2) suy ra: x + y/2 = 0,5 (a) Ta có: 137x + My = 46 (b) Từ (3) suy ra: 0,18 < x < 0,21 (c) Từ (a) và (c) suy ra: x = 0,18 y = 0,64 x = 0,21 y = 0,58

Từ (b) suy ra: x = 0,18, y = 0,54 M = 33,34 x = 0,21, y = 0,58 M = 29,7 Na = 23 < 29,7 < M < 33,34 , K = 39 Hai kim loại kiềm là; Na và K

Thí dụ 3: Cho 31,84g hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là hai halogen thuộc 2 chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 có dư thu được 57,34g kết tủa. Tìm công thức của NaX và NaY và thành phần % theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.

Hướng dẫn giải

Gọi R là halogen tương đương của X và Y.

Công thức tương đương của 2 muối NaX, NaY là NaR NaR + AgNO3 ---> AgR + NaNO3

Cứ 1 mol kết tủa AgR nhiều hơn 1 mol NaR là: 108 – 23 = 85g Vậy số mol NaR phản ứng là: (57,34 – 31,84) : 85 = 0,3 mol Ta có: Khối lượng mol của NaR là: 31,84 : 0,3 = 106,13 ---> Khối lượng mol của R = 106,13 – 23 = 83,13. Vậy X là Br và Y là I.

---> %mNaI = 9,43% và %mNaBr = 90,57%

Thí dụ 4: Cho 26,45 gam hỗn hợp NaX, NaY (X,Y là 2 halogen ở 2 chu kỳ liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thu được 51,95 gam hỗn hợp 2 kết tủa. Công thức của 2 muối là :

A. NaBr và NaI. B. NaCl và NaBr hoặc NaBr và

NaI.

C. NaF và NaCl. D. NaCl và NaBr.

Thí dụ 5: X, Y là hai nguyên tố halogen ở hai chu kỳ kế tiếp. Để kết tủa hết ion X- và Y- trong dd chứa 4,4 gam muối Nari của chúng cần 150 ml dd AgNO3 0,4 M. X, Y lần lượt là:

Thí dụ 6: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là

A. 58,2%. B. 41,8%. C. 52,8%. D. 47,2%.

Thí dụ 7: Cho 11,1 gam hỗn hợp hai muối sunfít trung hoà của 2 kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí SO2(đktc). Hai kim loại đó là:

A. Na, K. B. K, Cs. C. Na, Cs. D.

Li, Na.

Thí dụ 8: Cho 28,4 gam hỗn hợp muối cacbonat trung hòa của hai kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II và ở hai chu kì liên tiếp tác dụng với HCl dư, thu được 6,72 lít CO2 (đktc). Hai kim loại đó là:

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) PHƯƠNG PHÁP bồi DƯỠNG học SINH GIỎI hóa học 10 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w