Đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ GTĐB theo hình thức PPP
Người sử dụng quyết định lưu lượng sử dụng, khả năng thu hồi vốn cũng như
giá trịđồng tiền của DAĐT theo hình thức PPP. Đối với người sử dụng dịch vụ thì mức phí sử dụng và chất lượng dịch vụ là điều vô cùng cần thiết. Vì vậy, Nhà nước cần tăng cường quyền giám sát của nhóm đối tượng này trong giai đoạn thực hiện dự
án. Việc tạo cơ chế cũng như khuyến khích sự tham dự của đại diện người sử dụng là Ban giám sát cộng đồng vào các cuộc họp tham vấn giữa nhà đầu tư với người sử
dụng trước khi nhà đầu tư triển khai dự án là một trong những giải pháp cần thiết. Mặt khác, trong các chính sách, quy định vềđầu tư PPP cần làm rõ quyền hạn, trách nhiệm và phạm vi giám sát của Ban giám sát cộng đồng trong các giai đoạn dự án,
đặc biệt là giai đoạn thực hiện đầu tư. Hơn nữa, Nhà nước cần ban hành cụ thể hơn về
vai trò, trách nhiệm Bộ GTVT, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trong việc minh bạch, công khai chất lượng và mức phí sử dụng các công trình được xây dựng theo hình thức PPP trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Mặt khác, để quản lý dự án PPP hiệu quả cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ GTĐB được triển khai theo hình thức PPP, quy định rõ trách nhiệm và các công cụ khen thưởng nhằm khích lệ tinh thần tham gia giám sát của người dân, xử phạt nghiêm minh, kịp thời đối với những đơn vị, cá nhân gây tổn thất trong quá trình thi công, vận hành dự án.
Đối với các tổ chức tài trợ vốn thực hiện dự án PPP đường bộ
Các tổ chức tài trợ vốn đóng vai trò quan trọng đảm bảo vốn cho DAĐT theo hình thức PPP. Các dự án PPP đường bộ có thời gian đầu tư và vận hành dài, thu hồi vốn chậm đòi hỏi ổn định nhân sự quản lý tín dụng đối với các dự án PPP tại các ngân hàng thương mại, trong khi nhân viên làm việc trong lĩnh vực ngân hàng thường xuyên thay đổi vị trí. Các ngân hàng thương mại cần có chính sách phát triển nhân sự để đảm bảo sự chuyển giao công việc khi cần thiết. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cần hỗ trợđào tạo nguồn nhân lực cho các ngân hàng thương mại khi tham gia tài trợ vốn cho dự án PPP đường bộ.
Mặt khác, để tham gia hỗ trợ vốn cho dự án PPP đường bộ hiệu quả và an toàn tín dụng, các tổ chức tài trợ vốn là ngân hàng thương mại cần quan tâm đào tạo và bồi dưỡng nhân viên tín dụng và quản lý tín dụng. Nội dung đào tạo cần tập trung vào đánh giá rủi ro dự án PPP đường bộ, thẩm định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp cho đầu tư các dự án PPP đường bộ, đặc biệt là thẩm định dự án PPP sử dụng công nghệ, thiết bị nhập từ nước ngoài do sự biến động về tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến việc nhập nguyên vật liệu, tiến độ thi công cũng như việc sử dụng vốn của ngân hàng.
Việc xúc tiến sớm các quỹ PDF, VGF là cần thiết bởi nó thúc đẩy quá trình hỗ
trợ nghiên cứu đề xuất dự án và lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đảm bảo nguồn tài chính thực hiện dự án trong giai đoạn dài trước những biến động về kinh tế. Đối với quỹ VGF, Bộ Tài chính cần phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư và các ngân hàng thương mại để thống nhất tiêu chí khi xét duyệt bảo lãnh
đối với những đơn vị tham gia dự án PPP.
Ngoài ra, Việt Nam cũng nên xem xét kinh nghiệm của Hàn Quốc để hình thành Quỹ Bảo lãnh, Quỹ Công trình cơ sở hạ tầng, góp phần đảm bảo nguồn vốn cho các đơn vị thực hiện thi công, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình xây dựng hạ tầng GTĐB ở Việt Nam trong những năm tới.
KẾT LUẬN
Đầu tư theo hình thức PPP và QLNN đối với DAĐT theo hình thức PPP trong xây dựng hạ tầng GTĐB là một lĩnh vực tương đối mới mẻở Việt Nam. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với DAĐT theo hình thức PPP trong xây dựng hạ tầng GTĐB sẽ góp phần hoàn thiện QLNN đối với dự án PPP đường bộ
Việt Nam trong thời gian tới.
Luận án “QLNN đối với DAĐT theo hình thức PPP trong xây dựng hạ tầng GTĐB Việt Nam” đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về mặt lý thuyết và thực tiễn trong QLNN đối với dự án PPP đường bộ. Bám sát mục tiêu đặt ra ban đầu, luận án
đã làm rõ được các vấn đề sau:
- Tổng quan và hệ thống hoá các nghiên cứu đi trước liên quan đến PPP trong xây dựng hạ tầng GTĐB và QLNN đối với dự án PPP đường bộ; phát triển có chọn lọc cơ sở lý luận QLNN đối với dự án PPP đường bộ.
- Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ khái niệm, đặc điểm DAĐT theo hình thức PPP trong xây dựng hạ tầng GTĐB, các loại hình dự án PPP và quy trình dự án PPP đường bộ. Từđó, luận án đã chỉ rõ mục tiêu và các tiêu chí đánh giá QLNN đối với dự án PPP đường bộ, xác định nội dung của QLNN đối với dự án PPP đường bộ
theo quy trình quản lý, bao gồm: hoạch định phát triển dự án PPP, xây dựng và tổ
chức thực hiện chính sách, quy định và pháp luật cho dự án PPP, tổ chức bộ máy QLNN đối với dự án PPP, giám sát và đánh giá dự án PPP. Luận án cũng chỉ rõ các yếu tốảnh hưởng đến QLNN đối với dự án PPP đường bộ.
- Luận án đã tổng kết được kinh nghiệm QLNN đối với dự án PPP đường bộ của một số nước phát triển và nước đang phát triển có điều kiện tương đồng Việt Nam, từđó rút ra kinh nghiệm có ích cho QLNN đối với dự án PPP đường bộ Việt Nam.
- Dựa trên các số liệu thứ cấp và sơ cấp từ khảo sát của tác giả, luận án đã trình bày thực trạng và đánh giá QLNN đối với dự án PPP đường bộ Việt Nam theo các nhóm tiêu chí của QLNN gồm: tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững.
- Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đánh giá thực trạng QLNN đối với dự án PPP đường bộ, luận án đưa ra bốn nhóm giải pháp chính là: (i) hoàn thiện
hoạch định phát triển dự án PPP đường bộ, (ii) hoàn thiện chính sách, quy định và pháp luật đối với dự án PPP đường bộ, bao gồm chính sách xúc tiến đầu tư, chính sách tài chính, chính sách đất đai và chính sách môi trường (iii) hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN đối với dự án PPP đường bộ; (iv) hoàn thiện hệ thống giám sát và
đánh giá đối với dự án PPP đường bộ theo định hướng kết quả. Đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp đối với các bên có liên quan của dự án như
với nhà nước, với nhà đầu tư tư nhân, tổ chức tài trợ và đối tượng thụ hưởng.
Để phát triển đầu tư theo hình thức PPP trong xây dựng hạ tầng GTĐB trong
đó có phát triển dự án PPP đường bộ, đồng thời tiếp tục củng cố QLNN đối với dự
án PPP, các hướng nghiên cứu trong tương lai có thể tập trung vào một số nội dung chính sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu chính sách nhà nước tiếp cận theo quy trình dự án đối với đầu tư theo hình thức PPP trong xây dựng hạ tầng GTĐB.
- Thứ hai, nghiên cứu chiến lược phát triển PPP.
- Thứ ba, nghiên cứu giám sát và đánh giá của nhà nước đối với đầu tư theo hình thức PPP trong xây dựng hạ tầng GTĐB.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Thị Hồng Minh, Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá khu vực
công: kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát
triển, số 143, tháng 5/2009.
2. Nguyễn Thị Hồng Minh, Đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong xây dựng
hạ tầng giao thông đường bộ: kinh nghiệm thế giới và bài học đối với Việt
Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 168 (II), tháng 6/2011.
3. Nguyễn Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Lệ Thúy, Giám sát và đánh giá đầu tư
theo hình thức đối tác công tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 200 (II), tháng 2/2014.
4. Nguyễn Thị Hồng Minh, Hoạch định sự phát triển của DAĐT theo hình thức
đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam, Tạp
chí Kinh tế và phát triển, số 209 (II), tháng 11/2014.
5. Nguyễn Thị Ngọc Huyền và Nguyễn Thị Hồng Minh, Chính sách tài chính đối
với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tưở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và
Dự báo, số 18, tháng 8/2016.
6. Nguyễn Thị Hồng Minh, Chiến lược đầu tư theo hình thức đối tác công tư
trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam, Kỷ yếu Hội
thảo khoa học Đề tài khoa học cấp bộ “Đầu tư theo hình thức đối tác công tư
trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam”, mã số
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiếng Việt
1. Ban chỉ đạo PPP (2012), Quyết định số 161/QĐ-BCĐPPP ban hành Quy chế
hoạt động của Ban chỉ đạo về đầu tư theo hình thức PPP, ban hành ngày 11
tháng 12 năm 2012.
2. Báo Đấu thầu (2016a). Phía sau “nội chiến” BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ: Chỉđịnh thầu và khoảng trống thông tin, ngày 30/5/2016, http://baodauthau.vn/dau- thau/phia-sau-noi-chien-bot-phap-van-cau-gie-chi-dinh-thau-va-khoang-trong- thong-tin-22764.html.
3. Báo Đấu thầu (2016b). Chống lợi ích nhóm trong dự án BOT giao thông, ngày 29/6/2016, http://baodauthau.vn/dau-tu/chong-loi-ich-nhom-trong-du-an-bot- giao-thong-24078.html.
4. Bộ GTVT (2009), Nghiên cứu Hợp tác công tư ngành đường bộ, Hà Nội.
5. Bộ GTVT (2012), Quyết định số 1815/QĐ-BGTVT về việc thành lập Ban Quản
lý đầu tư các dự án PPP, ban hành ngày 3 tháng 8 năm 2012, Hà Nội.
6. Bộ GTVT (2013), Thông tư số 09/VBHN-BGTVT quy định về bảo vệ môi
trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, ban hành ngày 7 tháng 8
năm 2013, Hà Nội.
7. Bộ GTVT (2014), Đề án Đổi mới toàn diện công tác QLNN của Vụ kết cấu hạ
tầng giao thông, Hà Nội.
8. Bộ GTVT (2015a), Báo cáo tổng kết công tác năm 2015, kế hoạch năm 2016
của ngành GTVT, Hà Nội.
9. Bộ GTVT (2015b), Quyết định số 2777/QĐ-BGTVT quy định về việc tổ chức
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và
thực hiện hợp đồng các DAĐT theo hình thức PPP do Bộ GTVT quản lý, ban
hành ngày 03 tháng 08 năm 2015, Hà Nội.
10. Bộ GTVT (2015c), Báo cáo kết quả thực hiện PPP trong xây dựng hạ tầng
11. Bộ GTVT (2015d), Báo cáo tổng kết công tác đầu tư xây dựng các dự án mở
rộng quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.
12. Bộ GTVT (2015e), Quyết định số 2167/QĐ-BGTVT về việc ban hành Đề án Xã
hội hóa lĩnh vực đường bộ, ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2015.
13. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 219/2009/TT-BTC Quy định một số định mức
chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn ODA, ban
hành ngày 19 tháng 11 năm 2009.
14. Bộ Xây dựng (2014), Quyết định số 634/QĐ-BXD về việc công bố suất vốn đầu
tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
năm 2013, ban hành ngày 09 tháng 6 năm 2014.
15. Bùi Thị Hoàng Lan (2010), Vận dụng mô hình PPP trong phát triển cơ sở hạ
tầng GTĐB ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, B2009.06.126.
16. Cấn Quang Tuấn (2008), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do Thành phố
Hà Nội quản lý, LATS, Học viện Tài chính.
17. Chiavo-Campo, S. và Sundaram, P.S.A. (2003), Phục vụ và duy trì: Cải thiện
hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, dịch bởi Nguyễn Cảnh Bình và
cộng sự, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội (Sách gốc xuất bản năm 2001)
18. Chính phủ (2009), Nghịđịnh số 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp
đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT, ban hành ngày 27 tháng 11 năm
2009.
19. Chính phủ (2009b), Nghịđịnh số 113/2009/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư, ban hành ngày 15 tháng 12 năm 2009.
20. Chính phủ (2011), Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường,
ban hành ngày 18 tháng 04 năm 2011.
21. Chính phủ (2015), Nghịđịnh số 15/2015/NĐ-CP vềĐầu tư theo hình thức PPP, ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015.
22. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (2015), Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu 2015- 2016. 23. Đào Anh Tuấn (2013), QLNN về thương mại điện tử, LATS, ĐH Kinh tế quốc
dân.
24. Đặng Thị Hà (2013), Huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để thực
hện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam, LATS, ĐH Kinh tế quốc
dân.
25. Đinh Kiện (2010), Nghiên cứu các giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng công
trình giao thông theo hình thức BOT, Đề tài khoa học cấp Bộ B2008.03.35.
26. Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu (2007), Quản lý học kinh tế quốc dân, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
27. Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu (2008), Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
28. Hồ Hoàng Đức (2005), QLNN trên lĩnh vực đầu tư xây dựng trong cơ chế kinh
tế thị trường có định hướng XHCN, LATS, Trường ĐH Luật Hà Nội.
29. Kong Keo Xay Song Kham (2004), Đổi mới QLNN nhằm phát triển hệ thống
GTĐB ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay, LATS, ĐH Kinh tế quốc dân.
30. Kusek, J.Z. và Rist, R.C. (2005), Mười bước tiến tới hệ thống giám sát và đánh
giá dựa trên kết quả, dịch bởi Vũ Cương, Hoàng Thanh Dương và Mai Kim
Nga, NXB Văn hoá- Thông tin, Hà Nội (Sách gốc xuất bản năm 2004).
31. Lê Thanh Hương (2005), Nghiên cứu một số vấn đề về quản lý DAĐT xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam, LATS, ĐH Giao thông
vận tải.
32. Mai Công Quyền (2015), Quản lý của nhà nước đối với vốn nhà nước tại các
tổng công ty xây dựng nhà nước, LATS, ĐH Kinh tế quốc dân.
33. Ngân hàng Thế giới (2008), Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá thế nào để
hoàn thiện công tác quản lý của Nhà nước, NXB Chính trị quốc gia
34. Nguyễn Huy Tranh (2011), QLNN về tài chính hoạt động có thu tại đơn vị dự
toán quân đội, LATS, ĐH Kinh tế quốc dân
35. Nguyễn Bạch Nguyệt (2008), Lập DAĐT, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
36. Nguyễn Thị Bình (2013), Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng
cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam, LATS, ĐH
Kinh tế quốc dân.
37. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2013), Đầu tư theo hình thức PPP trong xây dựng
kết cấu hạ tầng GTĐB ở Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
38. Nguyễn Xuân Phúc (2012), QLNN đối với các doanh nghiệp kinh tế quốc
phòng, LATS, ĐH Kinh tế quốc dân.