Nội dung quản lý nhà nước về đất đai thuộc các cơ sở tôn giáo cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai thuộc các cơ sở tôn giáo tỉnh quảng trị (Trang 34 - 42)

7. Kết cấu luận văn

1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai thuộc các cơ sở tôn giáo cấp tỉnh

1.2.4.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền, thực hiện pháp luật liên quan

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật liên quan đến đất đai thuộc các cơ sở tôn giáo

Trên cơ sở những quy định của Luật Đất đai 2013 và hướng dẫn của Chính phủ, CQĐP ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa các nội dung QLNN của địa phương đối với đất đai thuộc CSTG trong phạm vi thẩm quyền của mình. Cụ thể là UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng các văn bản hướng dẫn các cơ quan QLNN về đất đai thuộc CSTG cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và tương đương thực hiện Luật Đất đai, thực hiện các nghị định, quyết định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của Bộ TN&MT về xây dựng quy hoạch, kế hoạch SDĐ của CSTG của các đơn vị hành chính thuộc tỉnh trình Hội đồng nhân dân (HĐND) và Chính phủ phê duyệt; về thủ tục, quy trình giao đất, thu hồi đất đai thuộc CSTG trên địa bàn tỉnh... Chính quyền cấp huyện, cấp xã tiếp tục cụ thể hóa các chính sách của tỉnh cho phù hợp với địa bàn quản lý của mình. Đồng thời, chính quyền tỉnh thực hiện chỉ đạo và tổ chức rà soát các chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê

duyệt; văn bản hướng dẫn của tỉnh về đất đai thuộc CSTG và sửa đổi, bổ sung khi cần thiết; thẩm định các văn bản liên quan QLNN về đất đai thuộc CSTG của chính quyền cấp huyện, xã. Theo đó, các cấp huyện và cấp xã điều chỉnh chính sách của mình phù hợp với sự điều chỉnh của tỉnh.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai thuộc các cơ sở tôn giáo

Trong hệ thống chính trị, CQĐP thực hiện tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về quản lý theo pháp luật về đất đai thuộc CSTG cho cán bộ liên quan thực thi QLNN về đất đai tôn giáo, nhất là với cán bộ QLĐĐ nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, cho cán bộ, đảng viên, tạo bước chuyển mạnh mẽ về nhận thức và hành động thực hiện chính sách, pháp luật về công tác tôn giáo và việc quản lý, sử dụng đất đai liên quan tôn giáo.

Khi có văn bản pháp luật mới hoặc chỉ đạo mới của Trung ương, UBND cấp tỉnh, thông qua Sở TN&MT để tổ chức tập huấn cho cán bộ QLĐĐ nhằm áp dụng kịp thời, theo đúng quy định mới. Sở TN&MT cũng cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn, biểu mẫu theo quy định cho cán bộ quản lý.

Trong các tầng lớp nhân dân,CQĐP tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, trong đó có đất đai thuộc CSTG đến các tầng lớp nhân dân ở địa phương nhằm nâng cao ý thức và thái độ hợp tác của người dân trong thực hiện pháp luật về đất đai thuộc CSTG.

Trong chức sắc, tín đồ các tôn giáo, CQĐP thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động giáo dân; tranh thủ các chức sắc, giáo dân tiến bộ về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, trong đó có đất đai các cơ sở các tôn giáo. Các ngành chức năng, địa phương phối hợp chặt chẽ với mặt trận và các đoàn thể trong công tác vận động, tuyên truyền, thăm hỏi, động viên các chức sắc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

1.2.4.2. Xây dựng tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về đất đai thuộc cơ sở tôn giáo

Bộ máy tổ chức thực hiện QLĐĐ là một hệ thống cơ quan quyền lực của Nhà nước gồm các cấp từ Trung ương đến địa phương. Bộ máy QLNN về đất đai của CQĐP là một hệ thống các cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa phương nhằm thực hiện việc quản lý thống nhất về đất đai trên phạm vi địa giới hành chính của tỉnh. Cơ quan QLĐĐ cấp tỉnh gồm HĐND, UBND các cấp, Sở TN&MT; các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ đất đai; cơ quan QLĐĐ cấp huyện; cơ quan QLĐĐ cấp xã.

Theo Luật Đất đai năm 2013, bộ máy QLNN của CQĐP đối với đất đai, trong đó có đất đai thuộc CSTG được phân cấp chức năng như sau: HĐND các cấp

có quyền thông qua quy hoạch, kế hoạch SDĐ của địa phương mình trước khi trình cơ quan cấp trên phê duyệt; việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương. HĐND tỉnh thông qua bảng giá đất. UBND các cấp có trách nhiệm xác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương, tổ chức thực hiện việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương, công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của địa phương; tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng SDĐ của địa phương. UBND cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ; trong đó, có quyết định giao đất, thu hồi đất đối với CSTG; UBND cấp huyện và cấp xã thực hiện chức năng QLĐĐ tại địa phương thuộc địa bàn quản lý theoquy định.

Chất lượng của cán bộ QLNN của địa phương là yếu tố then chốt trong tác động đến chất lượng QLĐĐ của CSTG. Cán bộ QLNN đối với đất đai thuộc CSTG cấp tỉnh bao gồm những người làm việc trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước về đất đai từ cấp tỉnh trở xuống như HĐND, UBND và đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn về QLĐĐ ở các cơ quan quản lý TN&MT và ở các đơn vị công lập cung cấp dịch vụ đất đai. Cán bộ, công chức trong lĩnh vực QLNN đối với đất đai thuộc CSTG quyết định hiệu quả hoạt động của cơ quan QLNN đối với đất đai thuộc CSTG. Nếu cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy QLNN đối với đất đai thuộc CSTG có năng lực thực

tiễn tốt, kỹ năng, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ, nhất là am hiểu không chỉ chuyên môn QLĐĐ mà còn về lĩnh vực tôn giáo để ứng xử, thực thi nhiệm vụ phù hợp, đúng quy định pháp luật thì QLNN của CQĐP đối với đất đai thuộc CSTG trên địa bàn tỉnh sẽ rất hiệu quả và nếu không sẽ có tác động ngược lại.

Mối quan hệ phối hợp của các cơ quan liên quan trong QLNN của địa phương đối với đất đai thuộc CSTG cấp tỉnh nhằm mục đích phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLNN đối với đất đai thuộc CSTG trên địa bàn tỉnh. Mối quan hệ phối hợp này bao gồm: HĐND, UBND các cấp, Sở TN&MT; các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ đất đai; cơ quan QLĐĐ cấp huyện; cơ quan QLĐĐ cấp xã. Quan hệ phối hợp phải dựa trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đã được pháp luật quy định cho từng cấp, từng cơ quan, đơn vị; hoạt động phối hợp phải đảm bảo nguyên tắc và yêu cầu nghiệp vụ của mỗi cơ quan, đơn vị; khả năng phối hợp đối với các lực lượng chức năng liên quan hoạt động QLNN đối với đất đai thuộc CSTG có tác động trực tiếp đến chất lượng QLĐĐ của CSTG trên địa bàn tỉnh.

1.2.4.3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo

Về thống kê, kiểm kê đất đai thuộc CSTG, đây là một hoạt động định kỳ, thường xuyên, rất quan trọng của CQĐP để nắm được số lượng và diễn biến đất đai thuộc CSTG trong quá trình quản lý và sử dụng. Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai

(trong đó có thốngkê, kiểm kê đất đai thuộc CSTG) là một trong 08 thành phần (gồm: cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về đất đai; cơ sở dữ liệu địa chính; cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai; cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch SDĐ; cơ sở dữ liệu giá đất; cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và đất đai; cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai) tạo nên cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được thiết kế tổng thể và xây dựng thành một hệ thống thống nhất trên phạm vi cả nước, phục vụ đa mục tiêu.

Thống kê đất đai là việc cơ quan QLNN tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng SDĐ tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê; kiểm kê đất đai thông qua việc tổ chức điều tra, tổng hợp, đánh giá

trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng SDĐ tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê. Đơn vị thống kê, kiểm kê đất đai là xã, phường, thị trấn. Thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ và kiểm kê đất đai theo chuyên đề; trong đó, việc thống kê đất đai được tiến hành định kỳ một năm một lần, trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai; việc kiểm kê đất đai được tiến hành định kỳ năm năm một lần. Hoạt động này nhằm đánh giá hiện trạng đất và hiện trạng SDĐ trong so sánh với quy hoạch, kế hoạch SDĐ của CSTG đã được phê duyệt để có quyết định phù hợp cũng như để cung cấp dữ liệu thông tin đất đai của tỉnh.

Trách nhiệm thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai được quy định: UBND các cấp tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai của địa phương. Trong đó, UBND cấp tỉnh chỉ đạo cấp huyện và xã tổ chức thu thập dữ liệu về diện tích đất đai thuộc CSTG cũng như dữ liệu về các chủ thể quản lý, SDĐ của CSTG, sau đó báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của địa phương lên UBND cấp tỉnh xử lý, lập thống kê và báo cáo theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, cụ thể: UBND cấp tỉnh báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai lên Bộ TN&MT để Bộ TN&MT tổng hợp báo cáo Chính phủ kết quả thống kê đất đai hàng năm, kết quả kiểm tra đất đai năm năm của cả nước.

Về xây dựng quy hoạch SDĐ của CSTG, quy hoạch SDĐ của CSTG cấp tỉnh, cấp huyện nhằm mục đích cụ thể hóa chiến lược SDĐ của CSTG và phát triển không gian theo quy hoạch quốc gia đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; phân tích việc SDĐ của CSTG gắn với phù hợp định hướng phát triển tôn giáo và quyền sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật và các nhu cầu chính đáng về đất đai phục vụ mục đích tôn giáo của tổ chức, tín đồ tôn giáo trên địa bàn. Đây là một nội dung quan trọng trong QLNN đối với đất đai thuộc CSTG của CQĐP; là một công cụ giúp cho CQĐP định hướng mục đích SDĐ của CSTG, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc giao đất cho CSTG.

Việc xây dựng quy hoạch SDĐ nói chung trong đó có của CSTG cấp tỉnh, huyện phải đảm bảo được các nội dung cơ bản: Định hướng SDĐ của CSTG 10

năm; xác định diện tích đất đai thuộc CSTG của tỉnh; xác định các khu vực SDĐ của CSTG; lập bản đồ quy hoạch SDĐ trong đó có đất đai thuộc CSTG và đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch sử dụng đó trên địa bàn tỉnh.

Về xây dựng kế hoạch SDĐ của CSTG, chính quyền tỉnh, huyện lập kế hoạch SDĐ của CSTG trên cơ sở quy hoạch SDĐ của CSTG được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và căn cứ vào kế hoạch SDĐ quốc gia; quy hoạch SDĐ của tỉnh, huyện; kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh cũng như kết quả thực hiện kế hoạch SDĐ của CSTG ở kỳ trước và nhu cầu SDĐ của CSTG của địa phương. UBND tỉnh, huyện xác định quy mô, diện tích, nhu cầu SDĐ trong đó có của CSTG ở địa phương để lập bản đồ kế hoạch SDĐ và đưa ra giải pháp thực hiện kế hoạch SDĐ của CSTG hàng năm ở địa bàn tỉnh, huyện.

Trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch SDĐ của CSTG của chính quyền cấp tỉnh, huyện, trước khi trình cấp trên phê duyệt, UBND các cấp phải trình HĐND thông qua quy hoạch, kế hoạch này. Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh có nhiệm vụ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp huyện và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch SDĐ.

Về giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ của CSTG, ngay sau khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch SDĐ của CSTG, chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã có nhiệm vụ giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch đó. HĐND các cấp có trách nhiệm tổ chức giám sát việc chấp hành pháp luật trong quy hoạch, kế hoạch SDĐ của CSTG của tỉnh, giám sát về quy trình, thủ tục lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ của CSTG. CQĐP thực hiện sự phối hợp giữa các cấp và các cơ quan chuyên môn để giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ của CSTG ở từng nội dung như chuyển đổi mục đích SDĐ của CSTG, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, giao đất đai thuộc CSTG, thu hồi đất đai thuộc CSTG... Cơ quan chức năng của tỉnh tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ tại địa phương; có biện pháp xử lý phù hợp đối với các trường hợp vi phạm về quy hoạch, kế hoạch SDĐ. Trong các trường hợp đặc biệt có thể gửi báo cáo vi phạm đến cơ quan chức năng đặc biệt xử lý.

Công tác đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng quy hoạch, kế hoạch SDĐ ở địa phương phải được chính quyền có thẩm quyền các cấp nghiêm túc báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện công tác này cho cơ quan chức năng cấp trên. 1.2.4.4. Quản lý quyền sử dụng đất đai thuộc các cơ sở tôn giáo

Nhà nước bảo hộ QSDĐ thuộc CSTG thông qua quản lý việc giao đất, thu hồi đất, bồi thường về đất và đăng ký, cấp giấy chứng nhận QSDĐ thuộc CSTG.

Đối với quản lý về giao đất và thu hồi đất, bồi thường về đất liên quan CSTG,

CQĐP căn cứ vào quy định từng thẩm quyền cụ thể, từng đối tượng được giao đất cụ thể với đất đai thuộc CSTG của CQĐP mỗi cấp gắn với việc đảm bảo các nguyên tắc phù hợp với quy hoạch, kế hoạch SDĐ; mỗi đối tượng, chủ thể SDĐ phải được giao diện tích đất đai thuộc CSTG đúng trình tự, thủ tục và diện tích theo quy định của pháp luật và chính sách của địa phương. CSTG SDĐ phi nông nghiệp là một trong năm trường hợp được giao đất không thu tiền SDĐ theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Việc xây dựng công trình của CSTG là một trong danh mục ưu tiên đầu tư từ nguồn đất thu hồi để phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng. UBND cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành quyết định giao đất, thu hồi đất đối với CSTG. CSTG đang SDĐ mà không do Nhà nước giao và có giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định mà chưa được cấp thì thuộc đối tượng được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Đối với đăng ký và cấp giấy chứng nhận QSDĐ đối với CSTG, đây là nghiệp vụ rất quan trọng trong vai trò bảo hộ QSDĐ thuộc CSTG. Đăng ký đất đai, trong đó có đất đai thuộc CSTG là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về QSDĐ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai thuộc các cơ sở tôn giáo tỉnh quảng trị (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w