Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 96 - 102)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.6. Một số giải pháp khác

Thứ nhất, tăng cường các giải pháp để kiểm soát thị trường xuất nhập khẩu, tiểu ngạch, tiếp giáp khu vực biên giới. Qua đó kiểm soát tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá tại khu vực này, phát hiện và xử lý kịp thời các hàng hoá giả được vận chuyển bằng con đường tiểu ngạch tại khu vực biên giới.

Thứ hai, áp dụng, ưu tiên khuyến khích sản xuất các mặt hàng trọng tâm trọng điểm phù hợp với nhu cầu của người Việt Nam. Tăng cường công tác tổ chức thông tin, tuyên truyền, vận động, làm cho người tiêu dùng trong

nước và nước ngoài nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; vận động người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam khi tiêu dùng cá nhân, coi đó là thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam; các cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị -xã hội sử dụng hàng hóa nội địa khi thực hiện mua sắm công; các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong nước khi triển khai thực hiện các dự án, công trình sử dụng các trang thiết bị, nguyên vật liệu nội địa và dịch vụ có chất lượng tương đương hàng ngoại nhập để sản xuất và kinh doanh.

Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; xây dựng được thương hiệu quốc gia cho nhiều sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong một số hoạt động: Tổ chức điều tra, khảo sát thị trường, điều tra người tiêu dùng, mạng lưới phân phối, tổ chức hội thảo, triển lãm, hội chợ sản phẩm hàng hóa của Việt Nam; hỗ trợ đưa hàng Việt Nan về bán ở nông thôn, các khu công nghiệp, khu chế xuất; xúc tiến thương mại trên thị trường nội địa, tăng cường hệ thống phân phối bán lẻ, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, nông thôn; sản xuất hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao và xây dựng thương hiệu cho hàng hóa, dịch vụ Việt Nam.

Thứ ba, xây dựng các Hội tiêu chí về chuẩn chất lượng cho các lĩnh vực ngành nghề để nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn của hàng Việt Nam. Trong những năm, các Hiệp hội đã phát huy vai trò tuyên truyền vận động các doanh nghiệp, người dân tham gia chống hàng giả xây dựng và bảo vệ thương hiệu, hỗ trợ lực lượng chức năng xác định hàng thật, hàng giả, cung cấp thông tin để phát hiện xử lý nghiêm các vi phạm, tham gia góp ý, kiến nghị xây dựng nhiều cơ chế, chính sách phục vụ công tác này. Do đó, các Hiệp hội cần phối

hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan báo chí, Mặt trận, đoàn thể, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp để nghiên cứu, xây dựng và phát động Chương trình toàn xã hội tích cực tham gia công tác chống hàng giả, hàng nhái, đẩy mạnh mọi mặt công tác tuyên truyền các kênh thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp.

Tích cực vận động hội viên thực hiện tốt các quy định của pháp luật, không sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đẩy mạnh tuyên truyền đến toàn xã hội, hợp tác với các cơ quan chức năng phòng chống hàng giả, sẵn sàng tố giác tội phạm để xử lý nghiêm minh. Tích cực góp ý, kiến nghị, đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách và biện pháp để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Tiểu kết chƣơng 3

Qua thực tiễn các hành vi vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và công tác kiểm tra, rà soát, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này của cơ quan chức năng, đặc biệt là Cục QLTT, có thể thấy đâu những điểm mạnh cần phát huy và những điểm hạn chế cần phải có giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Các quan điểm và giải pháp trên đây nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, cũng như tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý, xử phạt của các cơ quan chức năng trên địa bàn cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Qua đó, cũng nhấn mạnh vai trò của xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng đầy lùi tệ nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hướng tới thị trường cạnh tranh lành mạnh.

KẾT LUẬN

Trong tình hình hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, chúng ta đang phải đối diện với tình trạng gian lận thương mại và sản xuất, buôn bán hàng giả diễn ra hết sức phức tạp cả về quy mô lẫn tính chất, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất trong nước, gây thất thu ngân sách, thiệt hại đối với doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng.

Hơn nữa, từ đầu năm 2020 tới nay, do tác động của dịch bệnh COVID- 19, giao dịch hàng hóa qua hình thức thương mại điện tử gia tăng, khiến tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phức tạp. Vì vậy, tăng cường kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả là một nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

Qua các nghiên cứu thực tiễn, đánh giá tình hình xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có thể thấy việc áp dụng thực thi pháp luật của cơ quan chức năng đã có những chuyển biến tích cực, hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế nhất định. Qua đó, cũng nhận thức được hậu quả của hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả gây ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả đất nước và cả sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng.

Hiện nay quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả đang trong thời gian được chú trọng và quan tâm, do vậy học viên hy vọng kết quả nghiên cứu, đánh giá tình hình qua đề tài: “Xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa

Thiên Huế” có thể đóng góp phần nhỏ trong công tác phòng, chống hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Quế Anh (2014), Một vài suy nghĩ về khái niệm hàng giả trong bối cảnh cuộc chiến chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, tập 30, số 1/2014

2. Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế (2017, 2018, 2019, 2020), Báo cáo kết quả công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, Thừa Thiên Huế. 3. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế (2017, 2018, 2019, 2020),

Báo cáo kết quả công tác quản lý thị trường, Thừa Thiên Huế

4. Chính phủ (2013), Nghị định 08/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả

5. Chính phủ (2013), Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng

6. Chính phủ (2015), Nghị định số 124/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

7. Chính phủ (2015), Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới

8. Chính phủ (2020), Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán

hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

9. Bùi Thị Đào, Hoàng Thị Lan Phương (2019), Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành, Tạp chí Nghiên cứu Lập

pháp số 23 (399), tháng 12/2019

10. Vũ Minh Hải (2015), Chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Hải Dương, luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

11. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định số 140-HĐBT ban hành ngày 25/4/1991 quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả

12. Nguyễn Đình Hùng (2019), Một số khó khăn đặt ra trong xử lý tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả vè một số kiến nghị, Tạp chí Nghề luật, số 6/2019

13. Cao Vũ Minh, Nguyễn Nhật Khanh (2019), Một số quy định liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả - bất cập và hướng hoàn thiện, Tạp chí Nghề luật, số 3/2019

14. Nguyễn Tấn Phước (2018), Pháp luật về xử lý hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc – qua thực tiễn địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế, luận văn thạc sĩ Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật - Đại học Huế

15. Quốc hội (2005), Luật thương mại

16. Quốc hội (2010), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

17. Quốc hội (2017), Bộ luật Hình sự năm 2015 ((sửa đổi, bổ sung năm 2017)

18. Quốc hội (2017), Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2014, 2017)

19. Nguyễn Trường Sơn (2016), Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - Từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội

20. Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Minh Hà (2017), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

21. Thủ tướng Chính phủ (2018), Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền

22. Nguyễn Thu Thương (2017), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong pháp luật hình sự Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học, Đại học luật Hà Nội 23. Văn phòng Quốc hội (2020), Văn bản hợp nhất số 31/VBHN-VPQH về

Luật xử lý vi phạm hành chính.

24. Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Tư pháp và Nxb Từ điển Bách khoa

25. Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

Website 26. http://cstc.cand.com.vn/Phong-su-Tieu-diem/Tinh-trang-buon-ban- hang-gia-hang-nhai-ngay-cang-phuc-tap-516636/ 27. https://thuathienhue.dms.gov.vn/ 28. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-xu-phat-vi-pham- hanh-chinh-doi-voi-hanh-vi-buon-ban-hang-gia-78505.htm 29. https://congthuong.vn/thua-thien-hue-tang-cuong-cong-tac-chong- buon-lau-gian-lan-thuong-mai-va-hang-gia-154650.html 30. https://dangcongsan.vn/phap-luat/day-manh-cong-tac-phong-chong- toi-pham-buon-lau-gian-lan-thuong-mai-va-hang-gia-560113.html

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w