hệ thống vòi phun, chúng thường là các bơm điều khiển điện. Không có bơm nhiên liệu, động cơ sẽ nhanh chóng bị chết máy do thiếu nhiên liệu. Nếu bơm nhiên liệu bị trục trặc có thể gây hư hỏng cho nhiều bộ phận khác của hệ thống.
Bơm nhiên liệu là loại bơm cánh gạt được đặt trong thùng xăng, do đó loại bơm này ít sinh ra tiếng ồn, rung động hơn so với loại trên đường ống và nhiên liệu sẽ giúp làm mát, bôi trơn chi tiết bên trong bơm, làm giảm nguy cơ bị thiếu nhiên liệu khi xe phanh hoặc tăng tốc khiến xăng dồn về một phía.
Các chi tiết chính của bơm bao gồm: Mô tơ, hệ thống bơm nhiên liệu, van một chiều, van an toàn và bộ lọc được gắn liền thành một khối.
Hình 3. 5 Bơm nhiên liệu
Khi khởi động, ECU sẽ kích hoạt rơ-le cung cấp điện áp cho bơm nhiên liệu. Bơm làm việc một vài giây tạo ra áp suất trong hệ thống nhiên liệu. Bộ định thời trong ECU sẽ giới hạn thời gian bơm làm việc trước khi động cơ khởi động. Nhiên liệu hút vào bơm qua lưới lọc, qua van một chiều, lọc xăng, tới ống cấp nhiên liệu, vòi phun. Van một chiều có tác dụng duy trì áp suất dư
bên trong hệ thống khi bơm không làm việc. Van điều áp duy trì áp suất ổn định trên hệ thống. Áp suất nhiên liệu trong hệ thống được duy trì khoảng 2,0 - 5,8 (atm). Áp suất thấp dễ phát sinh lỗi đánh lửa, động cơ chạy ngập ngừng hoặc chết máy. Áp suất cao, máy chạy gằn do nhiên liệu thừa.
Hình 3. 6 Kết cấu của bơm xăng điện
1. Van một chiều; 2. Van an toàn; 3. Chổi than; 4. Rôto; 5. Stato; 6,8. Vỏ bơm; 7. Cánh bơm; 9. Đĩa bơm; 10. Cửa vào; 11. Cửa ra.
Rôto (4) quay, dẫn động cánh bơm (7) quay theo, lúc đó cánh bơm sẽ gạt nhiên liệu từ cửa vào (11) đến cửa ra (10) của bơm, do đó tạo được độ chân không tại cửa vào nên hút được nhiên liệu vào và tạo áp suất tại cửa ra để đẩy nhiên liệu đi. Van an toàn (2) mở khi áp suất vượt quá áp suất giới hạn cho phép (khoảng 6 kg/cm2). Van một chiều (1) có tác dụng khi động cơ ngừng hoạt động. Van một chiều kết hợp với bộ ổn định áp suất duy trì áp suất dư trong đường ống nhiên liệu khi động cơ ngừng chạy, do vậy có thể dễ dàng khởi động lại. Nếu không có áp suất dư thì nhiên liệu có thể dễ dàng bị hoá hơi tại nhiệt độ cao gây khó khăn khi khởi động lại động cơ.
Hình 3. 7 Sơ đồ mạch điều khiển bơm xăng L – EFI
Bơm nhiên liệu chỉ hoạt động khi động cơ đang chạy. Ðiều này tránh cho nhiên liệu không bị bơm đến động cơ trong trường hợp khóa điện bật ON nhưng
động cơ chưa chạy.
Khi động cơ đang quay khởi động.
Dòng điện chạy qua cực ST2 của khóa điện đến cuộn dây máy khởi động (kí hiệu ST) và dòng diện vẫn chạy từ cực STAcủa ECU (tín hiệu STA). Khi tín hiệu STA và tín hiệu NE được truyền đến ECU, transitor công suất bật ON, dòng điện chạy đến cuộn dây mở mạch (C/OPN), rơle mở mạch bật lên, nguồn điện cấp đến bơm nhiên liệu và bơm hoạt động.
Khi động cơ đã khởi động.
Sau khi động cơ đã khởi động, khóa điện được trở về vị trí ON (cực IG2) từ vị trí Start cực (ST), trong khi tín hiệu NE đang phát ra (động cơ đang nổ máy), ECU giữ Transitor bật ON, rơle mở mạch ON bơm nhiên liệu được duy trì hoạt động.
Hình 3. 8 Sơ đồ mạch điều khiển bơm nhiên liệu
1. Cầu chì dòng cao; 2,6,8,9. Cầu chì; 3,4,10. Rơ le; 5. Bơm; 7. Khóa điện; 11. Máy khởi động.
Khi động cơ ngừng, tín hiệu NE đến ECU động cơ bị tắt. Nó tắt Transistor, do đó cắt dòng điện chạy đến cuộn dây của rơle mở mạch. Kết quả là, rơle mở mạch tắt ngừng bơm nhiên liệu.