Đối với nhà đầu tư tư nhân

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam (Trang 151 - 153)

Để dự án PPP đường bộ thành công thì nhà đầu tư tư nhân là người chịu trách nhiệm chính về vận hành và kết quả dự án cần nâng cao năng lực của mình. Phỏng vấn sâu đối với cán bộ QLNN cũng ghi nhận điều này.

Nâng cao năng lực tài chính được thực hiện thông qua (i) tăng tỷ lệ vốn tự có

đểđảm bảo giảm rủi ro thanh khoản, giảm áp lực vốn vay; (ii) đa dạng hóa các kênh huy động vốn đểđảm bảo chi phí vốn hợp lý, giảm thiểu rủi ro huy động; (iii) quản lý và sử dụng đồng vốn hiệu quả, hợp lý. Để tăng tỷ lệ vốn tự có, khu vực tư nhân cần huy động vốn trên thị trường chứng khoán thông qua việc phát hành cổ phiếu, phát hành các hợp đồng quyền khai thác công trình giao thông đường bộ, giữ lại các khoản lợi nhuận để tái đầu tư các dự án tiếp theo. Để đa dạng hóa các kênh huy động vốn, khu vực tư nhân cần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước, trả lãi, gốc đúng hạn cho các tổ chức tín dụng để nâng cao hệ số tín nhiệm, thông qua các công ty tư

vấn tài chính trong và ngoài nước để phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu dự

án, tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, vốn ODA. Để quản lý tài chính hiệu quả, cần sử dụng cán bộ có đủ năng lực quản lý tài chính, có kế hoạch sử

dụng vốn cụ thể cho từng kỳ, tìm biện pháp sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm.

Nâng cao năng lực chuyên môn thể hiện ở (i) năng lực chuyên môn của bản

thân nhà đầu tư tư nhân (năng lực lập đề xuất dự án, năng lực lập thiết kế kỹ

thuật, năng lực thi công xây dựng công trình, năng lực vận hành công trình); (ii) Năng lực máy móc thiết bị; và/hoặc (iii) năng lực của nhà đầu tư tư nhân trong lựa chọn các nhà tư vấn và các nhà thầu có đủ năng lực chuyên môn và kiểm soát

được năng lực chuyên môn của các nhà tư vấn và các nhà thầu. Để nâng cao năng lực chuyên môn, khu vực tư nhân phải có đội ngũ nhân lực đủ trình độ, đáp

ứng được các yêu cầu triển khai dự án, đồng thời đầu tư vào máy móc, thiết bị. Trường hợp khu vực tư nhân không đủ nguồn lực tự triển khai toàn bộ dự án thì cần có cán bộ có khả năng lựa chọn nhà thầu đủ năng lực chuyên môn. Kể cả khi sử dụng nhà thầu bên ngoài, khu vực tư nhân vẫn phải có bộ máy đủ năng lực để

kiểm tra, giám sát nhà thầu.

Nâng cao năng lực quản lý thể hiện ở năng lực quản lý tài chính, năng lực

quản lý thời gian (đảm bảo tiến độ), năng lực quản lý chất lượng, năng lực quản lý nhân lực và năng lực quản lý rủi ro. Mục đích cuối cùng của việc nâng cao năng lực quản lý đểđảm bảo dự án đạt hiệu quả tài chính cao, đảm bảo tiến độ

và đảm bảo chất lượng công trình dự án theo yêu cầu. Để nâng cao năng lực quản lý, khu vực tư nhân cần hiểu rõ cơ chế mà PPP đem lại giá trị, biến những

ưu đãi từ khu vực nhà nước thành lợi ích của khu vực tư nhân, làm tối ưu hóa lợi ích, gia tăng giá trị mà khu vực tư nhân được hưởng, nhận thức rõ những việc khu vực tư nhân phải làm, những việc sẽ nhận được sự hỗ trợ từ khu vực nhà nước trong suốt chu trình dự án.

Ngoài ra, khu vực tư nhân nên thường xuyên có mối quan hệ tương tác với các cơ quan hữu quan thuộc khu vực nhà nước đểđược hưởng đầy đủ các lợi ích mà PPP mang lại

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam (Trang 151 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)