7. Kết cấu luận văn
3.1.1. Dự báo những nhân tố mới có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đa
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAITHUỘC CÁC CƠ SỞ TÔN GIÁO Ở TỈNH QUẢNG TRỊ THUỘC CÁC CƠ SỞ TÔN GIÁO Ở TỈNH QUẢNG TRỊ
3.1.1. Dự báo những nhân tố mới có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đaithuộc các cơ sở tôn giáo ở tỉnh Quảng Trị thuộc các cơ sở tôn giáo ở tỉnh Quảng Trị
Chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước ta sẽ có sự thay đổi trong tương lai gần. Hiện nay, các cơ quan tham mưu cho Chính phủ đang tích cực nghiên cứu nhằm bổ sung, chỉnh sửa Luật Đất đai năm 2013 theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho QLNN về đất đai, trong đó có đất đai thuộc CSTG và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn người dân liên quan đến vấn đề đất đai.
Nhà nước Việt Nam đang đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực QLNN, nhất là quản lý hành chính đối với đất đai. Tổng cục QLĐĐ đang phối hợp với Vụ Pháp chế Bộ TN&MT xây dựng Bộ thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi QLNN của Bộ TN&MT được quy định tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP, ngày 6/1/2017 của Chính phủ. Bên cạnh đó, Tổng cục QLĐĐ dự kiến sẽ phân cấp việc quy định trình tự, thủ tục hành chính về đất đai và gắn với trách nhiệm giải quyết ở từng cấp CQĐP cho phù hợp với chủ trương, yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và điều kiện cụ thể theo từng giai đoạn cải cách, đồng thời tiến hành rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính về đất đai từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở, bổ sung các thủ tục còn thiếu và cần thiết, loại bỏ các thủ tục trùng lặp, công khai các thủ tục hành chính và có cơ chế giám sát việc thực hiện.
Thành tựu khoa học công nghệ của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ cung cấp nhiều phương tiện, phương thức QLĐĐ tiên tiến, hiệu quả như thiết bị bay phục vụ nhiệm vụ kiểm kê đất đai, vẽ bản đồ; hệ thống mạng với thiết bị lưu trữ dữ liệu lớn tạo cơ hội để hoàn chỉnh hồ sơ, thông tin số về đất đai, trong đó có đất đai thuộc CSTG…
Khi đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên, nhu cầu về sinh hoạt tôn giáo ngày càng lớn; các CSTG đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân, các hoạt động của tôn giáo được khôi phục, có bước phát triển mới, nhưng xu hướng phát triển chậm, thuần túy tôn giáo và đúng pháp luật. Tổ chức tôn giáo và đội ngũ chức sắc, tín đồ sẽ có sự gia tăng về số lượng, kéo theo nhu cầu về SDĐ, xây dựng cơ sở sinh hoạt tôn giáo, thờ tự ngày càng tăng. Các tôn giáo phát triển theo hướng trở về với thế tục, có sự đan xen hài hoà giữa đạo và đời, các tổ chức tôn giáo sẽ có điều kiện khuếch trương thanh thế, phát triển tín đồ vào các tổ chức tôn giáo của mình. Tư tuởng, thái độ chính trị và nhận thức của chức sắc, tín đồ về các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo ngày càng nâng lên, tạo những chuyển biến tích cực trong đồng bào các tôn giáo. Đại đa số tín đồ, chức sắc tôn giáo sẽ toàn tâm, toàn ý hướng tình cảm vào việc phục vụ tôn giáo; tổ chức, hướng dẫn tín đồ, chức sắc làm tròn bổn phận của đạo hữu và tham gia thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động và các hoạt động xã hội - từ thiện do địa phương, đơn vị tổ chức.
Do xu hướng chung của thế giới, trong nước và những đặc điểm địa lý- kinh tế của tỉnh Quảng Trị, tôn giáo và các hoạt động tôn giáo hợp pháp, chưa hợp pháp đan cài cùng với các tín ngưỡng dân gian khác đang có xu hướng phát triển mạnh: Các tổ chức sắc tín đồ tăng cường xây dựng, sửa chữa các cơ sở thờ tự, phát sinh tư tưởng “so sánh”, “đua nhau” khuyếch trương thân thế giữa các tôn giáo với nhau ở các địa phương hình thành trào lưu và dẫn đến nhu cầu mỗi thôn, ít nhất là mỗi xã có một chùa, mỗi họ đạo, xứ đạo có một nhà thờ, cụm tín hữu có một nhà nguyện trong tương lai, mặc dù trong thực tế ít nơi chưa có nhu cầu thực sự, nhất là trong Phật giáo; hiện tượng biến “gia thành tự” vẫn tiếp tục phát sinh rất lớn và đang có xu hướng tăng nhanh ở các địa phương; số lượng tín đồ, chức sắc tôn giáo ngày càng tăng: Phật giáo: Năm 1999, có trên 71.000 tín đồ, 50 chức sắc, năm 2012 trên 83.000 tín đồ và 90 chức sắc và đến nay có trên 90.000 tín đồ, 152 vị chức sắc; Công giáo: Năm 2004, có gần 10.00 tín đồ với 14 vị chức sắc, năm 2012 đã trên 1.100 tín đồ và 22 chức sắc và đến nay có khoảng 12.040 tín đồ, 24
linh mục; 53 nữ tu thuộc 03 dòng tu. Xu hướng coi tu hành là một nghề (làm ăn sinh sống) có biểu hiện rõ hơn, nhất là các tôn giáo đang trở về với xu hướng thế tục nhiều hơn như hiện nay.
Sự đan xen, hòa trộn giữa tín ngưỡng tôn giáo với các tín ngưỡng văn hóa dân gian khác ngày càng bộ lộ rõ nét. Chức sắc tôn giáo cùng với việc hành lễ tôn giáo theo tín ngưỡng tôn giáo mà mình tin theo, còn thực hành các tín ngưỡng dân gian khác, nhất là trong Phật giáo và Công giáo, cụ thể: Phật giáo có thờ vong, danh nhân… Một số tăng, ni ngoài việc lên chùa niệm kinh thờ Phật, giảng pháp, hành đạo còn thực hành cả việc hô thần nhập tượng, cúng bái, giải hạn, yểm bùa trừ tà ma; Công giáo sau Hội đồng Vatican II, năm 1964 và Thượng hội đồng Giám mục Châu Á năm 1988 đã cho phép giáo dân được thắp hương thờ tổ tiên, người đã khuất…
Những hành vi hoạt động tôn giáo bất hợp pháp cũng sẽ diễn biến khá phức tạp hơn trong cơ chế thị trường hiện nay. Thông qua các sự tranh thủ của các tín đồ có điều kiện để hỗ trợ, tài trợ nhất là từ bên ngoài.
Quan hệ giữa các chức sắc, tín đồ trong tỉnh với một số cá nhân, tổ chức, tu sỹ tôn giáo ở ngoại tỉnh, ở hải ngoại ngày càng mở rộng. Trước hết bằng con đường từ thiện xã hội, công đức, tài trợ xây dựng sửa chữa cơ sở thờ tự… Do đó, nhu cầu về tín ngưỡng tôn giáo trong những năm tới gia tăng, trong đó có đất đai thuộc CSTG.
Tuy nhiên, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội quốc tế và trong nước tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nhất là các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo như một thứ vũ khí nhằm thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình” để lôi kéo tín đồ, chức sắc phá hoại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Quảng trị là tỉnh có nhiều người xuất gia đỗ đạt và giữ vị trí cao trong các chức sắc tôn giáo trên toàn quốc, có tầm ảnh hưởng khá rộng; có những cơ sở đất đai liên quan đến tôn giáo, các trung tâm tôn giáo lớn và khá nhạy cảm. Vì vậy, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và cơ quan chức năng cần có sự lãnh đạo, quản lý chặt chẻ; chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo tạo ra những điểm nóng, tác động ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh chính trị, an ninh tôn giáo trên địa bàn nhằm chia rẽ,
phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.