Phân tích môi trường bên ngoài của CTCP Dệt may Đầu tư Thương mạ

Một phần của tài liệu ECS366_61.MARKT-2e_61131083_Đoàn Thanh Thảo (Trang 26 - 30)

5. Kết cấu của đề tài

2.2. Phân tích môi trường bên ngoài của CTCP Dệt may Đầu tư Thương mạ

Thành Công

2.2.1. Môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế:

Tình hình kinh tế thế giới những năm gần đây gặp rất nhiều bất ổn và đặc biệt đại dịch COVID – 19 bùng phát và lây lan nhanh khắp toàn cầu đã khiến nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới bị suy thoái, lạm phát tăng cao, tăng trưởng âm… Những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu tuy vẫn đối mặt với nhiều khó khăn nhưng đã có xu hướng phục hồi trong những tháng cuối năm 2020 và dự báo tăng trưởng khả quan hơn trong năm 2021.

Kết thúc năm 2020, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 2,91%; nhìn chung đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong những năm gần đây. Nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2020 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 29,5 tỷ USD, mức giảm này vẫn thấp hơn nhiều quốc gia khác. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đáng chú ý, mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường đều giảm, tuy nhiên, thị phần dệt may của Việt Nam cũng có những thay đổi.

Môi trường chính trị - pháp luật

Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị ổn định, đây là một cơ hội tốt, một điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Chính phủ mở rộng chính sách ngoại giao, giao thương với nhiều các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm thu hút những nguồn đầu tư từ nước ngoài, đạt được những lợi thế cạnh tranh, được bảo hộ bởi các hiệp hội, tổ chức... Tất cả đều góp phần tạo điều kiện giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển vững mạnh hơn.

Luật Doanh nghiệp 2020 đã có những bổ sung, sửa đổi, cải thiện đáng kể những quy định, quy tắc gây khó khăn cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự

công bằng, văn minh, tính bảo vệ nhà đầu tư cao cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Một số giải pháp được đề xuất trong tình hình hiện nay:

+ Hỗ trợ người sử dụng lao động đươc vay vốn đề để trả lương ngừng việc đối với người lao động theo Nghị quyết 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất có hiệu lực kể từ ngày ban hành và được áp dụng rộng rãi cho hầu hết doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh chịu tác động trực tiếp của dịch Covid-19.

Môi trường công nghệ:

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của Internet, mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng, con người dần thay đổi thói quen từ nhìn, xem, nghe, trò chuyện, mua sắm từ trực tiếp sang trực tuyến.

Tuy nhiên, công nghệ - kỹ thuật phát triển mạnh cũng mang lại thách thức cho Công ty. Công ty phải thường xuyên cập nhập công nghệ, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại mới, chất lượng cao nhằm phục vụ quá trình sản xuất các sản phẩm đa dạng hơn. Chi phí cho việc đầu tư như mua trang thiết bị mới, mua công nghệ rất cao.

Môi trường văn hóa – xã hội – dân số

Hiện nay, việc hội nhập các nền văn hóa Hàn Quốc, Nhật Bản, phương Tây.... vào Việt Nam diễn ra một cách mạnh mẽ, điều này ảnh hưởng đến xu hướng giải trí, xu hướng tiêu dùng... của khách hàng. Việc tìm hiểu văn hóa giúp cho Công ty tránh được những trở ngại, những sai lầm không đáng có trong quá trình kinh doanh với khách hàng, góp phần giảm bớt những rủi ro ở mức độ thấp.

Dân số cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đưa ra các chiến lược kinh doanh của Công ty. Dân số Việt Nam là nơi có nguồn cung cấp lực lượng lao động lớn cho các doanh nghiệp dệt may. Thế nhưng, chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành, thiếu lao động có trình độ chuyên môn, vậy nên cần đào tạo cải thiện đội ngũ lao động trẻ chưa có tay nghề, hay tay nghề thấp.

Môi trường tự nhiên:

Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 lây lan nhanh như hiện nay, khắp nơi đều tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh, dịch bệnh rất dễ sẽ gây ra những thiệt hại rất lớn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên với nền tảng là một doanh nghiệp đầu tư mạnh cho bộ phận nghiên cứu và phát triển từ nhiều năm, Công ty không ngừng nỗ lực tạo ra các sản phẩm chất lượng, đáp ứng thị hiếu và xu hướng của người tiêu dùng.

2.2.2. Môi trường vi mô

Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Ngành dệt may là một trong những ngành đang ở mức cạnh tranh rất gay gắt. Hiện nay số lượng công ty hoạt động trong ngành này rất lớn, từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến các công ty rất lớn, đều muốn mở rộng và phát triển sản xuất. Nó đã tạo ra cho công ty Thành Công rất nhiều đối thủ cạnh tranh, bên cạnh các đối thủ trong nước chúng ta còn phải đối mặt với các cường quốc trong ngành dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, tạo nên một hệ thống các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Đối thủ cạnh tranh trong nước

Thành Công có dãy sản phẩm rất rộng đa dạng, phong phú về chủng loại và kiểu dáng. Tuy nhiên sản phẩm thun vẫn là sản phẩm chủ lực của công ty. Đối thủ cạnh tranh của công ty rất nhiều, nhưng đối thủ chính có những mặt hàng và thị trường gần giống Thành Công có thể kể đến là công ty cồ phần May Phương Đông, công ty cổ phần dệt may Thắng Lợi (Vigatexco), ngoài ra còn rất nhiều các công ty dệt may khác

Đối thủ cạnh tranh ngoài nước

Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nói chung, công ty Thành Công nói riêng là thị trường Mỹ, hiện nay công ty đang phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc. Ngoài các cường quốc xuất khẩu hàng dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, còn có Pakistan, Malaysia, Philippines, Singapore, Bangladesh… cũng là các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu cao.

Trong những năm trở lại đây, ngày càng xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất nhỏ, công ty nhỏ chuyên sản xuất các sản phẩm thời trang, xuất khẩu theo sát nhu cầu thị trường, với lợi thế là cơ sở nhỏ chi phí sản xuất, mặt bằng thấp nên giá thành rất thấp, dễ thích nghi với môi trường hơn. Họ đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới với chất lượng cao và với dịch vụ tốt sẽ tạo nhiều áp lực trên thị trường nội địa.

Về thị trường xuất khẩu, đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong lĩnh vực dệt may đó vẫn là các cường quốc trong ngành dệt may như Trung Quốc, kế đến là Ấn Độ, Bangladesh…lợi thế của họ là dân số đông, trẻ, chi phí sản xuất rất thấp.

Quyền lực nhà cung cấp

Số lượng và qui mô nhà cung cấp hiện tại của công ty rất lớn, tương lai ngày càng có nhiều nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư cho ngành dệt may hơn, từ đó công ty sẽ chủ động hơn trong sản xuất. Hiện tại, Thành Công không phải nhập nguyên vật liệu phụ thuộc quá nhiều từ Trung Quốc, hầu hết nguyên vật liệu đều có nguồn cung ứng tại thị trường trong nước hoặc bên ngoài Trung Quốc. Đồng thời với hệ thống hoàn thiện về chuỗi sản xuất sợi – dệt – nhuộm – may, do đó doanh nghiệp luôn đảm bảo tình trạng nguyên vật liệu đầu vào đáp ứng yêu cầu sản xuất, chủ động được nguyên vật liệu.

Sức ép từ khách hàng

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc đưa các sản phẩm vào hệ thống phân phối của các siêu thị luôn gặp phải khó khăn trở ngại vì các áp lực về giá và chất lượng. Hầu hết các sản phẩm như dệt may, da giầy rất khó xâm nhập vào các thị trường lớn như Mỹ, Nhật...nếu không qua hệ thống phân phối.

Nhu cầu may mặc trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng, thị hiếu của họ luôn thay đổi theo sự phát triển của thế giới. Nếu như công ty không đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì họ sẽ nhanh chóng rời bỏ và tìm nhà cung cấp khác tốt hơn. Hiện nay, nhiều công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, giá cả rất cạnh tranh, chính sách tín dụng hấp dẫn.

Một phần của tài liệu ECS366_61.MARKT-2e_61131083_Đoàn Thanh Thảo (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w