7. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Tình hình thực hiện thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về
hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.3.1. Tình hình thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Triển khai Quyết định số 2460/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quy chế quy định về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh
Thừa Thiên Huế và Quyết định 39/2019/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2019 thay thế quyết định 2460/QĐ-UBND từ ngày 01/08/2019; các cơ quan chức năng cũng như Ban chỉ đạo 389 và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thường xuyên chỉ đạo tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng: Biên phòng, Công an, QLTT, Hải quan và 389 địa phương trong công tác phát hiện, bắt giữ, xử lý các đối tượng có hành vi hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả.
Bảng 2.3: Kết quả công tác chống hoạt động thƣơng mại, sản xuất buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020
TT Các lực lƣợng Số vụ vi phạm hành chính
chức năng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1 Bộ đội biên phòng 01 01 17 12 2 Cảnh sát biển 2 01 03 34 44 3 Công an 47 46 45 19 4 Hải quan 01 02 10 05 5 Quản lý thị trường 79 112 198 208 6 Thuế 102 159 223 190 7 Kiểm lâm
8 Thanh tra chuyên ngành 47 86 76 50 9 Các lực lượng khác
Tổng 278 409 603 528
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thừa Thiên Huế)
Nhìn vào bảng số liệu trên nhận thấy thẩm quyền về xử phạt vi phạm hành chính hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cụ thể như sau:
- Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đã thường xuyên chi đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch, triển khai lực lượng, phối hợp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, tuần tra, chốt chặn, mật phục và đấu tranh bắt giữ, xử lý, ngăn chặn đạt hiệu quả đối với hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả qua biên giới đường bộ, đường biển.
Kết quả trong giai đoạn 2017 – 2020, Bộ đội biên phòng tỉnh đã phát hiện, xử phạt 31 vụ vi phạm, nộp ngân sách nhà nước 689 triệu đồng.
- Bộ Tư lệnh vùng cảnh sát biển 2: đã tổ chức quán triệt triển khai lực lượng tăng cường công tác trinh sát, kiểm soát, nắm tình hình về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả trên vùng biển miền Trung.
Kết quả trong giai đoạn 2017 – 2020, đã xử phạt 82 vụ vi phạm, nộp ngân sách 24,678 triệu đồng
- Công an tỉnh: đã tổ chức các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, chủ động triển khai quyết liệt các mặt công tác, nêu cao vai trò, trách nhiệm, nắm tình hình, xác định rõ các địa bàn, tuyến đường, đường dây, ổ nhóm, đối tượng trọng điểm để tập trung phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả tội phạm hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả.
Kết quả trong giai đoạn 2017 – 2020 đã phát hiện xử phạt 157 vụ vi phạm, nộp ngân sách 1,505 triệu đồng.
- Cục hải quan tỉnh: đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Tổng cục hải quan và UBND tỉnh trong công tác chống hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả. Thường xuyên thu thập, nghiên cứu thông tin về địa bàn, tuyến đường, thủ đoạn vận chuyển hàng hóa và các đối tượng có dấu hiệu hoạt động liên quan đến hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm.
Kết quả trong giai đoạn 2017 – 2020 đã phát hiện xử phạt 18 vụ vi phạm, nộp ngân sách 218 triệu đồng.
- Cục QLTT tỉnh: đã khẩn trương triển khai và xây dựng kế hoạch cụ thể hóa thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên và UBND tỉnh về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống hoạt động thương mại, sản xuất buôn
bán hàng giả đạt hiệu quả, làm tốt công tác quản lý địa bàn, chú trọng kiểm tra, xử lý các vấn đề nổi cộm, gây bức xức trong dư luận xã hội.
Kết quả trong giai đoạn 2017 – 2020 đã phát hiện xử phạt 597 vụ vi phạm, nộp ngân sách 11,422 triệu đồng.
- Cục thuế tỉnh: đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, kịp thời trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong công tác điều tra, xác minh, xử lý các đối tượng hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả liên quan đến công tác quản lý thuế.
Kết quả trong giai đoạn 2017 – 2020 đã phát hiện xử phạt 674 vụ vi phạm, nộp ngân sách nhà nước 66,277 triệu đồng.
- Thanh tra chuyên ngành: trong giai đoạn từ 2017 – 2020, các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Thanh tra sở, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, Chi cục chăn nuôi và thú y, Chi cục thủy sản) đã thành lập 48 đoàn thanh, kiểm tra chuyên ngành, đã thanh tra 1.138 cơ sở tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, kiểm tra 421 phương tiện xe vận chuyển giống thủy sản, gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, ban hành 236 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách 1.438 triệu đồng. Hành vi vi phạm chủ yếu: Tôm chân trắng nguyên liệu có chứa tạp chất Agar; vận chuyển tôm không có giấy chứng nhận kiểm dịch, ghi nhãn hàng hóa sai so với đăng ký; sản phẩm xử lý cải tạo môi trường sản phẩm ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam; kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật sai phạm về sai nhãn; thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng; không có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng, phân bón giả, phân bón có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, thức ăn thủy san vi phạm về nhãn…
Thanh tra Sở công thương triển khai 18 cuộc thanh tra chuyên ngành, ban hành 09 quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, phạt tiền 207 triệu đồng.
Thanh tra chuyên ngành Thuế Quản lý thị trường Hải quan Công an Cảnh sát biển 2 Bộ đội biên phòng 255 674 597 18 157 82 31
Biểu đồ 2.3: Kết quả xử phạt vi phạm hành chính hoạt động thƣơng mại, sản xuất buôn bán hàng giả của các lực lƣợng chức năng tại tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2020
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thừa Thiên Huế)
Nhìn chung, trong giai đoạn 2017 – 2020, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, hàng hóa và chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; phòng, chống hành vi hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả. Các lực lượng chức năng cũng đã lồng ghép công tác tuyên truyền trực tiếp cho từng cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Các hoạt động được triển khai đồng đều trên các tuyến, tập trung vào những địa bàn trọng điểm, quá trình kiểm tra đã xử lý nghiêm
từng trường hợp vi phạm, góp phần đảm bảo ổn định thị trường, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
2.1.3.2. Tình hình thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 39/2019/QĐ-UBND ngày 19/7/2019 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Thừa Thiên Huế và quyết định, Cục Quản lý thị trường là cơ quan thường trực giúp việc của Ban Chỉ đạo 389/TTH trong điều hành, chỉ đạo hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo 389/TTH. Chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Phối hợp với Công an tỉnh tiến hành dừng phương tiện đang lưu thông để khám, bắt giữ, xử lý hành vi vận chuyển hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái. Chủ trì và phối hợp với cơ quan chức năng xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng QLTT.
Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, học viện lựa chọn thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả tại Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế để phân tích thực trạng. Để tiến hành theo quy trình kiểm tra vụ việc vi phạm hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả thì khâu đầu tiên trong quy trình nghiệp vụ của lực lượng
QLTT là tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là cán bộ quản lý địa bàn được giao nhiệm vụ sau đó thẩm tra, xác minh thông tin
thông qua công tác nắm bắt địa bàn. Sau khi tiếp nhận thông tin, công chức được giao nhiệm vụ tiến hành thẩm tra, xác minh làm rõ thông tin về hàng hóa có dấu hiệu hay hành vi vi phạm đã đủ điều kiện, đủ căn cứ để ra quyết định kiểm tra hay chưa.
Trong giai đoạn 2017 – 2020, công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính đối với hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả tại Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện nghiêm túc theo đúng các quy định của pháp luật. Quá trình thực hiện kiểm tra, xử lý trọng tâm, trọng điểm, đúng với chức năng, nhiệm vụ được giao, không kiểm tra tràn len, sách nhiễu và gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân. Phương án kiểm tra Trường hợp khẩn cấp Kế hoạch kiểm tra Ban hành quyết định kiểm tra Có nội dung phát sinh Sửa đổi nội
dung QĐ kiểm tra Quyết định Biên bản tạm giữ tạm giữ Xem xét tạm giữ Biên bản Biên bản kiểm tra VPHC Ghi nhận kết Quyết định quả tốt xử phạt VPHC
Hình 2.1: Quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của lực lƣợng quản lý thị trƣờng tỉnh Thừa Thiên Huế
Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm của lực lượng QLTT gồm 03 hình thức: kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề và kiểm tra đột xuất. Trong đó, quá
trình kiểm tra chống sản xuất, buôn bán hàng giả thường là kiểm tra đột xuất, đây là công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường mang tính đặc thù do đối tượng hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả rất tinh vi và khó kiểm soát, hàng giả thường được bày bán xen lẫn hàng thật, bằng nhiều hình thức và thủ đoạn khác nhau, gây khó khăn trong quá trình kiểm tra và xử lý đối với các cơ quan chức năng. Trong khi đó, việc chủ động phát hiện và kiểm tra đối với những hàng hóa mới bị làm giả còn chưa nhiều và chưa chuyên sâu.
Qua đó nhận thấy thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả tại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế của Cục QLTT nói riêng và các cơ quan chức năng nói chung cần có những thay đổi nhất định cả về số lượng lẫn chất lượng xử phạt vi phạm hành chính.
2.2. Đánh giá chung về xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả
2.2.1. Kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2017 – 2020, Ban chỉ đạo 389/TTH, các cấp, các ngành thành viên, Ban chỉ đạo 389 các huyện, thành phố trong tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời, nghiêm túc trong công tác chống hoạt động thương mại sản xuất buôn bán hàng giả, các lực lượng chức năng đã chủ động tăng cường, quyết liệt triển khai thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao về số vụ kiểm tra, xử lý và số tiền xử phạt vi phạm hành chính nộp ngân sách nhà nước. Nhận thức đúng đắn vai trò, trách nhiệm và tầm quan trong của công tác phòng chống, ngăn chặn đối với hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả không chỉ là thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường mà đây còn là nhiệm vụ chính trị của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động thương mại sản xuất buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh được thực hiện một cách nghiêm túc,
đúng quy định và quy trình nghiệp vụ, qua đó đạt được kết quả cao cả về số vụ xử lý lẫn số tiền nộp phạt vi phạm hành chính. Do vậy, đã phần nào ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi hoạt động thương mại sản xuất buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo được niềm tin và sự ủng hộ của các tổ chức cũng như nhân dân đối với công tác chống hoạt động thương mại sản xuất buôn bán hàng giả của các cơ quan chức năng.
Các vụ việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đều thấu tình đạt lý, không có vụ việc khiếu kiện hay tâm lý bức xúc cho đối tượng vi phạm. Qua kiểm tra, xử lý có tiến hành tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả để nhân rộng những vụ việc điển hình, đảm bảo tính triệt để trong xử phạt vi phạm hành chính hoạt động thương mại sản xuất buôn bán hàng giả.
Công tác phối hợp với các ban, ngành, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được các cơ quan chức năng triển khai thường xuyên, liên tục và đã mang lại nhiều hiệu quả. Thông qua công tác phối hợp Ban chỉ đạo 389/TTH và các cơ quan chức năng có liên quan đã kịp thời kiểm tra và xử lý các vụ việc nổi cộm; các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa gây bức xúc dư luận hay những vụ việc cần tiến hành kiểm tra đột xuất ngay...Đặc biệt, trong những năm qua, doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng đã chủ động phối hợp với lực lượng QLTT tích cực tham gia phòng chống, đấu tranh và tố cáo các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm trong hoạt động thương mại sản xuất buôn bán hàng giả.
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
2.2.2.1. Hạn chế, tồn tại
Thứ nhất, quy trình thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả tại tỉnh Thừa Thiên Huế còn nhiều phức tạp, hồ sơ thiết lập vụ việc mất nhiều thời gian. Hàng hóa,
tang vật tịch thu, tạm giữ thường gặp phải những phản ứng gay gắt của các đối tượng vi phạm, qua đó dẫn đến còn tình trạng né tránh, ngại khó khi thực hiện đối với các vụ việc xử lý vi phạm về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả của các cơ quan chức năng.
Công tác quản lý địa bàn tại các Đội QLTT chưa thực hiện sát sao và chưa thường xuyên, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại không thuận lợi. Công tác thống kế, lập sổ bộ và cập nhật thông tin theo dõi hoạt