Đổi mới hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật xử phạt vi phạm

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 85 - 88)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Đổi mới hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật xử phạt vi phạm

phạm hành chính đối với hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả

Mặc dù công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua đã có những kết quả nhất định, được các cấp chính quyền, Doanh nghiệp và ngừời tiêu dùng đánh giá cao. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền còn có những hạn chế nhất định cả về nội dung, hình thức cũng như số lượng các chương trình đã được thực hiện. Do đó, trong thời gian tới cần triển khai làm tốt một số công việc sau:

Thứ nhất, công tác tuyên truyền phải được thực hiện trên cơ sở thỏa mãn các mục tiêu:

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người kinh doanh;

- Nâng cao nhận thức của nhân dân trong lựa chọn hàng hóa đồng thời tham gia tích cực vào việc đấu tranh tố giác, không tiếp tay cho các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả;

- Giúp các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền các địa phương nhận thức đúng đắn vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác chống hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả. Tránh tư tưởng cho rằng chống hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả là trách nhiệm của riêng lực lượng QLTT.

Thứ hai, về xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp với đối tượng tuyên truyền cũng như mục tiêu đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả:

- Tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước qua các văn bản quy định của pháp luật về hàng giả, các chế tài xử phạt đối với các hành vi hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả

- Tác hại của tệ nạn sản xuất, buôn bán hàng giả đến nền kinh tế đặc biệt là sức khỏe và đời sống của nhân dân;

- Công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng những trường hợp, vụ việc sản xuất và buôn bán hàng giả điển hình liên quan tới sức khỏe cộng đồng, trật tự xã hội, an ninh kinh tế...;

- Cung cấp thông tin, tiêu chí hướng dẫn phân biệt hàng thật - hàng giả để để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn hàng hóa;

- Vận động người dân tích cực tham gia đấu tranh, tố giác các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

- Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với sản phẩm trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch Covid - 19.

- Chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng xăng dầu, phân bón, thuốc lá, khoáng sản; nhóm hàng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng như: dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu; thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng...Theo Chỉ thị số 30 của Thủ tướng Chính phủ và các Kế hoạch của Ban Chỉ đạo 389/ĐP tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Xu hướng giao dịch điện tử và các giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử.

Xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp với đối tượng tuyên truyền như: đối với người tiêu dùng: Cung cấp các thông tin cần thiết để nhận biết và lựa chọn được hàng thật. Chủ động tố giác các trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng giả đến cơ quan chức năng.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh: Tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại, tính nguy hại của hàng giả từ đó xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật, ủng hộ và phối hợp với các cơ quan Nhà nước chống nạn hàng giả. Hướng dẫn các biện pháp để tự bảo vệ thông qua đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ, công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá - dịch vụ… hoặc biện pháp kỹ thuật như dán tem hàng hoá, tem chống hàng giả; thực hiện đầy đủ các quy định về ghi nhãn sản phẩm, mở rộng việc quảng bá tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về sản phẩm chính hiệu của mình, mạng lưới phân phối tiêu thụ... Cung cấp thông tin phân biệt hàng giả để người kinh doanh lựa chọn kênh phân phối hợp pháp, không vô ý mua phải hàng giả để kinh doanh.

Thứ ba, về hình thức: Đổi mới, đa dạng hình thức tuyên truyền:

-Lồng ghép tuyên truyền với hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm của QLTT.

- Triển khai thực hiện các chuyên mục như “Thị trường với cuộc sống”, “Người tiêu dùng thông thái”, nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức thể hiện để tăng tính hấp dẫn người nghe, người xem.

- Tổ chức phối hợp giữa cơ quan chức năng và các tổ chức đoàn thể xã hội trong tỉnh như Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên... tuyên truyền vận động nhân dân không dùng hàng giả. Tạo thói quen cho người tiêu dùng lựa chọn hàng thật như là một nét văn hóa khi mua sắm. Thông qua tổ chức dân cư khu phố, hướng dẫn người tiêu dùng và các Doanh nghiệp có cam kết về không sản xuất, tiêu thụ hàng giả hoặc có hành vi tiếp tay cho sản xuất, buôn bán hàng giả.

- Thí điểm tổ chức chương trình truyền hình thi tìm hiểu pháp luật về hàng giả trên Đài Truyền hình tỉnh. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng trong các doanh

nghiệp, cơ quan đoàn thể và nhân dân tham gia. Từ đó xây dựng được ý thức trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của người dân, doanh nghiệp, của các cơ quan đoàn thể tạo dư luận lên án mạnh mẽ hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả.

- Thiết lập kho lưu trữ (dưới dạng số hóa hoặc văn bản) để trao đổi thông tin về hàng giả, nơi cung cấp hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng trên để mọi người biết và tránh mua phải hàng giả và các cơ quan chức năng có thông tin để kiểm tra và xử lý.

- Kết hợp giữa tổ chức triển lãm "Hàng thật - Hàng giả" với việc xây dựng mô hình tủ trưng bày hàng thật - hàng giả đối chứng tại các chợ, Trung tâm thương mại hoặc điểm thường xuyên tập trung đông người để tăng khả năng, cơ hội được tiếp cận thông tin của người tiêu dùng.

- Tăng cường hình thức tuyên truyền qua phát tờ rơi tập trung tại các trung tâm thương mại, các khu đô thị, địa điểm tập kết hàng hóa. Tại khu vực nông thôn, biên giới biển nên kết hợp nhiều hình thức tuyên truyển, phổ biến pháp luật trong cùng một chương trình, một đợt nhằm phổ biến sâu rộng cũng như đỡ tốn kinh phí và thời gian cho cơ quan và người được tuyên truyền vì đa phần người dân nông thôn thu nhập thấp và trình độ dân trí chưa cao.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w