Vai trò của chính phủ trong việc tác động đến cung

Một phần của tài liệu Vấn đề Cung cầu thị trường sữa tại Việt Nam (Trang 27 - 29)

2 Cung

2.3 Vai trò của chính phủ trong việc tác động đến cung

2.3.1Phát triển chăn nuôi

Năm 2014, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra Quyết định số 458/QĐ -BNN- CN về khuyến khích, hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sữa đến năm 2020, mục tiêu gia tăng đàn bò đạt 300.000 con, tổng sản lượng sữa tươi nguyên liệu đạt 0,9 triệu tấn. Vào năm 2020, bộ NN & PTNT đã đưa ra “Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2040”, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, trong đó có chiến lược ưu tiên phát triển đàn bò sữa. Định hướng lâu dài cho phát triển đàn bò sữa đạt tổng đàn 700.000 con và 2,6 triệu tấn sữa tươi nguyên liệu vào năm 2030.

Bên cạnh đó, Quyết định số 3399/ QĐ-BCT của chính phủ về việc phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 về việc phát triển ngành chế biến sữa theo hướng hiện đại, bền vững. (14)

2.3.2Nhóm chính sách về quản lý giá sữa

Sự can thiệp của chính phủ qua Quyết định số 1079/QĐ-BTC ngày 20/5/2014 đã góp phần bình ổn giá sữa trẻ em dưới 6 tuổi trên thị trường tại Việt Nam. Cụ thể, giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi vẫn giữ ở mức ổn định liên tục 12 tháng và giá đã giảm từ 0,1-34% khi thực hiện chính sách này. Có thể nói, chủ trương mà chính phủ đưa ra là vô cùng kịp thời và đúng đắn trong thời điểm thị trường giá cả sữa tại Việt Nam có những biến động mạnh và khó lường. Vai trò và sự đồng thuận của người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh về sữa đối với chính sách này cũng góp phần tạo ra sự bình ổn giá.

Tuy nhiên, đây chỉ mới là giai đoạn đầu với những kết quả mang tính tạm thời và nhất định. Bởi lẽ, sự ổn định giá cả sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi vẫn còn chưa chắc chắn và tiềm ẩn nhiều dấu hiện biến động khó lường. Trong khi giá nguyên liệu sữa nước ngoài có xu hướng giảm thì tại Việt Nam, giá nguyên liệu sữa hầu như không giảm hoặc chỉ giảm ít. Điều đó đã tạo sự chênh lệch giá sữa tại thị trường Việt Nam với một số nước khu vực Đông Nam Á.

Đây là chính sách có hiệu lực trong thời gian ngắn khoảng 1 năm, thế nhưng việc bình ổn giá sữa là vô cùng quan trọng đối với lợi ích của toàn xã hội. Chính vì vậy, Chính phủ đã thông qua chính sách tiếp tục bình ổn giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi bằng biện pháp xác định giá từ ngày 1/6/2015 đến hết ngày 31/12/2016.

Tiếp nối chính sách bình ổn này, theo quyết định của Bộ Công Thương ban hành ngày 16/1/2017, việc tiếp tục thực hiện bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi được thực hiện theo biện pháp, gồm:

− Quản lý giá tối đa theo quy định tại khoản 7 Điều 17 Luật Giá đối với sản phẩm sữa đến hết tháng 03 năm 2017.

− Thực hiện biện pháp đăng ký giá theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Giá đối với sản phẩm sữa đến hết tháng 3 năm 2017. (15)

Một phần của tài liệu Vấn đề Cung cầu thị trường sữa tại Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)