7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Tình hình áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về hoạt
về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nhờ sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng và việc áp dụng Nghị định số 185/2013/NĐ-CP; Nghị định số
124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong công tác xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cơ quan chức năng có nhiệm vụ chủ chốt trong công tác phát hiện, kiểm tra và xử phạt hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả. Cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Kết quả xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020
Số vụ Số tiền Trị giá
xử phạt (triệu đồng) (ƣớc tính) Trị giá
vi Tiền phạt Tiền tang vật
Năm hàng tiêu
phạm Số tiền bổ sung, thanh Tổng tịch thu
hủy
hành phạt truy thu lý hàng cộng chƣa thanh
chính thuế tịch thu lý
2017 278 10,311 12,583 8,736 22,902 1,632 1,618 2018 409 15,467 18,875 13,105 47,447 2,448 2,427 2019 603 13,276 16,503 11,296 41,075 1,649 152 2020 528 14,048 15,928 16,574 46,550 539 2,052
Khái quát qua số liệu tại bảng trên ta rút ra một số nhận xét như sau: Số lượng các vụ việc vi phạm kiểm tra, phát hiện đối với hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng tăng. Do tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa qua mạng, các kênh thương mại điện tử diễn ra phổ biến, tiềm ẩn nhiều nguy cơ hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng hàng hóa. Lợi dụng khó khăn của nền kinh tế, các đối tượng làm ăn phi pháp đã dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để đẩy mạnh hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả để đưa ra thị trường nhằm đem lại nguồn thu nhiều về cho mình. Mặc hàng được làm giả nhiều là: mỹ phẩm, rượu ngoại, giày dép, quần áo…đặc biệt trong năm 2020 là khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn, trang thiết bị y tế... Đối tượng thực hiện hành vi vi phạm cũng đa dạng, phổ biến trên nhiều lĩnh vực, sử dụng công nghệ hiện đại, phương thức thủ đoạn tinh vi và được tổ chức chặt chẽ ở các công đoạn phân phối mặt hàng ra thị trường.
Năm 2017, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng sự cố môi trường biển, lũ, lụt lớn kéo dài vào cuối năm; nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành, sự phấn đấu, nỗ lực của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp nên kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều chuyển biến tích cực. Chính phủ cũng như các cơ quan ban ngành đã đề ra nhiều giải pháp, chương trình, kế hoạch góp phần hạn chế hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được thực hiện thông suốt đem lại hiệu quả cao. Vì vậy số vụ việc phát hiện, mức xử phạt và trị giá vi phạm của năm 2017 đều giảm mạnh so với năm 2016. Đây được coi là kết quả đáng mừng cho việc áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với hàng giả và các đường lối, chính sách sát sao của Đảng, chính phủ và các cấp ban ngành tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy có
chiều hướng giảm nhưng các vấn nạn về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả vẫn tiếp tục diễn ra trên nhiều lĩnh vực hơn. Đặc biệt lợi dụng chính sách “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các đối tượng đã đặt hàng hóa từ nước ngoài giả xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ. Thị trường giả mạo xuất xứ Việt Nam nhiều nhất là trong lĩnh vực dệt may, giày dép, túi xách, đồ điện dân dụng …Các sản phẩm về dược phẩm, thực phẩm chức năng cũng đã là các mặt hàng mà các đối tượng hướng đến để sản xuất, buôn bán hàng giả. Cụ thể, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 đã tịch thu tiêu hủy 1.591 sản phẩm dược phẩm, thực phẩm chức năng giả ; 85.051 sản phẩm hóa mỹ phẩm giả.
Năm 2018, 2019 hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp bởi hành vi này phát triển theo các đường dây, ổ, nhóm nhập lậu, vận chuyển, tập kết và buôn bán hàng giả. Lợi dụng chính sách mở cửa hội nhập kinh tế, bất cập trong cơ chế chính sách pháp luật còn chồng chéo. Cuộc chiến chống hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh trở nên thực sự cam go và đặt ra nhiều thử thách đối với các cơ quan chức năng.
Đặc biệt các loại hàng giả của các mặt hàng có giá trị lớn, thương hiệu nổi tiếng với công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến như: đồ điện tử, đồ điện, thiết bị viễn thông, tin học, các sản phẩm may mặc, công nghệ…Hàng hóa vi phạm phần nhỏ được sản xuất trong nước còn lại đa số là được sản xuất ở nước ngoài, sau đó vận chuyển lậu bằng nhiều đường khác nhau chủ yếu qua đường tiểu ngạch, đưa vào trong nước rồi vận chuyển, tập kết vào địa bàn tỉnh để tiêu thụ và chuyển đi các tỉnh lân cận.
Các đối tượng vi phạm thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn và có sự tham gia của các đối tượng trong và ngoài nước, được tổ chức ngày càng tinh vi, sử dụng phương tiện kỹ thuật cao để đối phó với các cơ quan chức
năng. Các loại hàng giả đã xuất hiện từ các cửa hàng, siêu thị mini trên địa bàn tỉnh, từ thành phố tới các vùng quận, huyện ven đô ngày càng nhiều với quy mô từ những cửa hàng kinh doanh nhỏ lể đến các nhà phân phối và nhập khẩu lớn trên địa bàn. Ngoài hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ, qua công tác kiểm tra đã phát hiện và cho thấy nổi lên hiện trạng hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả về nhãn hàng hóa, tem nhãn, bao bì hàng hóa (giả tên thương nhân khác trên bao bì, giả về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ, mã vạch…) chủ yếu là xăng dầu, gas đốt, thực phẩm.
Tuy nhiên, theo số liệu của năm 2018, 2019, các vụ vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019 đã giảm nhiều so với năm 2018. Điều đó cho thấy bước đầu thành công của các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống và xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả.
Cụ thể, năm 2019 kết quả kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, các lực lượng chức năng đã chủ trì, phối hợp xử phạt vi phạm hành chính 603 vụ việc vi phạm hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, tăng 47,4% so với năm 2018. Thu nộp ngân sách 41,075 triệu đồng, trong đó: xử phạt vi phạm hành chính là 13,276 triệu đồng, giảm 14,1% so với năm 2018; tiền phạt bổ sung, truy thu thuế là 16,503 triệu đồng, giảm 12,5 % so với năm 2018; tiền thanh lý hàng tịch thu 11,296 triệu đồng, giảm 13,8% so với năm 2018. Trị giá (ước tính) tang vật tịch thu trong kỳ chưa thanh lý là 1,649 triệu đồng, giảm 32,6% so với năm 2018.
Ngoài việc áp dụng các hình thức, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả theo đúng quy định của pháp luật, Chi cục QLTT Thừa Thiên Huế đã xây dựng và ban hành các văn bản về công tác chống hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả cụ thể như: Chương trình số 2680/Ctr-QLTT ngày 12/12/2018 về công tác trọng
tâm năm 2019; Kế hoạch chuyên đề số 272/KHCĐ-QLTT ngày 09/02/2019 về kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, buôn bán vận chuyển hàng giả, Kế hoạch số 2111/KH-QLTT ngày 07/08/2019 về trưng bày hàng thật, hàng giả tại Hội chợ triển lãm tại Hội chợ hàng Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019.
Bên cạnh đó, nhờ làm tốt công tác trao đổi thông tin, phối hợp trong kiểm tra và xử lý nghiêm các đối tượng hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả đã góp phần giáo dục, răn đe các đối tượng vi phạm cũng như giảm số vụ việc vi phạm về hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian này.
Năm 2020, tình hình dịch bệnh covid19 diễn biến phức tạp trong từng thời điểm, các cấp, các ngành đồng loạt triển khai thực hiện nhiều biện pháp cấp bách phòng chống dịch covid – 19 theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thực hiện giãn cách xã hội, tạm thời đóng cửa các cửa khẩu chính, đường mòn, lối mở, kiểm soát nghiêm ngặt tình hình xuất nhập cảnh, vì vậy việc vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng rất tinh vi, thuê cửu vạn chia nhỏ hàng hóa mang vác qua biên giới không theo quy luật, sử dụng các máy bay điều khiển cỡ nhỏ có gắn camera (Flycam) theo dõi hoạt động tuần tra của lực lượng chức năng để cảnh giới, vận chuyển hàng giả vào nội địa để tiêu thụ và rất manh động, liều lĩnh, có tổ chức, sẵn sàng chống trả các lực lượng chức năng khi bị vây bắt. Các hàng hóa vi phạm chủ yếu là: thuốc lá ngoại, đồ điện lạnh, hàng tiêu dùng, các loại xăng dầu, LPG, phân bón, thực phẩm, thương mại điện tử, đặc biệt là trang thiết bị y tế…
Kết quả kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, các lực lượng chức năng đã chủ trì, phối hợp xử phạt vi phạm hành chính 528 vụ việc vi phạm hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, giảm 12,4% so với năm 2019. Thu
nộp ngân sách 46,550 triệu đồng, trong đó: xử phạt vi phạm hành chính là 14,048 triệu đồng, tăng 5,8% so với năm 2019; tiền phạt bổ sung, truy thu thuế là 15,928 triệu đồng, giảm 3,48 % so với năm 2019; tiền thanh lý hàng tịch thu 16,574 triệu đồng, tăng 46,7% so với năm 2019.
20,000 603 700 18,000 528 600 16,000 Đ Ồ N G 14,000 409 500 12,000 400 10,000 278 T R IỆ U 300 8,000 6,000 200 4,000 100 2,000 - -
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số tiền phạt Tiền phạt bổ sung, truy thu thuế Tiền thanh lý hàng tịch thu Số vụ vi phạm
Biểu đồ 2.2: Tình hình áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thƣơng mại, sản xuất buôn bán hàng giả tại tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2020
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thừa Thiên Huế)
Trong những năm qua, công tác đấu tranh, phòng chống hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả trên cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt từ Chính phủ, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389, Cục QLTT, Sở Công thương Thừa Thiên Huế và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành như Cục Sở hữu trí tuệ, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ…đã đạt được những kết quả mong đợi. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả được thể hiện qua các số liệu thống kê trên đã cho thấy các cơ quan chức năng, trong đó cơ quan có vai
trò chính là Cục QLTT Thừa Thiên Huế đã có những thuận lợi và khó khăn riêng trong công tác quản lý, kiểm soát và xử phạt.
Việc triển khai Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 185/2013/NĐ-CP, Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP đã thu được những thành tựu và cho thấy pháp luật đã quy định đúng hướng, đúng mục tiêu và kiểm soát được tình hình thực tế. Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 185/2013 đã quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt rõ ràng, cụ thể.
Song song với việc thực thi pháp luật, việc chỉ đạo, kiểm soát, kiểm tra của Chính phủ và bộ, ban ngành có liên quan đã góp phần không nhỏ vào công cuộc đấu tranh, chống hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặc biệt là Kế hoạch số 05/KH-BCĐ 389 ra đời với mục tiêu tập trung nguồn lực triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ được giao; gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả thực hiện nhiệm vụ, hòa thiện cơ chế, chính sách pháp luật về phòng chống hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả; nắm vững tình hình tại các địa bàn, tuyến trọng điểm; triển khai nghiêm túc các kế hoạch chuyên đề để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi, hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả